Cách giải bài tập về các hợp chất quan trọng của Đồng (hay, chi tiết)

Bài viết Cách giải bài tập về các hợp chất quan trọng của Đồng với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách giải bài tập về các hợp chất quan trọng của Đồng.

Cách giải bài tập về các hợp chất quan trọng của Đồng (hay, chi tiết)

Bài giảng: Bài tập tổng hợp về sắt và hợp chất của sắt - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

I. Phương pháp

1. Đồng (II) Oxit: CuO là chất rắn, màu đen

Tính oxi hóa: CuO + CO t o Cu + CO2

CuO + 2NH3 t o 3Cu + N2 + 3H2O

Tính oxit bazơ : CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

2. Đồng (II) hiđroxit: Cu(OH)2 là chất rắn, màu xanh

Tính bazơ: Phản ứng với axit → M + H2O

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

Phản ứng tạp phức: Đồng (II) hidroxit tan được trong dung dịch NH3 đặc do tạo thành phức chất amoniac bền :

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

Cu(OH)2 dễ bị nhiệt phân: Cu(OH)2 t o CuO + H2O

3. Muối Đồng (II):

CuSO4 (khan) màu trắng, chất rắn.

CuSO4 hấp thụ nước tạo thành CuSO4.5H2O màu xanh → dùng CuSO4 khan dùng để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng.

II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Giải thích hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 đến dư ?

Lời giải:

Giải thích:

Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dd CuSO4 xảy ra các quá trình phản ứng sau:

   + Quá trình 1: 2NH3 + Cu2+ + 2H2O → Cu(OH)2↓ + 2NH4+.

   + Quá trình 2: 4NH3 + Cu(OH)2 → [Cu(NH3)4](OH)2.

Hiện tượng quan sát được: Ban đầu xuất hiện kết tủa màu xanh Cu(OH)2 sau đó kết tủa tan ra.

Giải thích quá trình 2: Sở dĩ NH3 còn đôi e chưa tham gia liên kết, ion Cu2+ còn obitan trống nên hai phân tử này kết hợp với nhau bằng các liên kết cho nhân tạo hợp chất phức.

Ví dụ 2: Cho dòng khí CO dư đi qua 7,2 g CuO nung nóng ở nhiệt độ thích hợp cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được CO2 và Cu. Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng?

Lời giải:

Giải thích:

CuO + CO t o Cu + CO2

Số mol CuO phản ứng là: nCuO =0,09mol

Ta có: nCO = nCO2 = nCu = nCuO = 0,09mol

Khối lượng Cu thu được sau phản ứng là: mCu = 0,09. 64 = 5,76g

Ví dụ 3: Cho 4,48 lít NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 48 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X và giải phóng khí Y. Để tác dụng vừa đủ với chất rắn X cần một thể tích dung dịch HCl 2M là

Lời giải:

Giải thích:

Ta có: nNH3 = 0,2 mol; nCuO = 0,6 mol

CuO + 2NH3 t o 3Cu + N2 + 3H2O

0,3      0,2

nCuO phản ứng = 0,3 mol

→ nCuO dư = 0,3 mol

nHCl = 2nCuO dư = 0,6 mol

→ VHCl = 0,3 lít

Ví dụ 4: Nhiệt phân hoàn toàn 19,6g Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là bao nhiêu?

Lời giải:

Giải thích:

nCu(OH)2 = 0,2 mol

Cu(OH)2 t o CuO + H2O

0,2               0,2 mol

CuO + H2 → Cu + H2O

0,2               0,2 mol

→ mCu = 0,2. 64 = 12,8 gam

Bài giảng: Bài tập sắt, hợp chất của sắt tác dụng với chất oxi hóa mạnh - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

crom-sat-dong.jsp

Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên