CH4 + H2O → CO + H2 | CH4 ra CO | CH4 ra H2

Phản ứng CH4 + H2O hay CH4 ra CO hoặc CH4 ra H2 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về CH4 có lời giải, mời các bạn đón xem:

CH4 + H2O ⇄ CO + 3H2

Quảng cáo

1. Phương trình phản ứng CH4 tác dụng với nước

CH4 + H2O CO + 3H2

2. Hiện tượng của phản ứng CH4 tác dụng với nước

Phản ứng thu nhiệt mạnh (∆H = +205 kJ).

3. Cách tiến hành phản ứng CH4 tác dụng với nước

- Cho hỗn hợp khí methane và hơi nước đi qua xúc tác, nung nóng.

4. Mở rộng về tính chất hoá học của alkane

- Ở nhiệt độ thường, các alkane không tác dụng với dung dịch axit, dung dịch kiềm và các chất oxi hóa như dung dịch KMnO4 (thuốc tím)...

- Khi chiếu sáng hoặc đun nóng, các alkane dễ dàng tham gia các phản ứng thế, phản ứng tách hiđro và phản ứng cháy. 

4.1. Phản ứng thế bởi halogen

- Clo có thể thay thế lần lượt từng nguyên tử H trong phân tử methane.

Phương trình hóa học:

          CH4 + Cl2 as CH3Cl + HCl

          CH3Cl + Cl2 as CH2Cl2 + HCl

          CH2Cl2 + Cl2 asCHCl3 + HCl

          CHCl3 + Cl2 as CCl4 + HCl

Quảng cáo

CH4 + H2O → CO + H2 | CH4 ra CO | CH4 ra H2

- Các đồng đẳng của methane cũng tham gia phản ứng thế tương tự methane.

Nhận xét:

- Nguyên tử hiđro liên kết với nguyên tử cacbon bậc cao hơn dễ bị thế hơn nguyên tử hiđro liên kết với nguyên tử cacbon bậc thấp hơn.

4.2. Phản ứng tách

- Dưới tác dụng của nhiệt và chất xúc tác thích hợp, các alkane có phân tử khối nhỏ bị tách hiđro thành hydrocarbon không no tương ứng.

Thí dụ:

CH3 – CH3 500Co,xtCH2 = CH2 + H2

- Ở nhiệt độ cao và chất xúc tác thích hợp, ngoài việc bị tách hiđro, các alkane còn có thể bị phân cắt mạch cacbon tạo thành các phân tử nhỏ hơn.

Thí dụ:

          CH3 – CH2 – CHto,xtC2H6+CH4C3H6+H2

4.3. Phản ứng oxi hóa

- Khi bị đốt, các alkane đều cháy, tỏa nhiều nhiệt.

          CnH2n + 2 + 3n+12O2 to nCO2 + (n + 1)H2O

5. Bài tập vận dụng liên quan

Quảng cáo

Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể thu khí CH4 bằng cách

A. Đẩy không khí (ngửa bình).

B. Đẩy axit.

C. Đẩy nước (úp bình)

D. Đẩy nước (ngửa bình).

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

CH4 không tan trong nước nên cần phải thu bằng phương pháp đẩy nước và đặt úp bình.

Câu 2: khí methane phản ứng được với chất nào sau đây?

A. CO2

B. HCl

C. CO

D. O2

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Phương trình phản ứng: CH4+2O2toCO2+2H2O

Câu 3: Điều kiện để xảy ra phản ứng giữa methane và khí clo là

A. Có ánh sáng

Quảng cáo

B. Có axit làm xúc tác

C. Có sắt làm xúc tác

D. Làm lạnh.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Điều kiện để xảy ra phản ứng giữa methane và khí clo là có ánh sáng

Phương trình phản ứng: CH4+Cl2ánh sángCH3Cl+HCl

Câu 4: Khối lượng CO2 và H2O thu được khi đốt cháy 16 gam khí methane là

A. 44 gam và 36 gam

B. 44 gam và 18 gam

C. 22 gam và 18 gam

D. 22 gam và 36 gam

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Số mol của CH4 là: nCH4=1616= 1 mol

Phương trình phản ứng:

CH4+2O2toCO2+2H2O1                            1           2            (mol)

Theo phương trình phản ứng ta có:

nCO2 = 1 mol suy ra mCO2= 1.44 = 44 gam

nH2O= 2 mol suy ra mH2O= 2.18 = 36 gam

Câu 5: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. methane có nhiều trong khí quyển.

B. methane có nhiều trong nước biển.

C. methane có nhiều trong nước ao, hồ.

D. methane có nhiều trong các mỏ khí, mỏ dầu và mỏ than.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

methane có nhiều trong các mỏ khí, mỏ dầu và mỏ than.

Câu 6: Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố cacbon và hiđro trong CH4 lần lượt là

A. 40% và 60%

B. 80% và 20%

C. 75% và 25%

D. 50% và 50%

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Ta có: %mC =1216.100%= 75%

%mH = 100% - 75% = 25%

Câu 7: khí methane có lẫn khí carbonic, để thu được khí methane tinh khiết cần

A. Dẫn hỗn hợp qua nước vôi trong dư.

B. Đốt cháy hỗn hợp rồi dẫn qua nước vôi trong.

C. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch H2SO4.

D. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch brom dư.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

khí methane có lẫn khí carbonic, để thu được khí methane tinh khiết cần dẫn hỗn hợp khí qua nước vôi trong dư.

Khí CO2 phản ứng bị giữ lại, khí methane không phản ứng thoát ra khỏi dung dịch thu được methane tinh khiết.

Phương trình phản ứng: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam khí methane thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc. Giá trị của m là

A. 10,2 gam

B. 7,8 gam

C. 8,8 gam

D. 9,6 gam

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Số mol của CO2 là: nCO2=13,4422,4= 0,6 mol

Phương trình phản ứng:

CH4+2O2toCO2+2H2O0,6                         0,6                       (mol)

Theo phương trình phản ứng ta có: nCH4= 0,6 mol

Vậy khối lượng của CH4 là: m = 0,6.16 = 9,6 gam.

Câu 9: Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hết 4,48 lít khí methane là

A. 6,72 lít

B. 8,96 lít

C. 9,52 lít

D. 10,08 lít

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Số mol CH4 là: nCH4=4,4822,4= 0,2 mol

Phương trình phản ứng:

CH4+2O2toCO2+2H2O0,2       0,4                                  (mol)

Theo phương trình phản ứng ta có nO2 = 0,4 mol

Vậy thể tích khí oxi cần dùng là VO2= 0,4.22,4 = 8,96 lít.

Câu 10: Tính chất hóa học nào sau đây không phải của methane?

A. Làm mất màu dung dịch nước brom.

B. Tác dụng với oxi tạo thành CO2 và nước.

C. Tham gia phản ứng thế.

D. Tác dụng với clo khi có ánh sáng.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

methane không làm mất màu dung dịch brom.

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

phuong-trinh-hoa-hoc-cua-ankan.jsp

Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên