Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 7 (có đáp án): Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939

Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939 sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 7 (có đáp án): Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939

TRẮC NGHIỆM ONLINE

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

Câu 1. Hai khẩu hiệu thể hiện rõ mục tiêu của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là

Quảng cáo

A. “Chống phát xít” và “Chống chiến tranh”.

B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hoà bình”.

C. “Tăng lương giảm giờ làm” và “Chống Phát xít”

D. “Đả đảo đế quốc” và “Đả đảo phong kiến”.

Câu 2. Trong phong trào dân chủ 1936 - 1939, Đảng phát động phong trào Đông Dương đại hội với mục đích nào sau đây?

A. Đón tiếp phái viên Chính phủ Pháp.

B. Tổ chức đấu tranh nghị trường.

C. Thu thập nguyện vọng của nhân dân.

D. Đấu tranh đòi ban hành Hiến pháp mới.

Quảng cáo

Câu 3. Phong trào cách mạng 1936 - 1939 ở Việt Nam là cuộc vận động dân chủ nhưng có mang tính chất dân tộc vì

A. đoàn kết với nhân dân thế giới đấu tranh chống phát xít.

B. đã hướng đến một bộ phận nguy hiểm của kẻ thù dân tộc.

C. có hình thức đấu tranh đa dạng, phong phú, quyết liệt.

D. đã buộc Pháp phải ban hành các quyền dân sinh, dân tộc, tự quyết.

Câu 4. Điểm khác biệt cơ bản trong chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng của Đảng những năm 1936 - 1939 so với phong trào cách mạng 1930 – 1931 là

A. đoàn kết giữa ba nước Đông Dương.

B. đoàn kết với vô sản thế giới.

C. thành lập mặt trận thống nhất.

D. hình thành khối liên minh công - nông.

Câu 5. Nội dung nào là đặc điểm của phong trào cách mạng Việt Nam từ tháng 5 năm 1930 đến tháng 8 năm 1930 là gì?

Quảng cáo

A. Phát triển rộng khắp thành cao trào.

B. Bắt đầu xuất hiện các cuộc đấu tranh.

C. Thất bại do sự đàn áp của Pháp.

D. Phát triển quyết liệt lên tới đỉnh cao.

Câu 6. Phong trào cách mạng Việt Nam từ tháng 9 năm 1930 đến tháng 1 năm 1931 có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Tạm thời lắng xuống và thất bại.

B. Bắt đầu phát triển, quy mô nhỏ.

C. Phát triển lên tới đỉnh cao.

D. Phát triển rộng khắp thành cao trào.

Câu 7. Nghệ An, Hà Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất trong những năm 1930 - 1931 chủ yếu vì

A. có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

B. có đội ngũ cán bộ Đảng viên sớm trưởng thành.

C. sớm có chính quyền lãnh đạo cách mạng.

D. có số lượng công nhân đông nhất cả nước.

Quảng cáo

Câu 8. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 năm 1936 đã chủ trương thành lập mặt trận nào sau đây?

A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

B. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận Dân tộc phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Câu 9. Phong trào cách mạng 1936 – 1939 ở Đông Dương không xuất hiện hình thức đấu tranh nào sau đây?

A. Khởi nghĩa từng phần.                                             

B. Bãi công, bãi thị.

C. Đưa dân nguyện.                                                      

D. Mít tinh, biểu tình.

Câu 10. Sự kiện nào đánh dấu sự phục hồi lực lượng lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1932 - 1935?

A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11/1939).

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941).

C. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng (3/1935).

D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1936).

Câu 11. Trong thời kì tồn tại, chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 – 1931) không thực hiện chính sách kinh tế nào sau đây?

A. Xóa nợ cho người nghèo.                                         

B. Ban hành thuế nông nghiệp.

C. Bãi bỏ các thứ thuế vô lí.                                         

D. Thực hiện giảm tô.

Câu 12. Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) vì

A. Việt Nam là thị trường tiêu thụ hàng hóa của tư bản Pháp.

B. đời sống nhân dân khó khăn, sức mua hàng hóa chậm.

C. Việt Nam là thuộc địa Pháp, phụ thuộc vào kinh tế Pháp.

D. kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

Câu 13. Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?

A. Phong trào cách mạng diễn ra trên quy mô rộng lớn, có tính quyết liệt.

B. Phong trào có sự tham gia của nhiều giai cấp, có tính thống nhất cao.

C. Phong trào đã hiện thực hóa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

D. Phong trào cách mạng mang tính triệt để, chống đế quốc, phong kiến.

Câu 14. Đến tháng 3/1938, Mặt trận thống nhất Nhân dân phản đế Đông Dương được đổi tên thành

A. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

B. Mặt trận thống nhất Dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Dân tộc phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

Câu 15. Chính quyền Xô Viết Nghệ An - Hà Tĩnh (1930 - 1931) đã thực hiện chính sách kinh tế nào sau đây?

A. Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho nông dân.

B. Tiến hành cải cách ruộng đất theo nguyên tắc công bằng.

C. Chia ruộng đất công, ruộng đất vắng chủ cho dân cày nghèo.

D. Ban hành thuế ruộng, thành lập các tổ đội hỗ trợ sản xuất.

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

Câu hỏi: Đọc đoạn tư liệu sau:

“Cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ An vẫn tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Gây tiếng vang nhất lúc bấy giờ là cuộc biểu tình của nhân dân Hưng Nguyên ngày 12/9/1930 được coi là đinh điểm của cao trào cách mạng.

Sáng 12/9, một cuộc biểu tình lớn thu hút khoảng 8 vạn nông dân thuộc ba tổng Phù Long, Thông Lạng (Hưng Nguyên) và Nam Kim (Nam Đàn) có trang bị gậy gộc, dây thừng, giương cao cờ đỏ búa liềm, xếp hàng dài đến 4 cây số, định tiến về Vinh - Bến Thủy để kết hợp với phong trào công nhân ở đây. Trong cuộc biểu tình này, Tổng công hội đỏ đã cung cấp 300 công nhân Bến Thủy tham gia lãnh đạo chiến đấu”

(Tạ Thị Thúy, Lịch sử Việt Nam, Tập 9, Từ 1930 đến 1945, Nxb Khoa học Xã hội, tr.233-234)

a. Nội dung đoạn tư liệu trên phản ánh cuộc đấu tranh ở giai đoạn quyết liệt đỉnh cao của phong trong cách mạng 1930-1931.

b. Cuộc đấu tranh của nhân dân Hưng Nguyên ngay từ đầu đã mang tính bạo lực, quyết liệt.

c. Cuộc đấu tranh của nhân dân huyện Hưng Nguyên có giương cao cờ đỏ búa liềm.

d. Ngày 12/9, công nhân Vinh - Bến Thủy đấu tranh mạnh mẽ, sau đó lôi cuốn nhân dân Hưng Nguyên hưởng ứng.

................................

................................

................................

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác