(Siêu ngắn) Soạn bài Bình Ngô đại cáo - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Bình Ngô đại cáo trang 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

(Siêu ngắn) Soạn bài Bình Ngô đại cáo - Kết nối tri thức

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Bình Ngô đại cáo

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Bạn đã từng học, từng đọc những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là “hùng văn”? Hãy chia sẻ thông tin khái quát về một trong số các tác phẩm ấy.

Trả lời:

- Hịch tướng sĩ được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn viết ngay trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, được công bố tháng 9 - 1284 là áng văn chính luận xuất sắc nhằm kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn và ý chí chống giặc ngoại xâm của các tướng sĩ.

Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Theo bạn, một tác phẩm được nhìn nhận là bản tuyên ngôn độc lập của một dân tộc thường ra đời trong hoàn cảnh nào và có những đặc điểm gì?

Trả lời:

- Hoàn cảnh ra đời: sau khi đất nước giành được độc lập, chiến thắng trước kẻ thù xâm lược.

- Đặc điểm: nội dung khẳng định chiến thắng, chủ quyền, độc lập dân tộc; giọng văn hùng tráng, truyền cảm, thuyết phục.

Quảng cáo

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Chú ý tư tưởng thực thi nhân nghĩa xuyên suốt tác phẩm.

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”

2. “Chủ quyền quốc gia” được thể hiện ở những phương diện cơ bản nào?

- Văn hiến

- Lãnh thổ

- Lịch sử

- Con người

3. Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù được thể hiện như thế nào?

- Xác định rõ kẻ thù: quân cuồng Minh, bọn bán nước cầu vinh.

- Tố cáo loạt tội ác của kẻ thù: nước dân đen, vùi con đỏ, dối trời lừa dân, gây binh kết oán, tàn phá tự nhiên,...

- Liệt kê nỗi cực khổ của nhân dân: bị ép xuống biển mò ngọc trai, ép đóng thuế khóa nặng, đem vào núi cát tìm vàng,...

Quảng cáo

4. Chú ý giọng văn đầy cảm xúc của tác giả khi nói về những nỗi cực khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng.

Giọng văn đầy căm phẫn, uất hận, đau xót, đẩy nỗi thống hận đến tột cùng.

5. Chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã có suy nghĩ và hành động gì trước tội ác của giặc Minh?

- Suy nghĩ:

+ Căm hận khôn cùng, thề rằng không cùng sống, cùng đội trời chung.

- Hành động: suy xét cẩn thận, quyết dấy quân khởi nghĩa.

6. Những khó khăn gì của nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu dấy binh được chú ý nhấn mạnh?

- Kẻ thù đương mạnh.

- Anh hùng hào kiệt còn ít ỏi; người phò tá, đỡ đần còn thiếu.

- Thiếu lương thực, thiếu binh sĩ.

- Chưa tập hợp được sức mạnh và tạo được bầu không khí quyết chiến, nhiệt huyết.

Quảng cáo

7. Tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng sĩ được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Chi tiết:

“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phất phới

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào

Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh

Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”

=> Thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng đồng cam cộng khổ của tướng sĩ và binh lính.

8. Ý nghĩa câu văn “Đem đại nghĩa…thay cường bạo” có mối liên hệ như thế nào với chủ trương “Mưu phạt tâm công” và tư tưởng nhân nghĩa?

Ý nghĩa câu văn “Đem đại nghĩa…thay cường bạo” có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với chủ trương “Mưu phạt tâm công” và tư tưởng nhân nghĩa.

- “Đem đại nghĩa…thay cường bạo” và “Mưu phạt tâm công”: dùng mưu trí và tinh thần nhân nghĩa để thuyết phục, cảm hóa cái xấu, cái ác, cường bạo.

=> Xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa - vì dân, lo cho dân.

9. Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục như thế nào?

Kết cục thất bại thảm hại, bị trừng phạt thích đáng, cả thế gian cười chê, tiếng xấu muôn đời.

10. Chú ý các chi tiết, hình ảnh thể hiện tinh thần và khí thế chiến thắng hào hùng của nghĩa quân.

“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế

Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Linh bại trận tử vong,

Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn…”.

11. Sự hèn nhát và cảnh thảm bại của kẻ thù được thể hiện qua các chi tiết cụ thể nào?

- Liệt kê lần lượt địa danh thắng trận, tên kẻ thù bại vong.

- Hình ảnh “lê gối dâng tờ tạ tội”, “trói tay để tự xin hàng”, “thây chất đầy đường”, “máu trôi đỏ nước”.

12. Chú ý tư thế của người phát ngôn khi tuyên bố về thắng lợi của cuộc kháng chiến và về sự bắt đầu một thời kỳ mới của đất nước.

- Tư thế hiên ngang, tự tin, mạnh mẽ, tràn đầy niềm tin vào đất nước.     

- Giọng điệu hào sảng, đầy tự hào, uy nghiêm.

(Siêu ngắn) Soạn bài Bình Ngô đại cáo | Kết nối tri thức

* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Căn cứ vào nội dung bài học và hiểu biết của mình, hãy cho biết: tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô đại cáo, sự kiện lịch sử được tái hiện và bàn luận trong tác phẩm, mục đích viết và đối tượng tác động của bài cáo.

Trả lời:

- Tư cách phát ngôn: Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo.

- Sự kiện lịch sử: Chiến thắng khởi nghĩa Lam Sơn trước giặc Minh xâm lược đầu thế kỉ XV.

- Mục đích viết: tuyên bố chiến thắng và diễn biến của cuộc kháng chiến dẹp yên quân Minh.

- Đối tượng tác động: toàn thể nhân dân Đại Việt.

Câu 2 (trang 21 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Xác định luận đề của văn bản và nêu lí do vì sao bạn xác định như vậy.

Trả lời:

- Luận đề: Luận đề chính nghĩa.

- Lí do xác định:

+ Tư tưởng trừ bạo an dân, khẳng định chủ quyền dân tộc xuyên suốt bài cáo.

+ Lời khẳng định đanh thép tố cáo tội ác tội ác của giặc, xót xa trước tình cảnh của nhân dân, nêu cao tinh thần đoàn kết và sự chiến thắng của cuộc khởi nghĩa.

Câu 3 (trang 21 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Theo bạn, trong đoạn 1 của văn bản, câu văn nào thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa.

Trả lời:

Câu văn: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”

Câu 4 (trang 21 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Hãy khái quát nội dung của các đoạn từ 2 đến 5 và cho biết chức năng của mỗi đoạn trong mạch lập luận.

Trả lời:

Nội dung

Chức năng trong mạch lập luận

Đoạn 2

Vạch trần tội ác và sự xảo trá của kẻ thù.

- Lí giải nguyên nhân chính đáng trực tiếp của sự nghiệp kháng chiến.

- Có quan hệ đối lập - tăng tiến với đoạn 1.

Đoạn 3

Những khó khăn gian khổ và ý chí quyết tâm của nghĩa quân Lam Sơn.

Tập trung lí giải cội nguồn sức mạnh tinh thần làm nên chiến công hiển hách - ý thức tự chủ dân tộc và lòng căm thù giặc sâu sắc.

Đoạn 4

Diễn biến chính của cuộc tổng tiến công. Sự thảm bại của kẻ thù và chiến thắng hào hùng của đội quân nhân nghĩa.

Phần trung tâm nêu bật chiến công vang dội của đội quân.

- Hệ quả tất yếu của những điều đã được trình bày ở trên.

Đoạn 5

Bố cáo thiên hạ về thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định khát vọng về thời đại mới thái bình dài lâu.

Tổng kết mạch lập luận và đưa ra cách kết thúc theo hướng mở: Tuyên bố độc lập dân tộc, đồng thời khai sinh ra một triều đại mới với niềm tin vào vận hội mới.

Câu 5 (trang 21 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Nêu nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm.

Trả lời:

- Mạch ý theo diễn tiến của cuộc kháng chiến, từ khó khăn buổi đầu đến chiến công dồn dập và thắng lợi cuối cùng.

- Giọng văn nhiều sắc thái: khi biện luận sắc sảo, đanh thép; khi phẫn uất khôn nguôi; khi suy tư trầm lắng, đau xót. Âm hưởng chung là hùng tráng, mạnh mẽ, dồn dập.

- Mạch lập luận logic khúc chiết, rành mạch, chặt chẽ; chứng cứ và số liệu rõ ràng, biện luận kết hợp biểu cảm,...

- Viết theo thể văn biền ngẫu cận thể biến cách.

Câu 6 (trang 21 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Hãy chỉ ra yếu tố biểu cảm trong văn bản. Theo bạn, yếu tố này có thể đem lại hiệu quả gì trong việc thuyết phục người đọc, người nghe?

Trả lời:

- Yếu tố biểu cảm:

+ Từ ngữ mang sắc thái biểu cảm: các từ chỉ mức độ, thán từ, từ biểu thị biện luận,... được sử dụng với mật độ cao.

+ Các thành ngữ, tục ngữ, điển cố.

+ Hình ảnh biểu cảm, có giá trị đặc tả.

+ Câu hỏi tu từ, câu phủ định mang ý nghi vấn, câu cảm thán, các kiểu câu lập luận,...

=> Tạo nên giọng văn biểu cảm, tác động sâu sắc tới tình cảm của người nghe, người đọc và truyền cảm hứng, sức thuyết phục mạnh mẽ.

Câu 7 (trang 21 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Bình Ngô đại cáo được đánh giá là một áng hùng văn. Theo bạn, những căn cứ chính của đánh giá đó là gì?

Trả lời:

- Tác phẩm có quy mô lớn, dung lượng 4 phần cụ thể.

- Thể hiện tư tưởng nhất quán xuyên suốt tác phẩm: tư tưởng nhân nghĩa.

- Lập luận chặt chẽ, luận chứng thuyết phục, giọng điệu đanh thép.

- Bình Ngô đại cáo là tác phẩm có giá trị tổng hợp, mang nhiều ý nghĩa: tuyên ngôn chính trị, ý nghĩa quân sự, ngoại giao, lịch sử, giá trị văn hóa - tư tưởng, ý nghĩa nhân văn,…

Câu 8 (trang 21 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):  Nêu khái quát ý nghĩa của Bình Ngô đại cáo đặt trong bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể của nước ta ở đầu thế kỉ XV.

Trả lời:

- Bình Ngô đại cáo là văn kiện lịch sử trọng đại, tuyên bố về sự độc lập tự chủ của dân tộc, có giá trị như một bản tuyên ngôn độc lập, mở ra thời kì mới cho lịch sử đất nước.

- Tác phẩm tổng kết đầy đủ, xác thực diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.

- Là áng văn chính luận tiêu biểu, có giá trị nhiều mặt: chính trị, quân sự, văn hóa, văn học,...

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 21 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về một trong hai vấn đề sau:

- Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn (1) của văn bản.

- Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

* Hướng dẫn:

- Hình thức:

+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 150 chữ.

+ Đoạn văn nghị luận văn học.

- Nội dung:

(Đề 1)

+ Phân tích mối quan hệ liên kết giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa trong đoạn (1) văn bản.

+ Đảm bảo luận đề, luận điểm rõ ràng; lí lẽ, dẫn chứng xác thực, logic, thuyết phục.

(Đề 2)

+ Xác định và phân tích tinh thần độc lập, ý thức chủ quyền dân tộc được thể hiện trong văn bản.

+ Đảm bảo luận đề, luận điểm rõ ràng; lí lẽ, dẫn chứng xác thực, logic, thuyết phục.

Đoạn văn tham khảo:

Đề 1

Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt tác phẩm và tạo nên tính thống nhất bằng luận đề chính nghĩa được đặt ngay trong đoạn (1):

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”

Nhân nghĩa vốn có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho học và được Nguyễn Trãi phát triển thành tư tưởng nhân nghĩa gắn với lòng yêu nước, chống xâm lược và bảo vệ độc lập dân tộc. Nguyễn Trãi đã khẳng định cốt lõi của nhân nghĩa là “yên dân”, là bảo vệ đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc, thái bình. Muốn yên dân nhất định phải “trừ bạo”, tức là tiêu diệt kẻ tham tàn bạo ngược, lũ bán nước và cướp nước. Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, phù hợp với nguyên lí chính nghĩa. Nhân nghĩa từ đây đã trở thành một lí tưởng lớn lao của thời đại. 

Đề 2

Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc đã được thể hiện sâu sắc trong Bình Ngô đại cáo. Nguyễn Trãi khẳng định sự tồn tại độc lập của chủ quyền dân tộc đã tồn tại như một chân lý khách quan với năm yếu tố: nền văn hiến lâu đời, ranh giới lãnh thổ riêng, phong tục tập quán phong phú, đặc sắc, lịch sử các triều đại và công cuộc chống giặc ngoại xâm. Tác giả đã nêu ra những dẫn chứng vô cùng thuyết phục, không thể chối cãi để khẳng định Việt Nam là một quốc gia độc lập. Bên cạnh đó, việc so sánh triều đại của Đại Việt ngang hàng với triều đại phương Bắc nhằm thể hiện niềm tự hào vô cùng to lớn của tác giả. Cuối cùng chính là lời cảnh cáo đanh thép của tác giả khi nêu ra những tấm gương kẻ thù đã từng bại trận: “Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã”.

B/ Học tốt bài Bình Ngô đại cáo

1/ Nội dung chính Bình Ngô đại cáo

“Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là văn bản tổng kết hành trình khởi nghĩa Lam Sơn, tuyên bố chiến thắng trước giặc Minh xâm lược và khẳng định ý chí quyết tâm xây dựng đất nước vững bền, giàu mạnh. 

2/ Bố cục văn bản Bình Ngô đại cáo

- Gồm 4 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến “chứng cớ còn ghi”): Luận đề chính nghĩa (Tiền đề lí luận).

+ Phần 2 (tiếp đó đến “Ai bảo thần dân chịu được”): Bản cáo trạng hùng hồn, đẫm máu về tội ác của kẻ thù. (Soi chiếu lí luận vào thực tiễn).

+ Phần 3 (tiếp đó đến “Cũng là chưa thấy xưa nay”): Bản hùng ca về cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn.

+ Phần 4 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập

3/ Tóm tắt văn bản Bình Ngô đại cáo

Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo không chỉ tuyên bố độc lập, mà còn khẳng định sự bình đẳng của Đại Việt với Trung Quốc trong lịch sử từ trước đến nay và thể hiện nhiều ý tưởng về sự công bằng, vai trò của người dân trong lịch sử và cách giành chiến thắng của quân khởi nghĩa Lam Sơn.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Bình Ngô đại cáo

- Nội dung: Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Nghệ thuật:

+ Lí luận chặt chẽ, hợp lí lời lẽ hùng hồn.

+ Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương.

+ Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: liệt kể, phóng đại, so sánh, đối lập….

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên