(Siêu ngắn) Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa - Cánh diều

Bài viết soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trang 83, 84, 85, 86 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Cánh diều giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.

(Siêu ngắn) Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa - Cánh diều

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

* Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Đọc trước văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa; tìm hiểu thêm về các phương tiện được nói đến trong văn bản này.

- Em biết những dân tộc thiểu số nào trên đất nước ta? Người dân của các dân tộc đó sử dụng phương tiện nào để vận chuyển?

Trả lời:

- Hình ảnh thuyền đuôi én:

(Siêu ngắn) Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa | Cánh diều

- Em biết các dân tộc thiểu số nào trên đất nước ta: Mông, Tày, Nùng, Dao, Chứt, Chơ-ro, Pa-kô,... Ngày nay, người dân đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã có các phương tiện hiện đại.

Quảng cáo

* Đọc hiểu

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Văn bản triển khai ý tưởng và thông tin theo cách nào?

Trả lời:

- Văn bản triển khai ý tưởng và thông tin theo cách: Giới thiệu về con người các dân tộc miền núi phía Bắc và cách di chuyển, vận chuyển của họ.

Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Phần (1) nhắc đến các phương tiện vận chuyển nào? Mỗi phương tiện gắn với những dân tộc nào?

Trả lời:

- Phần 1 nhắc đến các phương tiện vận chuyển như: thuyền đuôi én, bè, mảng, xe quệt trâu kéo, ngựa.

Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra sự phù hợp với các phương tiện vận chuyển đối với đặc điểm của những dân tộc được nhắc đến trong văn bản.

Trả lời:

- Sự phù hợp của các phương tiện vận chuyển đối với đặc điểm của những dân tộc được nhắc đến trong văn bản: Người Mông dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa hay đi chợ. Điều này là ưu việt nhất ở vùng núi hiểm trở.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người Tây Nguyên sử dụng các phương tiện vận chuyển nào?

Trả lời:

- Người Tây Nguyên sử dụng các phương tiện vận chuyển như: dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển, thuyền độc mộc.

Câu 5 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Việc đưa tên các tài liệu tham khảo vào cuối bài viết nhằm mục đích gì?

Trả lời:

+ Giúp người đọc có thể từ tài liệu tham khảo mà tìm ra các tài liệu gốc.

+ Làm đúng nguyên tắc: Khi trích dẫn một tài liệu, một ý kiến, một kết quả của một tác giả khác cần phải ghi rõ ý kiến này của ai, trích dẫn từ đâu trong phần tài liệu tham khảo.

(Siêu ngắn) Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa | Cánh diều

Quảng cáo

* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Văn bản phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa cung cấp những thông tin chính nào? Tóm tắt các thông tin đó bằng một sơ đồ tư duy.

Trả lời:

+ Phương tiện vận chuyển của người dân tộc miền núi phía Bắc

+ Cách chế tạo phương tiện vận chuyển

+ Cách vận hành của phương tiện vận chuyển

+ Các phương tiện vận chuyển giúp ích gì cho người dân tộc thiểu ở miền núi phía Bắc.

- Tóm tắt các thông tin đó bằng một sơ đồ tư duy:

Phương tiện vận chuyển à gắn với cuộc sống của dân tộc nào à công dụng của phương tiện vận chuyển đó gắn với đời sống như thế nào.

Câu 2 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tác giả đã triển khai thông tin theo cách nào? Nêu tác dụng của cách thức triển khai ấy.

Trả lời:

Tác giả đã triển khai thông tin theo cách giới thiệu chung, khái quát về phương thức di chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc trong khoảng thế kỷ X- XVIII. Sau đó, giới thiệu cụ thể về các phương tiện di chuyển phổ biến gắn với các dân tộc có loại phương tiện đó.

Cách thức triển khai thông tin như vậy có tác dụng giúp người đọc có cái nhìn chung về cách thức di chuyển của người miền núi nói chung trong một khoảng thời gian xác định. Đồng thời, cho người đọc biết các cách di chuyển khác của các dân tộc khác nhau trong cùng khoảng thời gian ấy. Qua đó, giúp người đọc hình dung được bức tranh về cách di chuyển, vận chuyển của người dân tộc miền núi phía Bắc trong khoảng thế kỷ X – XVIII.

Câu 3 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Có những phương tiện vận chuyển nào được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X – XVIII sử dụng? Các phương tiện đó có đặc điểm gì? Vì sao chúng được sử dụng?

Trả lời:

Những phương tiện vận chuyển được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X - XVIII sử dụng là: Thuyền, bè, mảng, xe quệt trâu kéo, ngựa, sức voi, thuyền độc mộc.

- Đặc điểm của các phương tiện:

+ Thuyền đuôi én: được đục đẽo, chế tạo từ một thân gỗ tròn, thân thuyền thon, dài, mũi có đuôi nhọn. Phần đuôi được thiết kế cong lên và có dáng dấp hình đuôi chim én. Thuyền đuôi én có loại 2 mái chèo, 6 mái chèo,12 mái chèo…

+ Thuyền độc mộc: làm bằng gỗ, nhẹ, xốp, dai, ít nứt, thuyền to, rộng, vách thuyền dày khoảng hơn chục xăng-ti-mét.

+ Bè: gồm nhiều tấm tre, nứa hay gỗ được kết hợp lại với nhau.

+ Mảng: Bè nhỏ, dùng để di chuyển trên mặt nước.

+ Xe quệt trâu kéo: đóng bằng gỗ, tre, đầu mắc dây cho trâu kéo được nâng cao hơn bởi độ dày của hai càng quệt.

+ Ngựa, sức voi: dùng sức ngựa, sức voi để di chuyển, chở hàng hóa.

- Chúng được sử dụng vì nó giúp cho đời sống của nhân dân trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Đồng thời, chúng được sử dụng bởi nó phù hợp với địa hình của miền núi cũng như địa hình gần với các dân tộc sinh sống (người Thái, La Ha sống gần sông đà thì dùng thuyền, bè; người Mông sống ở núi cao thì dùng ngựa; người Tây Nguyên dùng sức voi…).

Câu 4 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu tác dụng của việc trích dẫn và đưa tên các tài liệu tham khảo vào văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa.

Trả lời:

+ Thông tin được đưa ra được người đọc tin tưởng hơn vì nó đã được tham khảo qua các tài liệu khác.

+ Giúp người đọc tìm, tiếp cận với tài liệu tham khảo gốc hoặc nghiên cứu mở rộng vấn đề.

+ Tôn trọng sự sáng tạo, nghiên cứu của các tác giả khác và đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Câu 5 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm hiểu thêm về các phương tiện vận chuyển được các dân tộc về việc sử dụng các phương tiện vận chuyển ở những dân tộc thiểu số này (nếu có) và lí giải nguyên nhân của sự thay đổi đó.

Trả lời:

Các phương tiện vận chuyển được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sử dụng trong cuộc sống hiện nay gồm: sức ngựa, xe đạp, xe máy, ô tô, thuyền, ca nô, xuồng máy…

Hiện nay, người dân tộc miền núi chủ yếu dùng các phương tiện vận chuyển là xe máy, ô tô, tàu thuyền có công suất lớn. Sở dĩ có thay đổi này là do có sự phát triển của khoa học công nghệ đã chế tạo ra các phương tiện hữu hiệu hơn để phục vụ mục đích của con người. Đồng thời, các tỉnh miền núi cũng được Chính phủ quan tâm,tạo điều kiện để xây dựng hệ thống giao thông thuận tiện, giúp đời sống của người dân ngày một tốt lên, nhờ đó người dân có cuộc sống ấm no và có thể sở hữu các phương tiện hiện đại để phục vụ cuộc sống của mình.

B/ Học tốt bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

1/ Nội dung chính Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Đưa ra thông tin về các phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

2/ Bố cục văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Chia văn bản thành 2 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “ở khắp các bản làng”: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc.

- Đoạn 2: Còn lại: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên.

3/ Tóm tắt văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Văn bản đề cập đến các phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

- Nội dung:

+ Cung cấp thông tin về phương tiện đi lại vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên

- Nghệ thuật:

+ Nội dung được trình bày logic, cô đọng, dễ hiểu, cung cấp đầy đủ thông tin.

+ Ngôn ngữ phổ thông, trong sáng

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn 7 Cánh diều siêu ngắn được biên soạn bám sát sgk Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên