Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 8 (có đáp án): Cách mạng tháng Tám năm 1945
Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945 sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 8 (có đáp án): Cách mạng tháng Tám năm 1945
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Câu 1. Tháng 8 năm 1945, tận dụng thời cơ quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, ở Đông Nam Á chỉ có In-đô-nê-xia, Việt Nam, Lào giành được độc lập đã chứng tỏ
A. điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định.
B. Nhật là đối tượng duy nhất của cách mạng.
C. điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định.
D. cách mạng Việt Nam độc lập với thế giới.
Câu 2. Khẩu hiệu đấu tranh nào sau đây của Đảng Cộng sản Đông Dương đã lôi cuốn hàng triệu quần chúng ở Bắc và Trung Kì tham gia trong cao trào kháng Nhật cứu nước?
A. “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”.
B. “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.
C. “Nhà máy về tay thợ thuyền”.
D. “Chia ruộng đất cho dân cày”.
Câu 3. Phong trào cách mạng 1936 - 1939 và phong trào cách mạng 1939 - 1945 ở Việt Nam không có điểm khác biệt về
A. kẻ thù trực tiếp.
B. tổ chức lãnh đạo.
C. khẩu hiệu đấu tranh.
D. hình thức đấu tranh.
Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh bản chất mối quan hệ giữa Pháp và Nhật trong quá trình thống trị Đông Dương (9/1940 - 3/1945)?
A. Công bằng.
B. Bình đẳng.
C. Thân thiện.
D. Mâu thuẫn.
Câu 5. Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật - Pháp” thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong văn kiện nào của Đảng?
A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (2/1930).
B. Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (3/1945).
C. Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng (8/1945).
D. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941).
Câu 6. Nội dung nào không phải là kết quả của Cao trào kháng Nhật cứu nước (3 - 8/1945) ở Việt Nam?
A. Quần chúng sẵn sàng tiến lên Tổng khởi nghĩa.
B. Lực lượng cách mạng được tăng cường.
C. Điều kiện khách quan nhanh chóng chín muồi.
D. Trận địa cách mạng ngày càng được mở rộng.
Câu 7. Từ tháng 9/1940 đến tháng 3/1945, nhân dân Việt Nam chịu hai tầng cai trị áp bức bóc lột của thế lực nào sau đây?
A. Thực dân Pháp và phong kiến.
B. Quân phiệt Nhật và tay sai.
C. Thực dân Pháp và Quân phiệt Nhật.
D. Tư sản dân tộc và đại địa chủ.
Câu 8. Nội dung nào phản ánh không đúng về vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với Cách mạng tháng Tám 1945?
A. Kết hợp với lực lượng quân đồng minh cùng tham gia giành chính quyền.
B. Tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và tập dượt quần chúng đấu tranh.
C. Góp phần xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu cho giành chính quyền.
D. Cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 9. Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “ruộng đất dân cày” được Đảng Cộng sản Đông Dương giải quyết như thế nào trong thời kì 1939 - 1945?
A. Tiếp tục thực hiện đồng thời hai khẩu hiệu.
B. Đề cao khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất”.
C. Giương cao khẩu hiệu “Độc lập dân tộc”.
D. Đưa khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất” lên hàng đầu.
Câu 10. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) chủ trương thành lập mặt trận nào sau đây?
A. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương.
Câu 11. Sự kiện nào sau đây không tác động mạnh mẽ đến tiến trình Việt Nam trong những năm 1939 - 1945?
A. Nhật mở rộng cuộc chiến tranh ra châu Á - Thái Bình Dương.
B. Đức xâm lược Pháp, Pháp phải nuôi số quân Đức chiếm đóng.
C. Sự ra đời và hoạt động tích cực của tổ chức Liên hợp quốc.
D. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng phe Đồng minh vô điều kiện.
Câu 12. Từ khi vào xâm lược Đông Dương năm 1940 đến cuối năm 1944, quân Nhật đã sử dụng thủ đoạn chính trị nào sau đây?
A. Xây dựng chính quyền tay sai thân Nhật là Trần Trọng Kim.
B. Tiến hành đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương.
C. Tuyên truyền “thuyết Đại Đông Á” và sức mạnh của Nhật.
D. Giúp nhân dân Việt Nam đấu tranh lật đổ thực dân Pháp.
Câu 13. Đầu tháng 8 năm 1945, thời cơ “Ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền là khi
A. Chính phủ tay sai Trần Trọng Kim tan rã.
B. Phát xít Đức và I-ta-li-a đã bị tiêu diệt.
C. Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.
D. Nhật tiến hành đảo chính Pháp.
Câu 14. Lực lượng vũ trang được hình thành trong cuộc vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám (1939 - 1945) không phải là
A. Việt Nam Giải phóng quân.
B. Du kích Bắc Sơn.
C. Cứu quốc quân.
D. Trung đoàn thủ đô.
Câu 15. Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (16/8/1945) đã quyết định thành lập
A. Uỷ ban Lâm thời Khu giải phóng.
B. Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
C. Chính phủ Liên hiệp quốc dân.
D. Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc.
II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI
Câu hỏi: Cho đoạn tư liệu sau:
“Về phía Pháp, do hèn nhát, Pháp đã mở cửa Đông Dương cho Nhật. Tuy nhiên, trong một tình thế giằng co, chưa dứt khoát, hai tên phát xít này đã biến Đông Dương thành một thuộc địa lưỡng trị của chúng. Thực dân Pháp cai trị Đông Dương dưới quyền kiểm soát của phát xít Nhật hay nói đúng hơn, phát xít Nhật cai trị Đông Dương thông qua bộ máy chính quyền của thực dân Pháp. Nhân dân Đông Dương một cổ hai tròng”.
(Tạ Thị Thúy, Lịch sử Việt Nam, Tập 9, Từ năm 1930 đến năm 1945, Nxb Khoa học xã hội, 2017, tr.502)
a. Đoạn tư liệu phản ảnh thỏa thuận giữa Pháp và Nhật để cùng cai trị Đông Dương.
b. Khi Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp kiên quyết đứng lên chiến đấu đến cùng.
c. Nhật vẫn giữ nguyên bộ máy chính quyền cai trị của thực dân Pháp.
d. Từ năm 1940, kẻ thù của cách mạng Đông Dương là Pháp và Nhật.
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 11: Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 9 Kết nối tri thức
- Giải SBT Lịch Sử 9 Kết nối tri thức
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT