Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 11: Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991 sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

TRẮC NGHIỆM ONLINE

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

Câu 1. Nội dung nào là điểm khác biệt trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?

Quảng cáo

A. Đẩy mạnh việc kết nạp các nước ngoài khu vực vào tổ chức.

B. Có sự đổi tên không ngừng và mở rộng lĩnh vực hợp tác.

C. Quá trình kết nạp thành viên diễn ra lâu dài và nhiều trở ngại.

D. Đẩy mạnh hợp tác với các nước về kinh tế, văn hóa, xã hội.

Câu 2. Nội dung nào thể hiện rõ chính sách đối ngoại của một số nước nước Tây Âu giai đoạn 1950 - 1973?

A. Hòa hoãn với các nước Đông Âu.                            

B. Bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

C. Tăng cường liên minh với Liên Xô.                         

D. Tìm cách giảm sự lệ thuộc vào Mỹ.

Quảng cáo

Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sản lượng nông nghiệp của Mỹ đạt thành tựu nào sau đây?

A. Đảm bảo an ninh lương thực cho các quốc gia trên thế giới.

B. Từng bước đưa nhân dân thoát khỏi nghèo đói và vô gia cư.

C. Gấp đôi tổng sản lượng của Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bản.

D. Chiếm 50% tổng sản lượng nông nghiệp trên toàn thế giới.

Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh sức mạnh tài chính của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sáng lập ra Ngân hàng thế giới.                               

B. Nắm ¾ trữ lượng vàng của thế giới.

C. Là chủ nợ của các nước Tây Âu.                             

D. Sáng lập ra đồng tiền chung.

Câu 5. Thập niên 70 của thế kỉ XX, trên thế giới xuất hiện ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn là

Quảng cáo

A. Mĩ, Đức, Nhật Bản.                                                  

B. Mĩ, Anh, Pháp.

C. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản.                                           

D. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.

Câu 6. Chính quyền Mỹ có thái độ nào của đối với Đảng Cộng sản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Ngăn chặn, đàn áp cuộc đấu tranh.                          

B. Viện trợ tài chính.

C. Ủng hộ hoạt động.                                                    

D. Cho phép tham gia nắm chính quyền.

Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, về mặt quân, Mỹ đạt được ưu thế vượt trội nào sau đây so với các nước tư bản khác?

A. Chế tạo thành công hệ thống phòng chống tên lửa.

B. Quân đội mạnh và độc quyền về vũ khí nguyên tử.

C. Giành thắng lợi trong xung đột với Liên Xô.

D. Đặt được các căn cứ quân sự trên toàn thế giới.

Quảng cáo

Câu 8. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu nhận viện trợ từ Mĩ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mác-san” nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.                                

B. Đối trọng với các nước Đông Âu.

C. Khôi phục kinh tế.                                                    

D. Củng cố quốc phòng.

Câu 9. Sự kiện nào sau đây làm cho tình hình châu Âu trở nên căng thẳng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Các nước Tây Âu nhận viện trợ của Mỹ qua kế hoạch Mác-san.

B. Các nước Tây Âu quay trở lại xâm lược thuộc địa cũ.

C. Mỹ phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

D. Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương.

Câu 10. Các nước Tây Âu tham gia vào khối quân sự Bắc Đại Tây Dương do Mỹ lập ra nhằm mục đích nào sau đây?

A. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

B. Đẩy nhanh sự ra đời của trật tự hai cực Ianta.

C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

D. Khống chế và nô dịch các nước đồng minh.

Câu 11. Nội dung nào phản ánh xu hướng nổi bật trong quan hệ kinh tế thế giới những năm 50-60 của thế kỷ XX?

A. Liên kết kinh tế khu vực.                                         

B. Bao vây, cấm vận.

C. Toàn cầu hóa.                                                           

D. Hòa bình, hợp tác.

Câu 12. Nội dung nào điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mỹ (từ Truman đến Nichxơn)?

A. Tiến hành “Chiến tranh tổng lực”.

B. Duy trì trật tự thế giới đơn cực.

C. Thực hiện mục tiêu “Thúc đẩy dân chủ”.

D. Theo đuổi “Chiến lược toàn cầu”.

Câu 13. Từ năm 1945 đến năm 1991, Mỹ thực hiện chính sách đối nội nhất quán nhằm mục tiêu nào sau đây?

A. Thiết lập nền thống trị thế giới.                               

B. Giải quyết tình trạng vô gia cư.

C. Phát triển kinh tế, ổn định xã hội.                            

D. Giải quyết mâu thuẫn xã hội.

Câu 14. Nguyên nhân nào dẫn đến kinh tế Mĩ bị Tây Âu, Nhật Bản vượt qua trên nhiều lĩnh vực giai đoạn 1973 - 1991?

A. Do Mĩ phải viện trợ cho các nước TBCN.

B. Do khủng hoảng kinh tế, chính trị kéo dài.

C. Do Mĩ tăng cường chạy đua vũ trang với Liên Xô.

D. Do Mĩ giảm đầu tư vào khoa học - kĩ thuật.

Câu 15. Lãnh đạo chính quyền các nước Tây Âu chủ yếu thuộc về lực lượng nào sau đây?

A. Giai cấp quý tộc mới.                                               

B. Giai cấp vô sản.

C. Giai cấp tư sản.                                                        

D. Lực lượng hòa bình, trung lập.

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

Câu hỏi: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ sử dụng kinh tế như một phương thức lôi kéo một số nước đứng về phía Mỹ, tránh để những nước này rơi vào vòng ảnh hưởng của phe xã hội chủ nghĩa, điển hình là Kế hoạch Mácsan cùng các chương trình viện trợ cho Nhật Bản, Hàn Quốc. Kế hoạch Mácsan hay còn gọi là "Chương trình Phục hưng Châu Âu" được đánh giá là một trong những dự án thành công nhât trong lịch sử chính sách đối ngoại Mỹ. Trong đó, Mỹ đã sử dụng tiềm năng kinh tế, lợi thế về kinh tế để tác động vào chính sách đối ngoại của các quốc gia khác và qua đó đạt được mục tiêu chính sách đối ngoại của mình”.

(Trần Thị Vinh, Tác động của nhân tố kinh tế đến chính sách đối ngoại của Mỹ: Lịch sử và hiện tại, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 6, Số 1 (2020), tr.1-18)

a. Đoạn tư liệu trên phản ánh liên minh kinh tế giữa Mỹ và các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

b. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ dựa trên sức mạnh kinh tế để thực hiện chính sách đối ngoại.

c. Kế hoạch Mácsan đã thực hiện viện trợ kinh tế của Mỹ đối với Nhật Bản và Hàn Quốc.

d. Một trong những thành công trong chính sách đối ngoại của Mỹ là thực hiện kế hoạch Mácsan.

................................

................................

................................

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác