(Siêu ngắn) Soạn bài Cây tre Việt Nam (trang 54, 55, 56, 57) - Cánh diều

Bài viết soạn bài Cây tre Việt Nam trang 54, 55, 56, 57 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Cánh diều giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.

(Siêu ngắn) Soạn bài Cây tre Việt Nam (trang 54, 55, 56, 57) - Cánh diều

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Cây tre Việt Nam

* Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Xem lại khái niệm tùy bút ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc tùy bút, các em cần chú ý:

+ Đề tài của bài tùy bút (Ghi chép về ai, về sự việc gì?).

+ Những cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của tác giả.

+ Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tùy bút.

+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ của bài tùy bút.

- Đọc trước văn bản Cây tre Việt Nam; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Thép Mới; ghi chép lại những hiểu biết của em về cây tre.

- Bài cây tre Việt Nam được dùng làm lời bình cho bộ phim tài liệu cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre (tượng trưng cho đất nước và con người Việt Nam), bộ phim ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) của dân tộc ta.

Quảng cáo

Trả lời:

- Những lưu ý khi đọc tùy bút:

+ Đề tài: Sự gắn bó và ý nghĩa của cây tre trong cuộc sống sinh hoạt, sản xuất, văn hóa của người dân Việt Nam.

+ Những cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của tác giả: Tác giả đã có những hiểu biết sâu rộng về loài cây này, có tình cảm trân trọng, tự hào, biết ơn với cây tre.

+ Ý nghĩa xã hội: Cây tre gắn bó sâu sắc với người dân Việt Nam trong lao động sản xuất và chiến đấu. Nó đại diện cho những phẩm chất cao đẹp của người dân Việt Nam

+ Ngôn ngữ: Sâu sắc, nhiều hình ảnh tượng trưng.

- Đôi nét về tác giả: Thép Mới

+ Thép Mới (1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, sinh ra ở thành phố Nam Định, quê gốc ở quận Tây Hồ, Hà Nội

+ Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim

- Hiểu biết về cây tre:

+ Có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

+ Có nhiều loại: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

Quảng cáo

- Đọc trước bài Cây tre Việt Nam được dùng làm lời bình cho bộ phim tài liệu cùng tên các các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre (tượng trưng cho đất nước và con người Việt Nam), bộ phim ca ngợi cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp (1946-1954) của dân tộc ta.

* Đọc hiểu

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Điểm giống nhau giữa các loại tre, nứa, trúc, mai, vầu là gì?

Trả lời:

- Điểm giống nhau giữa các loại tre, nứa, trúc, mai, vầu là đều có mầm non mọc thẳng.

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý tác dụng của việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre”.

Trả lời:

- Việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre” nhằm nhấn mạnh, khẳng định rằng nền văn hóa dân tộc, nếp sống sinh hoạt của người dân Việt Nam đều gắn liền với cây tre xanh.

Câu 3 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Câu kết phần (2) khát quát điều gì?

Trả lời:

- Câu kết phần (2) khái quát tre gắn bó với toàn bộ cuộc đời con người.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):Nội dung chính của phần (3) là gì?

Trả lời:

- Nội dung chính của phần (3): Tre gắn bó với con người Việt Nam trong sản xuất, chiến đấu, đời sống, học tập.

Câu 5 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn này.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ trong đoạn Gậy tre... chiến đấu!: điệp từ "tre". Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh tre gắn bó với con người như thế nào; tạo nhịp điệu cho câu văn, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 6 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra tác dụng của biện pháp điệp trong đoạn này.

Trả lời:

- Tác dụng của biện pháp điệp trong đoạn Nhạc của trúc... của trúc, của tre: gợi hình ảnh cánh diều và âm thanh sáo tre, sáo trúc vang trời.

Câu 7 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nội dung chính của phần (4) là gì?

Trả lời:

- Nội dung chính của phần (4) là vị trí của cây tre trong tương lai khi Việt Nam đi vào công nghiệp hóa.

Câu 8 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đoạn kết toàn bài muốn khẳng định điều gì?

Trả lời:

- Đoạn kết toàn bài muốn khẳng định cây tre là hình ảnh trường tồn, tượng trưng cho người hiền, "quân tử", là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

(Siêu ngắn) Soạn bài Cây tre Việt Nam (trang 54, 55, 56, 57) | Cánh diều

* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tùy này là gì?

Trả lời:

- Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tùy bút này: Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Những câu hoặc đoạn văn thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả cây tre Việt Nam?

Trả lời:

- Tre là thẳng thắn, bất khuất. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng đánh giặc.

- Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.

- Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: thường là "cây tre"/ "tre".

- Tác dụng: Nhấn mạnh vào các điệp ngữ, làm hình ảnh tre trở nên nổi bật; tạo nhịp điệu cho câu văn, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dẫn ra một hoặc hai câu văn mà em cho là đã thể hiện rõ đặc điểm: Ngôn ngữ của tùy bút rất giàu hình ảnh và cảm xúc.

Trả lời:

- "Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.".

Câu 5 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút tiêu biểu cho những phẩm chất nào của con người Việt Nam? Nội dung của bài tùy bút có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?

Trả lời:

- Hình ảnh cây tre trong bài tuỳ bút tiêu biểu cho những phẩm chất của con người Việt Nam: thanh cao, giản dị, chí khí, thẳng thắn, bất khuất, chung thủy, can đảm.

- Nội dung của bài tuỳ bút có ý nghĩa sâu sắc: Tác giả mượn hình ảnh cây tre để nói đến phẩm chất cao quý của người Việt Nam và khẳng định những phẩm chất đó là trường tồn. Từ đó gián tiếp khẳng định sự trường tồn của đất nước Việt Nam.

Câu 6 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hãy dẫn ra một số bằng chứng để thấy tre, nứa vẫn gắn bó thân thiết với đời sống con người Việt Nam.

Trả lời:

- Những sản phẩm từ mây, tre đan

- Các nhà hàng sử dụng tre làm chất liệu

- Ống hút tre

- Than tre

B/ Học tốt bài Cây tre Việt Nam

1/ Nội dung chính Cây tre Việt Nam

Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre có những đức tính quý báu như con người Việt Nam nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai.

2/ Bố cục văn bản Cây tre Việt Nam

- Phần 1 (từ đầu đến “chí khí con người”): Giới thiệu chung về cây tre

- Phần 2 (tiếp đó đến “tiếng hát giữ trời của trúc, của tre”): Sự gắn bó của cây tre với con người trong lao động sản xuất và chiến đấu.

- Phần 3 (còn lại): Tre vẫn còn mãi với đất nước trong tương lai

3/ Tóm tắt văn bản Cây tre Việt Nam

Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất và chiến đấu. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Cây tre Việt Nam

- Nội dung:

Qua bài:" Cây tre Việt Nam", Thép Mới đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất cao quí của cây tre. Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt trên khắp mọi miền đất nước; gắn bó và giúp ích rất nhiều cho con người trong cuộc sống lao động và chiến đấu chống ngoại xâm. Tre luôn luôn ở bên cạnh dân tộc ta trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng

+ Sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa

+ Lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn 7 Cánh diều siêu ngắn được biên soạn bám sát sgk Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên