glycerol + Cu(OH)2 | C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + H2O

Phản ứng glycerol + Cu(OH)2 hay C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 tạo ra phức màu xanh thẫm thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về glycerol có lời giải, mời các bạn đón xem:

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

Quảng cáo

1. Phương trình phản ứng C3H5(OH)3 tác dụng với Cu(OH)2

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2C3H5OH2O2Cu + 2H2O

Phản ứng này thuộc loại phản ứng thế H của nhóm OH ancol.

Phản ứng còn có thể được biểu diễn bằng công thức cấu tạo như sau:

glycerol + Cu(OH)2 | C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + H2O

2. Hiện tượng của phản ứng C3H5(OH)3 tác dụng với Cu(OH)2

- Có phức màu xanh thẫm xuất hiện; phức là C3H5OH2O2Cu

3. Cách tiến hành phản ứng C3H5(OH)3 tác dụng với Cu(OH)2

- Cho từ từ dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm có chứa CuSO4 5%, thấy kết tủa Cu(OH)2 xuất hiện.

- Tiếp tục cho glycerol vào ống nghiệm, lắc nhẹ và quan sát hiện tượng xảy ra.

4. Mở rộng về phản ứng thế H của nhóm OH ancol (Phản ứng đặc trung của ancol)

- Tính chất chung của ancol tác dụng với kim loại kiềm:

Ví dụ:

2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa + H2

Tổng quát:

+ Với ancol đơn chức:

2ROH + 2Na → 2RONa + H2

+ Với ancol đa chức:

2R(OH)x + 2xNa → 2R(ONa)x + xH2

- Tính chất đặc trưng của glycerol hòa tan Cu(OH)2

Ví dụ:

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

Không chỉ glycerol, các ancol đa chức có các nhóm – OH liền kề cũng có tính chất này.

⇒ Phản ứng này dùng để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có các nhóm - OH cạnh nhau trong phân tử.

glycerol + Cu(OH)2 | C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + H2O

5. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1:13,8 gam ancol A tác dụng với Na dư giải phóng 5,04 lít H2 ở đktc, biết MA < 100. Vậy A có công thức cấu tạo thu gọn là

A. CH3OH.

B. C2H5OH.

C. C3H6(OH)2.

D. C3H5(OH)3

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Đặt công thức của ancol là R(OH)n.

Phương trình phản ứng :

2R(OH)n + 2Na 2R(ONa)n + nH2 (1)

mol: 13,8R+17n13,8R+17n.n2

Theo (1) và giả thiết ta có :

nH2=13,8R+17n.n2=5,0422,4=0,225 R=41n3n=3R=41

Vậy A có công thức cấu tạo thu gọn là C3H5(OH)3.

Câu 2:Cho 30,4 gam hỗn hợp gồm glycerol và một rượu đơn chức, no A phản ứng với Na thì thu được 8,96 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với Cu(OH)2 thì hoà tan được 9,8 gam Cu(OH)2. Công thức của A là

A. C2H5OH.

B. C3H7OH.

C. CH3OH.

D. C4H9OH

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Theo giả thiết ta có :

nH2=8,9622,4=0,4 mol; nCu(OH)2=9,898=0,1 mol.

Đặt công thức phân tử của ancol đơn chức A là ROH

Phương trình phản ứng :

C3H5(OH)3 + 3Na C3H5(ONa)3 + 32H2 (1)

mol: x 1,5x

ROH + Na RONa + 12H2 (2)

mol: y 0,5y

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

Theo (3) ta thấy nC3H5(OH)3=2.nCu(OH)2=0,2 molx=0,2.

Mặt khác tổng số mol khí H2 là :1,5x + 0,5y = 0,4 y = 0,2

Ta có phương trình : 92.0,2 + (R+17).0,2 = 30,4 R= 43 (R : C3H7- ).

Vậy công thức của A là C3H7OH.

Câu 3: Ancol X khi phản ứng với Na cho số mol H2 tạo thành bằng số mol ancol tham gia phản ứng. X là chất nào trong các chất dưới đây :

A. methanol B. ethanol C. ethylene glycol D. grixerol

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Đặt công thức tổng quát của X: R(OH)n

R(OH)n + nNa → R(ONa)n + n2H2

X tác dụng với Na cho số mol H2 tạo thành bằng số mol ancol → n = 2. X là ancol 2 chức.

Vậy chỉ có ethylene glycol thỏa mãn.

Câu 4:Phản ứng nào sau đây không xảy ra:

A. C2H5OH + CH3COOH B. C2H5OH + HBr

C. C2H5OH + O2 D. C2H5OH + NaOH

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

C2H5OH không có tính axit, không phản ứng với NaOH.

2C2H5ONa + H2 (2)

Theo phương trình (1), (2) và giả thiết ta có :

nH2=12(nC2H5OH+nH2O)=21,615lít.

Câu 5: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là

A. C3H5OH và C4H7OH.

B. C2H5OH và C3H7OH

C. C3H7OH và C4H9OH.

D. CH3OH và C2H5OH

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Đặt công thức trung bình của hai ancol là

Phản ứng hóa học:

R¯OH + Na → R¯ONa + 12H2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng, ta có:

mR¯OH+mNa=mR¯ONa+mH2

=> mH2=15,6+9,224,5=0,3gam,nH2=0,15mol

=> nR¯OH=0,3, R¯+17=15,60,3=52R¯=35

Ta thấy 29 < R¯ < 43 => Hai ancol là : C2H5OH và C3H7OH

Câu 6:Có hai thí nghiệm sau :

Thí nghiệm 1: Cho 6 gam ancol, mạch hở, đơn chức A tác dụng với m gam Na, thu được 0,075 gam H2

Thí nghiệm 2: Cho 6 gam ancol, mạch hở, đơn chức A tác dụng với 2m gam Na, thu được không tới 0,1 gam H2.

A có công thức là

A. CH3OH.

B. C2H5OH.

C. C3H7OH.

D. C4H7OH

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Cùng lượng ancol phản ứng nhưng ở thí nghiệm 2 thu được nhiều khí H2 hơn, chứng tỏ ở thí nghiệm 1 ancol còn dư, Na phản ứng hết.

Ở thí nghiệm 2 lượng Na dùng gấp đôi ở thí nghiệm 1 nhưng lượng H2 thu được ở thí nghiệm 2 nhỏ hơn 2 lần lượng H2 ở thí nghiệm 1, chứng tỏ ở thí nghiệm 2 Na dư, ancol phản ứng hết.

Đặt công thức phân tử của ancol là ROH, phương trình phản ứng :

2ROH + 2Na 2RONa + H2 (1)

Thí nghiệm 1: 0,075 0,0375 : mol

Thí nghiệm 2: 2x < 0,1 x < 0,05 : mol

Vì ở thí nghiệm 1 ancol dư nên số mol ancol > 0,075, suy ra khối lượng mol của ancol < 60,075=80gam/mol. Ở thí nghiệm 2 số mol H2 thu được không đến 0,05 nên số mol ancol < 0,1, suy ra khối lượng mol của ancol > 60,1=60gam/mol. Vậy căn cứ vào các phương án ta suy ra công thức phân tử của ancol là C4H7OH (M = 72 gam/mol).

Câu 7:Thực hiện phản ứng tách nước một rượu đơn chức X ở điều kiện thích hợp. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất hữu cơ Y có tỉ khối đối với X là 37/23. Công thức phân tử của X là

A. CH3OH.

B. C3H7OH.

C. C4H9OH.

D. C2H5OH

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

MYMX>1 nên đây là phản ứng tách nước tạo ete.

Đặt công thức phân tử của ancol X là ROH.

Phương trình phản ứng :

2ROH ROR + H2O

Y là ROR. Theo giả thiết ta có :

MYMX=37232R+16R+17=3723R=29R: C2H5

Vậy ancol X là C2H5OH.

Câu 8:Đun 1 mol hỗn hợp C2H5OH và C4H9OH (tỉ lệ mol tương ứng là 3:2) với H2SO4 đặc ở 140oC thu được m gam ete, biết hiệu suất phản ứng của C2H5OH là 60% và của C4H9OH là 40%. Giá trị của m là

A. 24,48 gam.

B. 28,4 gam.

C. 19,04 gam.

D. 23,72 gam

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Theo giả thiết ta thấy số mol các ancol tham gia phản ứng là :

nC2H5OH=1.35.60%=0,36 mol; nC4H9OH=1.25.40%=0,16 mol.

Tổng số mol hai ancol tham gia phản ứng là 0,36 + 0,16 = 0,52 mol.

Đặt công thức trung bình của hai ancol là : R¯OH

Phương trình phản ứng :

2R¯OH to, xt R¯OR¯ + H2O (1)

mol: 0,52 → 0,26

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

mete=mR¯OHmH2O=0,36.46+0,16.740,26.18=23,72 gam.

Câu 9:Đun nóng một rượu (ancol) đơn chức X với dung dịch HSO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của X là

A. C3H8O.

B. C2H6O.

C. CH4O.

D. C4H8O

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

MXMY>1 nên đây là phản ứng tách 1 phân tử nước từ 1 phân tử ancol.

Gọi khối lượng phân tử của ancol X là M thì khối lượng phân tử của Y là M – 18.

Theo giả thiết ta có :

MM18=1,6428M=46 . Vậy ancol X là C2H5OH.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hai rượu no, đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 3,584 lít CO2 ở đktc và 3,96gam H2O. Tính a và xác định CTPT của các rượu

A. 3,32 gam ; CH3OH và C2H5OH.

B. 4,32 gam ; C2H5OH và C3H7OH

C. 2,32 gam ; C3H7OH và C4H9OH.

D. 3,32 gam ; C2H5OH và C3H7OH

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Gọi n¯ là số nguyên tử C trung bình và x là tổng số mol của hai rượu.

CnH2n+1OH + 3n¯2O2n¯ CO2 + (n¯+1) H2O

mol: x → n¯x → (n¯+1)x

nCO2=n¯.x=3,58422,4=0,16 mol (1)

nH2O=(n¯+1)x=3,9618=0,22 mol (2)

Từ (1) và (2) giải ra x = 0,06 và n¯ = 2,67.

Ta có: a = (14n¯ + 18).x = (14.2,67) + 18.0,06 = 3,32gam.

n¯ = 2,67=> hai ancol là C2H5OHC3H7OH

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

phuong-trinh-hoa-hoc-cua-dong-cu.jsp

Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên