Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

TRẮC NGHIỆM ONLINE

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

Câu 1. Quốc gia nào ở châu Mỹ không đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Quảng cáo

A. Bôlivia.                         

B. Côlômbia .                    

C. Canada.

D. Vênêxuêla.

Câu 2. Quốc gia nào ở Đông Nam Á đã trở thành con rồng kinh tế của châu Á?

A. Phi-lip-pin.                   

B. Ma-lay-xia                    

C. Thái Lan.

D. Xin-ga-po.

Quảng cáo

Câu 3. Hình thức đấu tranh chủ yếu được nhân dân Mỹ Latinh sử dụng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau năm 1945 là

A. đấu tranh chính trị.                                                   

B. khởi nghĩa từng phần.

C. chiến tranh du kích.                                                  

D. đấu tranh vũ trang.

Câu 4. Quyền lợi của các tầng lớp nhân dân lao động Cuba từ năm 1976 được thể chế hóa trong

A. Cương lĩnh xây dựng đất nước.                               

B. Tuyên ngôn nhân quyền.

C. Hiến pháp.                                                                

D. Tuyên ngôn độc lập.

Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp khôi phục đất nước của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Quảng cáo

A. Nhận viện trợ của Mỹ dưới hình thức vay nợ.

B. Tiến hành nhiều cải cách dân chủ tiến bộ.

C. Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt trước đây.

D. Phát động các cuộc chiến tranh xâm lược.

Câu 6. Một trong những thành tựu tiêu biểu mà Trung Quốc đạt được đến năm 1991 là

A. đẩy lùi được cuộc khủng hoảng, kinh tế, chính trị, xã hội.

B. xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.

C. hoàn thành công cuộc cải cách mở cửa đất nước.

D. hoàn thành cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”.

Câu 7. Xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh là

A. mục tiêu duy nhất của ASEAN.                               

B. mục tiêu của ASEAN.

C. cơ sở hình thành của ASEAN.                                 

D. nguyên tắc hoạt động của ASEAN.

Quảng cáo

Câu 8. Sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1960 gắn liền với những điều kiện quốc tế thuận lợi nào?

A. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới.

B. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C. Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới.

D. Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

Câu 9. Đến những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á cải thiện rõ rệt sau sự kiện nào?

A. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.

B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia thoát khỏi ách thống trị của Mỹ.

C. Hiệp định hòa bình về Cam-pu-chia được kí kết tại Pa-ri.

D. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Câu 10. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận, hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ về

A. quân sự và ngoại giao.                                             

B. kinh tế và an ninh.

C. chính trị và an ninh.                                                 

D. kinh tế và chính trị.

Câu 11. Ngày 1/10/1949, nhà nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời là kết quả

A. thắng lợi của nhân dân Trung Quốc trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc.

C. quá trình nổi dậy giành độc lập dân tộc của nhân dân Trung Quốc.

D. quá trình đàm phán thỏa thuận giữa Mỹ và Liên Xô tại hội nghị Ianta.

Câu 12. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mỹ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. chủ nghĩa thực dân cũ.                                             

B. chính quyền độc tài thân Mỹ.

C. chế độ phân biệt chủng tộc.                                     

D. giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 13. Giai cấp lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Mỹ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. giai cấp địa chủ.                                                       

B. giai cấp tư sản.

C. giai cấp vô sản.                                                         

D. giai cấp nông dân.

Câu 14. Nội dung nào sau đây là điều kiện khách quan thuận lợi tác động vào cuộc đấu tranh giành độc lập các nước Đông Nam Á giữa tháng 8/1945?

A. Quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của quân đội Nhật.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

C. Quân Đồng minh đánh thắng phát xít Đức.

D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.

Câu 15. Sau khi giành độc lập nhóm 5 nước sáng lập ASEAN tiến hành chiến lược

A. kinh tế ngoại nhập.                                                   

B. kinh tế vĩ mô.

C. kinh tế hướng ngoại.                                                

D. kinh tế hướng nội.

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

Câu hỏi: Cho đoạn tư liệu sau:

“Đồng thời với cải cách kinh tế đối nội, Trung Quốc đã mở cửa đối ngoại. Bốn đặc khu kinh tế đã lần lượt được thành lập: Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, và Hạ Môn trở thành những "cửa ngõ" quan trọng trong giao lưu kinh tế đối ngoại. Quan hệ kinh tế giữa lục địa Trung Quốc với Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan nhờ đó được tăng cường rõ rệt. Cùng với đặc khu kinh tế, các "thành phố mở cửa" ven biển và các "khu vực mở cửa" ven biển cũng được hình thành nhanh chóng và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại”.

(Vũ Dương Ninh, Một số chuyên đề lịch sử thế giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.546)

a. Từ năm 1978, Trung Quốc vừa tiến hành cải cách kinh tế đối nội, vừa chú trọng kinh tế đối ngoại.

b. Trong quá trình đổi mới, Trung Quốc rất chú trọng xây dựng các đặc khu kinh tế, thành phố mở cửa ven biển.

c. Hoạt động kinh tế đối ngoại giữa Trung Quốc với quốc gia khác được tăng cường khi thu hồi chủ quyền ở Hồng Kông, Ma Cao.

d. Hoạt động kinh tế đối ngoại của Trung Quốc được tăng cường thông qua khu vực mở cửa ven biển. 

................................

................................

................................

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác