Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1965 – 1975
Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 17: Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1965 – 1975 sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1965 – 1975
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Câu 1: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng thành tựu của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)?
A. Cổ vũ tinh thần, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam.
B. Xây dựng được bước đầu cơ sở vật chất, kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
C. Trực tiếp tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.
D. Trực tiếp đánh bại các chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mỹ.
Câu 2: Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), miền Bắc đã thực hiện việc tiếp tế và chi viện thường xuyên cho cách mạng miền Nam chủ yếu qua tuyến đường nào sau đây?
A. Đường hàng không.
B. Đường Hồ Chí Minh.
C. Đường chuyển ngân.
D. Cao tốc Bắc - Nam.
Câu 3: Thành tích nào sau đây của quân dân miền Bắc đã tác động trực tiếp, buộc Mỹ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27-1-1973)?
A. Chi viện gần 22 vạn bộ đội cho tiền tuyến.
B. Làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không".
C. Bắn cháy, bắn chìm 143 tàu chiến của Mỹ.
D. Bắn rơi hơn 3 000 máy bay của Mỹ.
Câu 4: Về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975), hậu phương miền Bắc dóng vai trò nào sau dây?
A. Là tiền tuyến tại chỗ, đóng vai trò quyết định cơ bản.
B. Là tiền tuyến lớn, đồng thời là hậu phương tại chỗ.
C. Là hậu phương tại chỗ, đóng vai trò quyết định trực tiếp.
D. Sản xuất và chi viện cho miền Nam.
Câu 5: Bước vào năm 1968, Quân Giải phóng miền Nam có hoạt động quân sự lớn nào sau đây?
A. Mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam.
B. Dánh bại cuộc hành quân “tìm diệt” Việt Cộng của Mỹ.
C. Mở chiến dịch phản công quân Mỹ ở Đường 19 - Nam Lào.
D. Phát động cuộc Tổng khởi nghĩa trên toàn miền Nam.
Câu 6: Chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của quân đội Sài Gòn ở Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là kết quả chiến đấu của Quân Giải phóng miền Nam trong
A. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
B. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C. trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972.
D. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968.
Câu 7: Chiến thắng nào sau đây đã mở ra thời cơ tiến công chiến lược để giải phóng miền Nam Việt Nam?
A. Chiến thắng Tây Nguyên.
B. Chiến thắng Vạn Tường.
C. Chiến thắng Núi Thành.
D. Chiến thắng Phước Long.
Câu 8: Điều khoản nào sau đây trong Hiệp định Pari (27-1-1973) ghi nhận nhân dân Việt Nam đã “căn bản” hoàn thành nhiệm vụ đánh cho “Mỹ cút"?
A. Mỹ phải chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống phá miền Bắc.
B. Mỹ phải ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam kể từ ngày kí hiệp định.
C. Mỹ phải rút hết quân đội của mình và quân đồng minh về nước.
D. Mỹ phải rút quân về nước trong thời gian 15 ngày sau khi kí hiệp định.
Câu 9: Thắng lợi của chiến dịch nào sau đây ghi nhận cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi?
A. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
B. Chiến dịch Tây Nguyên.
C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
D. Chiến dịch Dường 14 - Phước Long.
Câu 10. Từ năm 1965, Mĩ chuyển sang thực hiện loại hình chiến tranh xâm lược nào ở miền Nam Việt Nam?
A. “Đông Dương hóa chiến tranh”.
B. “Chiến tranh cục bộ”.
C. “Chiến tranh phá hoại”.
D. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Câu 11. Cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất (1965 - 1966) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?
A. Đánh bại chủ lực quân giải phóng.
B. Xóa bỏ hậu phương của miền Nam.
C. Tiêu diệt Trung ương cục miền Nam.
D. Tiêu diệt cơ quan đầu não của miền Nam.
Câu 12. Cuộc hành quân lớn nhất của Mĩ trong cuộc phản công chiến lược mùa khô 1966 - 1967 là tấn công vào
A. Vạn Tường.
B. Phan Rang.
C. Dương Minh Châu.
D. Buôn Ma Thuột.
Câu 13. Mĩ mở cuộc hành quân đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh) nhằm mục đích nào sau đây?
A. Uy hiếp tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
B. Giành lại thế chủ động trên chiến trường chính.
C. Phá hoại hậu phương, xây dựng các ấp chiến lược.
D. Tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.
Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng của chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 02/01/1963 và chiến thắng Vạn Tường (Quãng Ngãi) ngày 18/8/1965?
A. Đánh bại chiến thuật “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận”.
B. Mở ra cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.
C. Là những chiến thắng phản công của quân dân miền Nam.
D. Chống lại chiến tranh xâm lược của quân đội viễn chinh Mĩ.
Câu 15. Mĩ thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) ở miền Nam Việt Nam khi quân đội Sài Gòn
A. đang ở thế chủ động tiến công chiến lược trên chiến trường chính.
B. bị mất hoàn toàn ưu thế về binh lực, hỏa lực trên chiến trường chính.
C. bị thất bại liên tiếp trên chiến trường trong Đông - Xuân 1964 - 1965.
D. chủ động mở chiến dịch tấn công chủ lực quân giải phóng miền Nam.
II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI
Câu hỏi. Đọc đoạn tư liệu sau:
“5 đời tổng thống Mỹ đã dính líu đến cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm ở Việt Nam, trong đó có 3 đời tổng thống Mỹ đã hoạch định các chiến lược trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Các chiến lược này được cụ thể hóa từ chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ nhằm giữ vững vị trí số 1, kiên quyết chống phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa và giải phóng dân tộc trên thế giới. Các chiến lược Hoa Kỳ áp dụng ở Việt Nam đều dựa trên sức mạnh quân sự và kinh tế khổng lồ của Hoa Kỳ. Các chiến lược đó được hoạch định chu đáo, có cơ sở khoa học và thực sự gây tổn thất lớn cho công cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam”
(Trần Đức Cường, Chiến tranh nhân dân 1954 - 1975, Nxb Khoa học Xã hội, tr.85)
a) Các đời tổng thống Mỹ đều đưa ra các chiến lược chiến tranh xâm lược Việt Nam.
b) Các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đều góp phần vào thành công của chiến lược toàn cầu.
c) Sức mạnh quân sự và kinh tế của Mỹ là cơ sở quan trọng để đưa ra chiến lược chiến tranh mới ở Việt Nam.
d) Chiến lược chiến tranh của Mỹ đề ra sau trên cơ sở phát huy những thành quả của chiến lược chiến tranh trước đó.
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 18: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 22: Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 9 Kết nối tri thức
- Giải SBT Lịch Sử 9 Kết nối tri thức
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT