(Siêu ngắn) Soạn bài Dục Thúy Sơn - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Dục Thúy Sơn trang 24, 25 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

(Siêu ngắn) Soạn bài Dục Thúy Sơn - Kết nối tri thức

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Dục Thúy Sơn

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Hãy kể một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca.

Trả lời:

- Sông Hương - núi Ngự

- Núi Côn Sơn

- Sông Đà

- Hồ Gươm, hồ Tây

- Đèo Ngang

...

Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Chia sẻ ngắn gọn ấn tượng của bạn về một bài thơ thể hiện cảm hứng ấy.

Trả lời:

Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người ở Đèo Ngang. Từ đó bộc lộ cảm xúc cô đơn, hoài cổ nhớ nước, thương nhà của nhà thơ.

Quảng cáo

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Lưu ý các yếu tố cơ bản của thể loại.

- Thể loại: ngũ ngôn luật thi.

2. Chú ý các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

- Chi tiết miêu tả

+ Hải khẩu hữu tiên san ...

- So sánh: 

“Liên hoa phù thuỷ thượng

Tiên cảnh truy trần gian

Tháp anh trâm thanh ngọc

Ba quang kính thuý hoàn”

- Ẩn dụ

Hữu hoài Trương Thiếu Bảo

Bi khắc tiển hoa ban

(Siêu ngắn) Soạn bài Dục Thúy Sơn | Kết nối tri thức

Quảng cáo

* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ.

Trả lời:

Câu thơ

Bản dịch nghĩa

Bản dịch thơ

Câu 3 và 4

Bản dịch thơ đổi vị trí của hai câu thơ thứ 3 và thứ 4 so với bản dịch nghĩa.

Câu 4

Từ “cảnh” được hiểu là “cõi”, “bờ cõi” (như biên cảnh, xuất nhập cảnh).

Từ “cảnh tiên” dễ bị hiểu nhầm là phong cảnh, cảnh sắc.

Câu 5

Xác định rõ “bóng tháp” hiện lên trên mặt nước.

Chỉ nói chung là “bóng tháp”.

“trâm ngọc xanh” đặc tả sắc xanh của trâm.

“trâm ngọc” chưa gợi rõ màu sắc.

Câu 6

“mái tóc xanh”

“tóc huyền” - tóc đen

Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Xác định đặc điểm kết cấu của Dục Thúy sơn.

Trả lời:

- Mô hình kết cấu 6/2

+ 6 câu đầu thiên tả cảnh, bức tranh núi Dục Thúy.

Quảng cáo

+ 2 câu kết thể hiện nỗi niềm, cảm xúc hoài niệm của tác giả.

Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

- Bức tranh toàn cảnh được miêu tả từ điểm nhìn xa, có tầm bao quát rộng.

- Núi Dục Thủy như đóa hoa nổi trên mặt nước. Hình ảnh đóa sen có ý nghĩa biểu tượng, gợi ý niệm thoát tục, như cõi tiên rơi xuống trần gian.

- Tác giả sử dụng cụm từ “tiên san” để định danh trước hết về ngọn núi. Các hình ảnh “liên hoa”, “tiên cảnh” càng làm rõ hình dung ấy.

- Núi Dục Thúy hiện lên với màu xanh in bóng tháp và ngọn núi phản chiếu xuống mặt nước.

=> Ngôn từ được sử dụng tinh tế, tạo ấn tượng về bức tranh toàn cảnh vẻ đẹp núi Dục Thúy nên thơ nên họa, lung linh, kiều diễm như nàng thiếu nữ đài các, kiêu kì.

Câu 4 (trang 25 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Nêu những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy. Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy nét đẹp nào của tâm hồn Nguyễn Trãi.

Trả lời:

- Những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy:

+ Bóng tháp trên núi soi xuống mặt nước giống như cái trâm ngọc xanh.

+ Ánh sáng của sông nước phản chiếu ngọn núi như đang soi mái tóc biếc.

=> Trâm ngọc xanh và mái tóc biếc gợi hình ảnh trẻ trung, trong sáng, trữ tình, nên thơ, giúp liên tưởng đến vẻ đẹp yêu kiều của người thiếu nữ. Đây là sự so sánh rất hiện đại, thể hiện tâm hồn phóng khoáng, giao cảm với thiên nhiên, tài quan sát tinh tế và trí tưởng tượng phong phú của Nguyễn Trãi.

Câu 5 (trang 25 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài “đăng cao”, “đăng sơn”, thi nhân xưa thường thể hiện chí khí anh hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sông kì vĩ. Theo bạn, trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm những nỗi niềm chung ấy hay muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình?

Trả lời:

- Trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi đã bày tỏ suy ngẫm riêng, những suy tư về con người, về lịch sử, dân tộc. Ý thơ thể hiện rõ sự hoài niệm, nhớ tiếc, ngậm ngùi trước cảnh vật thiên nhiên còn vẹn nguyên mà cuộc đời con người lại hữu hạn, nhỏ bé, những giá trị văn hóa tốt đẹp cũng dần chìm vào quên lãng. Qua đó cho thấy tâm hồn hướng nội sâu sắc của nhà thơ.

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 25 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Dục Thúy sơn.

* Hướng dẫn:

- Hình thức:

+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 150 chữ.

+ Đoạn văn nghị luận văn học.

- Nội dung:

+ Phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài Dục Thúy sơn. 

+ Đảm bảo luận đề, luận điểm rõ ràng; lí lẽ, dẫn chứng xác thực, logic, thuyết phục.

Đoạn văn tham khảo

Thông qua bức tranh thiên nhiên được Nguyễn Trãi khắc họa, người được thấy được vẻ đẹp trong con người ông, không chỉ là niềm say mê trước thiên nhiên tươi đẹp, tình yêu cuộc sống tha thiết mà còn là tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc, những chiêm nghiệm hoài cổ trước quy luật nhân sinh. Đắm chìm trước không gian hùng vĩ, đẹp nên thơ nên họa của cảnh sắc núi Dục Thúy, Nguyễn Trãi đã bày tỏ suy ngẫm riêng, những suy tư về con người, về vận mệnh lịch sử, tương lai dân tộc. Hai dòng thơ cuối thể hiện rõ sự hoài niệm, nhớ tiếc, ngậm ngùi trước cảnh vật thiên nhiên còn vẹn nguyên, thắm sắc là vậy mà cuộc đời con người lại hữu hạn, nhỏ bé, những giá trị văn hóa tốt đẹp cũng dần chìm vào quên lãng. Nhà thơ thoáng chốc u sầu, chạnh lòng khi nghĩ về thời thế, và những điều đã qua nhuốm màu rêu phong. Qua đó ta thấy được tâm hồn nhạy cảm, hướng nội sâu sắc của nhà thơ.

B/ Học tốt bài Dục Thúy Sơn

1/ Nội dung chính Dục Thúy Sơn

Bài thơ “Dục Thúy Sơn” đã đem đến cho người đọc nguồn cảm xúc thẩm mĩ dồi dào: cảm xúc về vẻ đẹp của danh thắng, vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật và đặc biệt là vẻ đẹp của tâm hồn ức Trai: yêu thiên nhiên, yêu đất nước, giàu chất nhân văn.

2/ Bố cục văn bản Dục Thúy Sơn

- Gồm 2 phần

+ Phần 1: 6 câu thơ đầu: Khung cảnh núi Dục Thúy.

+ Phần 2: 2 câu cuối: Thể hiện nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi nghĩ về người xưa. 

3/ Tóm tắt văn bản Dục Thúy Sơn

Văn bản vẽ ra bức tranh sơn thủy nơi núi Dục Thúy đẹp tựa cảnh tiên rơi cõi tục, vừa thể hiện niềm say mê với thiên nhiên, vừa gợi nỗi lòng cảm hoài của Nguyễn Trãi khi nghĩ về Trương Hán Siêu – một nhà thơ có những bài kí gắn liền với núi Dục Thúy.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Dục Thúy Sơn

- Nội dung:

+ Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên núi Dục Thúy, vẻ đẹp mĩ lệ, toàn bích.

+ Thể hiện tâm trạng nỗi niềm của tác giả khi nghĩ tới người xưa.

- Nghệ thuật:

+ Ngôn từ thơ giàu hình ảnh, sức gợi tả.

+ Tác giả sử dụng thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh,…

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên