Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 3 (có đáp án): Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 3 (có đáp án): Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

TRẮC NGHIỆM ONLINE

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

Câu 1. Từ năm 1933, để đưa đất nước ra khỏi đại suy thoái, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chính sách nào sau đây?

Quảng cáo

A. Đứng về phía các nước đồng minh cũ để giành quyền lợi.

B. Tiến hành các cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội.

C. Tăng cường chính sách quân sự hoá bộ máy nhà nước.

D. Giữ nguyên hệ thống cai trị trực tiếp ở các nước thuộc địa.

Câu 2. Quốc gia nào sau đây trở thành thuộc địa của Nhật Bản từ năm 1931?

A. Việt Nam.                          

B. Trung Quốc.                      

C. Hàn Quốc.                         

D. Triều Tiên.

Quảng cáo

Câu 3. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về phong trào Ngũ Tứ (1919) ở Trung Quốc?

A. Góp phần vào cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân các nước trên thế giới.

B. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc.

C. Xóa bỏ những tàn dư của chế độ phong kiến, xây dựng một chế độ xã hội mới.

D. Góp phần giải quyết được mâu thuẫn giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản.

Câu 4. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kỳ do giai cấp tư sản lãnh đạo trong những năm 1919-1922 đã

A. đưa đến sự thành lập của nhà nước Cộng hoà.

B. ngăn chặn được ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây.

C. dẫn đến sự ra đời của nhà nước chủ nghĩa xã hội.

D. đưa đến sự ra đời của chính đảng vô sản đầu tiên.

Câu 5. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giai đoạn 1920 - 1945 có đặc điểm nổi bật nào?

Quảng cáo

A. Giành thắng lợi sớm ở Đông Nam Á lúc địa.

B. Khởi đầu cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

C. Xuất hiện những xu hướng mới trong đấu tranh.

D. Hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Câu 6. Tháng 9/1931, Nhật Bản xâm chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc đã

A. mở đầu cho quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở khu vực châu Á.

B. đánh dấu việc hình thành "lò lửa chiến tranh" ở châu Á-Thái Bình Dương.

C. hiện thực hóa những thỏa hiệp của phe Anh - Pháp đối với phe phát xít.

D. đánh dấu sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của đế quốc Âu - Mỹ ở châu Á.

Câu 7. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 không có ý nghĩa nào sau đây?

A. Tấn công vào thành trì của chủ nghĩa đế quốc, thực dân.

B. Đưa châu Á bước vào giai đoạn phát triển độc lập và tự do.

C. Góp phần vào chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít.

D. Đưa đến sự ra đời của một số nước cộng hòa ở châu Á.

Quảng cáo

Câu 8. Cuộc kháng chiến chống quân Nhật của nhân dân Trung Quốc (1937 - 1945) đã

A. làm tiêu hao và tiêu diệt một bộ phận lớn quân Nhật.

B. quyết định đến số phận của Nhật trong chiến tranh thế giới.

C. trở thành thắng lợi tiên phong trong đấu tranh chống phát xít.

D. buộc Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.

Câu 9. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Mông Cổ từ năm 1924 đến năm 1939 có sự ủng hộ và giúp đỡ chủ yếu của quốc gia nào sau đây?

A. Triều Tiên.                    

B. Trung Quốc.                  

C. Việt Nam.

D. Liên Xô.

Câu 10. Ngày 4/5/1919, phong trào Ngũ Tứ đã nổ ra ở Bắc Kinh nhằm mục tiêu cơ bản nào sau đây?

A. Chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.

B. Bảo vệ hệ thống thuộc địa từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á.

C. Chống lại những cuộc tấn công càn quét của lực lượng Quốc dân đảng.

D. Chống lại chính sách cai trị hà khắc tàn bạo của quân phiệt Nhật.

Câu 11. Nhận định nào sau đây đánh dấu việc hình thành "lò lửa chiến tranh" ở châu Á-Thái Bình Dương?

A. Quân Nhật tiến đánh nhiều đảo ở châu Á-Thái Bình Dương (1941).

B. Quân Nhật tấn công xâm lược Việt Nam và Lào (1940).

C. Nhật Bản tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu cảng (1941).

D. Nhật Bản xâm chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc (1931).

Câu 12. Cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam, Lào, Inđônêxia năm 1945 có ý nghĩa quốc tế như thế nào?

A. Đưa nhân dân lên làm chủ vận mệnh dân tộc.

B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C. Làm chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.

D. Góp phần giải trừ chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Câu 13. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống lại thực dân Anh dưới sự lãnh đạo của

A. Đảng Quốc đại.            

B. Quốc dân đảng.             

C. Đảng Cộng sản.

D. Đảng Quốc xã.

Câu 14. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân Ấn Độ đã có hoạt động đấu tranh nào sau đây?

A. Chống độc quyền nội thương.                                  

B. Phát triển nền kinh tế tự trị.

C. Đấu tranh nghị trường.                                            

D. Tẩy chay hàng hoá của Anh.

Câu 15. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của cách mạng Trung Quốc từ năm 1927 đên năm 1937?

A. Chống lại những đợt tấn công càn quét của Quốc Dân đảng.

B. Chống chính sách cai trị, bóc lột hà khắc của quân phiệt Nhật.

C. Khôi phục sự phát triển kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

D. Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

Câu hỏi: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Sự truyền bá chủ nghĩa Mác vào Trung Quốc thực sự được bắt đầu từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, nhất là từ sau phong trào Ngũ tứ năm 1919. Trong hai năm 1919, 1920, một số trí thức bước đầu có tư tưởng cộng sản đã dịch và xuất bản các tác phẩm mácxít ra tiếng Trung Quốc, trong đó có Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Tư bản, Chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học, Nhà nước và cách mạng v.v... Lý Đại Chiêu là người có công lớn nhất trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác vào Trung Quốc. Sau phong trào Ngũ tứ, Trần Độc Tú cũng bắt đầu tham gia truyền bá chủ nghĩa Mác vào Trung Quốc”.

(Nguyễn Gia Phu, Lịch sử Trung Quốc, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009, tr.264)

a. Cách mạng Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chịu tác động của Cách mạng tháng Mười Nga.

b. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin vào Trung Quốc chỉ được thực hiện qua phong trào Ngũ Tứ.

c. Phong trào Ngũ Tứ đã thể hiện rõ sự kết hợp chặt chẽ của chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân.

d. Theo đoạn tư liệu trên, quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin vào Trung Quốc gắn với vai trò của Lý Đại Chiêu và Trần Độc Tú.

................................

................................

................................

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác