(Siêu ngắn) Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ (lớp 7 trang 40, 41, 42) - Cánh diều

Bài viết soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ trang 40, 41, 42 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Cánh diều giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.

(Siêu ngắn) Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ (lớp 7 trang 40, 41, 42) - Cánh diều

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

* Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Đọc trước văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Phạm Văn Đồng.

- Sưu tầm một số mẩu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ.

- Trong cuộc sống hàng ngày, em đã gặp một người có lối sống giản dị chưa? Hãy chuẩn bị giới thiệu về một người có lối sống giản dị mà em biết (ông, bà, bố, mẹ hoặc thầy giáo, cô giáo, bạn bè cùng lớp,…)

Trả lời:

- Phạm Văn Đồng (1906 - 2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc. Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn.

Quảng cáo

- Một số mẩu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ:

+ Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch kể áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hòa bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý.

+ Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà: "Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.". Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà: "Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.".

- Trong cuộc sống hằng ngày, em đã gặp một người có lối sống giản dị. Đó là mẹ em. Mẹ đã tảo tần để nuôi hai anh em em. Mẹ dành dụm tiền để chúng em được ăn no, mặc ấm. Nhưng mẹ lại cố gắng tiết kiệm chi tiêu cho bản thân mình.

* Đọc hiểu

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Phần (1) nêu vấn đề trực tiếp hay gián tiếp? Câu nào chứa đựng thông tin chính?

Quảng cáo

Trả lời:

- Phần 1 nêu vấn đề gián tiếp.

- Câu chứa đựng thông tin chính là: "Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió... Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sỹ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.".

Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Lí lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng trong phần (2) như thế nào?

Trả lời:

Lí lẽ dùng kết hợp với dẫn chứng trong phần 2 là:

+ Lí lẽ: Bác Hồ là người sống giản dị.

+ Dẫn chứng: Bữa cơm chỉ có vài 3 món giản đơn, lúc ăn Bác không hề để rơi vãi một hột cơm; Cái nhà sàn của Bác chỉ vẻn vẹn vài ba phòng; Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác, người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay...

Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Phần (3) nêu lí lẽ hay bằng chứng?

Quảng cáo

Trả lời:

Phần (3) nêu cả lí lẽ và bằng chứng:

+ Lí lẽ: Bác sống giản dị nhưng không phải sống khắc khổ theo lối người tu hành.

+ Bằng chứng: Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống văn mình mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.

Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tác giả nêu lên vấn đề gì trong phần (4)?

Trả lời:

- Trong phần (4), tác giả nêu lên vấn đề: Bác giản dị trong lời nói, bài viết.

(Siêu ngắn) Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ (lớp 7 trang 40, 41, 42) | Cánh diều

* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vấn đề chính mà tác giả Phạm Văn Đồng nêu lên trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ là gì? Người viết đã làm sáng tỏ vấn đề đó từ những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?

Trả lời:

- Vấn đề chính mà tác giả Phạm Văn Đồng nêu lên trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ là: Bác Hồ là người sống giản dị và tính giản dị của Bác Hồ cũng giống như là những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như thời đại là sự giản dị: "Không có gì quý hơn độc lập tự do!" "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một... chân lí đó không bao giờ thay đổi".

- Tác giả đã làm sáng tỏ vấn đề đó từ những phương diện trong đời sống và con người của Bác như:

+ Bữa ăn của Bác chỉ có vài ba món giản đơn.

+ Nhà sàn của Bác chỉ có vài ba phòng.

+ Bác làm việc từ việc lớn như cứu nước đến những việc rất nhỏ như trồng cây trong vườn, viết thư cho một đồng chí...

+ Những việc Bác có thể tự làm Bác không cần người giúp, bên cạnh Bác người phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.

+ Không chỉ giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người mà Bác cũng luôn giản dị trong lời nói và bài viết để quần chúng nhân dân hiểu, làm theo.

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra trình tự triển khai nội dung, từ đó, nêu bố cục của văn bản.

Trả lời:

- Trình tự triển khai nội dung nội dung:

(1) Hồ Chủ tịch luôn giữ nguyên được phẩm chất cao quý của người chiến sỹ cách mạng, vì nước, vì dân.

(2) Đời sống bình thường, giản dị của Bác Hồ.

(3) Bác không sống khắc khổ như nhà tu hành mà sống thanh tao theo kiểu nhà hiền triết. Đời sống vật chất càng giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, cao đẹp.

(4) Hồ Chủ tịch không chỉ giản dị trong đời sống mà giản dị trong cả lời nói và bài viết, giống như những chân lí lớn, chân lí của thời đại cũng luôn giản dị.

- Bố cục văn bản chia làm 4 phần.

+ Phần 1: Từ đầu... tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.: Giới thiệu về Hồ Chí Minh và sự trong sáng, thanh bạch của Người.

+ Phần 2: Tiếp... Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!: Sự giản dị của Hồ Chí Minh trong nếp sống.

+ Phần 3: Tiếp... Bác Hồ nêu gương sáng trong thế hệ ngày nay.: Đời sống vật chất giản dị của Hồ Chí Minh hòa với đời sống tâm hồn phong phú.

+ Phần 4: Phần còn lại: Sự giản dị trong tác phong của Hồ Chí Minh hòa quyện với những chân lí lớn của nhân dân cũng như thời đại.

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả ở phần (2). Điều gì làm nên sức thuyết phục của phần này?

Trả lời:

- Cách viết nghị luận của tác giả ở phần (2): nêu lí lẽ kết hợp với dẫn chứng theo lối diễn dịch.

- Điều làm nên sức thuyết phục của phần này là tác giả đã nêu lí lẽ kết hợp với việc liệt kê rất nhiều dẫn chứng, chứng minh cho sự giản dị của Bác Hồ.

Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong phần (4), để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục như thế nào?

Trả lời:

- Trong phần (4), để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục bằng cách dẫn ra một ví dụ về sự giản dị của Hồ Chí Minh trong lời nói và bài viết. Khẳng định về ví dụ đó đã làm lay động trái tim của con người Việt Nam, trở thành sức mạnh vô địch đánh bay mọi kẻ thù.

Câu 5 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, tác giả muốn khẳng định điều gì qua câu kết: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”

Trả lời:

- Theo em, qua câu kết: "Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng các mạng.", tác giả muốn khẳng định: Sự giản dị trong lời nói và bài viết của Bác Hồ đã làm lay động trái tim của những người Việt Nam. Sự giản dị ấy đã tạo nên sức mạnh to lớn, đánh bay mọi kẻ thù.

Câu 6 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua văn bản, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị? Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính ấy?

Trả lời:

- Qua văn bản, em hiểu về đức tính giản dị: giản dị được biểu hiện trong các khía cạnh:

+ Giản dị trong đời sống cá nhân, với mọi người, trong tác phong.

+ Giản dị trong lời nói và bài viết.

- Để rèn luyện đức tính giản dị, em sẽ tập sống theo lối sống đơn giản, suy nghĩ mạch lạc, không làm phức tạp vấn đề.

B/ Học tốt bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

1/ Nội dung chính Đức tính giản dị của Bác Hồ

Đức tính giản dị của Bác Hồ và thể hiện sự thống nhất giữa đức tính ấy với các phẩm chất cao quý khác trong con người Bác.

2/ Bố cục văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

- Phần 1 (từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”): Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác

- Phần 2 (còn lại): Những biểu hiện đức tính giản dị của Bác

3/ Tóm tắt văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

Trong đời sống chính trị cũng như trong đời sống sinh hoạt, Bác Hồ là người vô cùng giản dị và khiêm tốn. Con người Bác giản dị từ bữa cơm, đồ dùng, cái nhà và lối sống. Bác làm rất nhiều việc và việc gì Bác làm được thì Bác không nhờ tới người giúp. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, giá trị tinh thần cao đẹp. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người và Bác còn giản dị trong cả sáng tác vì muốn quần chúng nhân dân dễ tiếp nhận.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

- Nội dung:

+ Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

- Nghệ thuật:

+ Luận điểm ngắn gọn, rõ ràng

+ Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ

+ Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục

+ Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn 7 Cánh diều siêu ngắn được biên soạn bám sát sgk Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên