Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 4 (có đáp án): Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 4 (có đáp án): Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

TRẮC NGHIỆM ONLINE

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh hành động của Liên Xô để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập trước thảm họa chiến tranh phát xít?

Quảng cáo

A. Đứng về phía các dân tộc thuộc địa để  chống xâm lược.

B. Kí Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược lẫn nhau.

C. Kí hòa ước với Đức để rút ra khỏi cuộc chiến phát xít.

D. Liên kết với Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít.

Câu 2. Sự kiện nào sau đây đã kết thúc chiến tranh ở châu Âu năm 1945?

A. Liên Xô giúp các nước Đông Âu giải phóng khỏi phát xít.

B. Đức kí văn kiện đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

C. Liên quân Mỹ, Anh mở mặt trận Tây Âu, giải phóng nước Pháp.

D. Chính quyền phát xít Italia sụp đổ và tan rã hoàn toàn.

Quảng cáo

Câu 3. Chiến thắng nào sau đây của nhân dân Liên Xô đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hitle?

A. Chiến thắng Xtalingơrat                                          

B. Chiến thắng Cuốcxcơ.

C. Chiến thắng Mátxcơva                                             

D. Chiến thắng ở Noócmăngđi.

Câu 4. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã có tác động nào đến quan hệ quốc tế?

A. Làm cho quan hệ quốc tế giữa các nước lớn trở nên hòa dịu.

B. Làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản.

C. Dẫn tới sự hình thành một trật tự thế giới mới phức tạp hơn.

D. Tạo điều kiện cho sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Câu 5. Lực lượng quân đội nước nào sau đây giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt phát xít Nhật ở châu Á - Thái Bình Dương.

Quảng cáo

A. Việt Nam.                     

B. Anh.                              

C. Pháp.

D. Liên Xô.

Câu 6. Trong những năm 30 của thế kỷ XX, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia đều

A. thành lập phe Đồng minh chống phát xít.

B. đạt đc tham vọng trong trật tự Vécxai - Oasinhtơn.

C. có mâu thuẫn thuẫn sâu sắc với Liên Xô.

D. có nhiều thuộc địa và thị trường trên thế giới.

Câu 7. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ có thái độ nhượng bộ các nước phát xít vì

A. muốn tập trung đàn áp phong trào đấu tranh của các giai cấp trong nước.

B. muốn ngăn chặn sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

C. cần có thời gian để xây dựng và củng cố lực lượng tham gia vào cuộc chiến.

D. lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng thù ghét chủ nghĩa cộng sản.

Quảng cáo

Câu 8. Ngày 15/5/1945, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện đã

A. đánh dấu sự thắng lợi của các thuộc địa của Nhật Bản ở châu Á.

B. đưa Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

C. chấm dứt sự tồn tại của chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi thế giới.

D. làm cho Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận.

Câu 9. Trên đường truy quét phát xít Đức đến sào huyệt cuối cùng (1944), Hồng quân Liên Xô không giúp đỡ quốc gia nào được giải phóng?

A. Runmani.                      

B. Bungari.                        

C. Pháp.

D. Ba Lan.

Câu 10. Nhân tố nào sau đây đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây chiến trong những năm 30 của thế kỷ XX?

A. Những thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

B. Những chủ trương của Quốc tế Cộng sản trong Đại hội VII ở Mátxcơva.

C. Chính sách thỏa hiệp với phát xít của các nước phương Tây.

D. Sự ra đời và hoạt động tích cực của Mặt trận nhân dân ở các nước.

Câu 11. Thắng lợi của phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc.

B. Vai trò to lớn của Hồng quân và nhân dân Liên Xô trong đấu tranh chống phát xít.

C. Tinh thần chiến đấu và ý chí kiên cường của quân đội các nước Đồng minh.

D. Nhân loại tiến bộ luôn đoàn kết, sát cánh cùng quân Đồng minh chiến đấu.

Câu 12. Chiến thắng Xtalingrát (1943) của Hồng quân Liên Xô đã có tác động như thế nào đối với quân đội Đức?

A. Kế hoạch “đánh chớp nhoáng” của phát xít Đức bị phá sản hoàn toàn.

B. Phải co cụm về thủ đô Béc lin, không còn khả năng chiến đấu.

C. Buông súng và tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.

D. Phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự trên mặt trận Xô - Đức.

Câu 13. Sự kiện khởi đầu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) là

A. quân đội Đức tấn công nước Pháp.                          

B. quân đội Đức tấn công Liên Xô.

C. quân đội Đức tấn công Ba Lan.                               

D. quân đội Nhật tấn công Trung Quốc.

Câu 14. Chiến thắng nào sau đây đã tạo ra bước ngoặt chiến tranh, đánh dấu phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận?

A. Chiến thắng Xtalingrát.                                           

B. Chiến thắng Cuốcxcơ.

C. Chiến thắng ở Noócmăngđi.                                    

D. Chiến thắng Mátxcơva.

Câu 15. Thắng lợi của phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã

A. đánh bại hoàn toàn dã tâm xâm lược của phe Liên minh.

B. hoàn thành quá trình “phi thực dân” trên phạm vi thế giới.

C. tạo ra những bất lợi cho phong trào giải phóng dân tộc.

D. giúp nhân loại thoát khỏi thảm hoạ của phát xít.

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

Câu hỏi: Cho bảng so sánh hai cuộc chiến tranh thế giới:

 

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ hai

- Những nước tuyên bố tình trạng chiến tranh

36

76

- Số người bị động viên vào quân đội (triệu người)

74

110

- Số người chết (triệu người)

13,6

60

- Số người bị thương và tàn tật (triệu người)

20

90

- Chi phí quân sự trực tiếp (tỉ đô la)

208

1384

- Thiệt hại về vật chất (tỉ đô la)

388

4000

a. Theo bảng số liệu trên, cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai có thiệt hại về vật chất lớn hơn rất nhiều so với cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

b. Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai lôi cuốn rất nhiều nước tham gia vào vòng chiến.

c. Số người bị thương và chết trong Chiến tranh thế giới thứ hai bằng một phần năm dân số thế giới lúc bấy giờ.

d. Chi phí quân sự trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ hai rất lớn, chủ yếu lấy từ các nước bại trận.

................................

................................

................................

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác