Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 - 1950
Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 - 1950 sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 - 1950
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Câu 1: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ cuối năm 1946 vì nguyên nhân nào sau đây?
A. Mưu đồ xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp.
B. Thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ.
C. Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
D. Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
Câu 2: Hành động nào sau đây của thực dân Pháp buộc Đảng và Chính phủ phải phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (19-12-1946)?
A. Thực dân Pháp bội ước, không tuân thủ nội dung Hiệp định Sơ bộ.
B. Quân Pháp xả súng vào đoàn người đang mít tinh mừng “Ngày Độc lập".
C. Thực dân Pháp bắt tay với quân phiệt Nhật để chia cắt lâu dài Việt Nam.
D. Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ Việt Nam giao cho Pháp giữ trật tự ở Hà Nội.
Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của Đảng đề ra vào cuối năm 1946?
A. Toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh.
B. Toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. Toàn dân tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp.
D. Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 4. Đảng, Chính phủ đề ra đường lối kháng chiến toàn dân chống thực dân Pháp nhằm mục đích nào sau đây?
A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho ta.
B. Huy động toàn dân tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. Đập tan âm mưu phá vỡ khối đoàn kết dân tộc của thực dân Pháp.
D. Giành thế chủ động về quân sự trên chiến trường Đông Dương.
Câu 5: Đường lối kháng chiến toàn diện chống thực dân Pháp có nghĩa là
A. toàn dân tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
B. kháng chiến trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.
C. kháng chiến lâu dài để chuyển hóa so sánh lực lượng có lợi cho dân tộc.
D. sự kết hợp giữa cuộc kháng chiến của Việt Nam với sự giúp đỡ của nước ngoài.
Câu 6: Chủ trương dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế phản ánh nội dung nào sau đây?
A. Kháng chiến toàn dân.
B. Kháng chiến toàn diện.
C. Kháng chiến trường kì.
D. Tự lực cánh sinh.
Câu 7: Thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân Việt Nam trong năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp là
A. cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16.
B. chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
C. chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
D. chiến dịch Đông - Xuân năm 1953 - 1954.
Câu 8: Một trong những ý nghĩa quan trọng của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là
A. bảo vệ an toàn các cơ quan đầu não kháng chiến của Đảng và Chính phủ.
B. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch quân sự Na-va của Pháp có sự hỗ trợ của Mỹ.
C. quân đội Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
D. làm phá sản bước đầu kế hoạch quân sự Na-va của thực dân Pháp.
Câu 9. Từ năm 1946 đến năm 1950, để góp phần làm thất bại chính sách “dùng người Việt đánh người Việt” của Pháp, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã
A. thực hiện đoàn kết dân tộc và tôn giáo.
B. phát động chiến tranh kinh tế và tâm lý.
C. kêu gọi nhân dân “phá hoại để kháng chiến”.
D. thực hiện chính sách “vườn không nhà trống”.
Câu 10. Ngày 18/12/1946, hành động nào của thực dân Pháp đã thể hiện rõ dã tâm xâm lược Việt Nam?
A. Tăng cường lực lượng viện binh để chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
B. Đánh chiếm những vị trí quan trọng ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
C. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng tự vệ.
D. Gây ra những cuộc xung đột vũ trang và tàn sát nhân dân ở Hà Nội.
Câu 11. Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản chỉ thị
A. Toàn dân kháng chiến.
B. Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
C. Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết.
D. Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là hành động của Pháp nhằm đẩy nhanh chiến tranh với Việt Nam tháng 12/1946?
A. Gửi tối hậu thư đòi quyền Kiểm soát Thủ đô.
B. Tăng cường hệ thống phòng thủ trên đường số 4.
C. Chiếm đóng trái phép Sở tài chính, Phủ Toàn quyền.
D. Tàn sát nhiều người dân vô tội ở phố Hàng Bún (Hà Nội).
Câu 13. Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp (19/12/1946) ngay sau khi
A. Pháp tấn công quân sự ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
B. Tạm ước (14/9/1946) không được thực thi.
C. Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Hà Nội.
D. Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam.
Câu 14. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946) vì
A. hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) đã hết hiệu lực thi hành.
B. Pháp đã nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
C. công cuộc chuẩn bị lực lượng kháng chiến đã hoàn thành.
D. không còn khả năng đấu tranh hòa hoãn nhân nhượng với Pháp.
Câu 15. Đường lối kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) của Việt Nam không được thể hiện trong văn kiện nào sau đây?
A. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Tờ báo Cờ giải phóng, Sự thật, Cứu quốc, Tiền phong, Lao động.
C. Bản chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
D. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh.
II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI
Câu hỏi: Đọc đoạn tư liệu sau:
“Chiến khu Hà Nội không thể rơi vào thế bất ngờ, nếu địch đánh trước ta có thể quật lại ngay, trận đánh ở Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiêu biểu cho tinh thần kháng chiến của cả nước, Hà Nội cần giam chân địch ít nhất là một tháng, tạo điều kiện cho cả nước chuyển sang chiến tranh”
(Võ Nguyên Giáp, Hồi ức chiến đấu trong vòng vây, Nxb. Quân đội nhân dân, 1995, tr. 37)
a) Đoạn tư liệu thể hiện rõ vai trò và vị thế của Thủ đô Hà Nội trong cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
b) Quân dân Hà Nội đã chiến đấu với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, có vai trò to lớn.
c) Cuối năm 1946, quân dân Hà Nội chiến đấu nhằm mục tiêu hàng đầu là tiêu diệt quân đội và chính quyền Pháp.
d) Cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội có tác động lớn đến các địa phương khác trong việc chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 18: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 9 Kết nối tri thức
- Giải SBT Lịch Sử 9 Kết nối tri thức
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT