Tiếng Việt 3 VNEN Bài 21A: Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Tiếng Việt 3 VNEN Bài 21A: Lửa thử vàng, gian nan thử sức
A. Hoạt động cơ bản
(Trang 21 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2)1. Quan sát bức ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi: Những người trong ảnh đang làm gì?
Trả lời:
Quan sát những hình ảnh trên em thấy, những người trong tranh đang thêu.
Tranh 1: Người phụ nữ đang thêu hoa cho một chiếc áo dài
Tranh 2: Mọi người đang thêu một bức tranh bằng chữ Hán Nôm.
(Trang 21, 22 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 2-3-4-5. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc
Ông tổ nghề thêu
1.Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê.
2.Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn sử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên lầu chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.
3.Bụng đói mà không có cơm ăn, Trần Quốc Khái lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức tường, rồi mỉm cười. Ông bẻ tay pho tượng nếm thử. Thì ra hai pho tượng ấy nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn. Nhân được nhàn rỗi, ông mày mò quan sát, nhớ nhập tâm cách thêu và làm lọng
4.Học được cách thêu và làm lọng rồi, ông tìm đường xuống. Thấy những con dơi xoè cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, ông lền ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người có tài, đặt tiệc to tiễn về nước.
5.Về đến nước nhà, Trần Quốc Khái truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Dần dần, nghề thêu lan rộng ra khắp nơi. Nhân dân vùng Thường Tín, quê ông, lập đền thờ và tôn ông là ông tổ nghề thêu.
(Theo Ngọc Vũ)
(Trang 22 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 6. Thảo luận và trả lời câu hỏi
Dòng nào dưới đây giải thích đúng tên bài đọc?
a. Người đầu tiên truyền nghề thêu vào nước ta
b. Người đầu tiên nhìn thấy bức tường thêu
c. Người đầu tiên biết cách thêu.
Trả lời:
Dòng nào dưới đây giải thích đúng tên bài đọc?
Đáp án: a. Người đầu tiên truyền nghề thêu vào nước ta.
B. Hoạt động thực thành
(Trang 23 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 1. Hỏi - đáp:
a. Hỏi: - Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
Trả lời: - .............
b. Hỏi: - Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì đế thử tài sứ thần Việt Nam?
Trả lời: - .............
c. Hỏi: - Trần Quốc Khái đã làm thế nào:
+ Để sống?
+ Để không bỏ phí thời gian?
+ Để xuống đất bình yên vô sự?
Trả lời: - ............
Trả lời:
a. Hỏi: - Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
Trả lời: - Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái rất ham học. Ồng học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.
b. Hỏi: - Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì đế thử tài sứ thần Việt Nam?
Trả lời: - Để thử tài sứ thần Việt Nam, vua Trung Quốc sai dựng một cái lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang đi để xem ông xử lí thế nào.
c. Hỏi: - Trần Quốc Khái đã làm thế nào:
+ Để sống?
+ Để không bỏ phí thời gian?
+ Để xuống đất bình yên vô sự?
Trả lời: - Trần Quốc Khái đã làm:
+ Để sống, ông ăn dần tượng Phật nặn bằng bột chè lam.
+ Để không phí thời gian, ông mày mò quan sát, nhớ nhập tâm cách thêu và làm lọng.
+ Để xuống đất bình yên, ông học theo cách những con dơi chao cánh mà ôm lọng nhảy xuống.
2. Thảo luận để chọn ý trả lời đúng:
(Trang 23 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) Câu 1: Vì sao Trần Quốc Khái được gọi là ông tổ nghề thêu?
a. Vì ông đã thêu bức trướng có ba chữ “Phật trong lòng”.
b. Vì ông đã nhập tâm cách thêu và làm lọng của Trung Quốc truyền dạy cho dân ta đầu tiên.
c. Vì ông được vua Trung Quốc khen là người có tài, ban cho bức trướng thêu.
(Trang 23 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đủ những đức tính của Trần Quốc Khải?
a. Rất ham học, học ở mọi lúc, mọi nơi.
b. Rất thông minh, đã ứng phó được mọi tình huống.
c. Rất ham học và thông minh, đã tự học được nghề thêu và làm lọng đem về truyền dạy cho dân.
Trả lời:
Câu 1: Vì sao Trần Quốc Khái được gọi là ông tổ nghề thêu?
Đáp án: b. Vì ông đã nhập tâm cách thêu và làm lọng của Trung Quốc truyền dạy cho dân ta đầu tiên.
Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đủ những đức tính của Trần Quốc Khải?
Đáp án: c. Rất ham học và thông minh, đã tự học được nghề thêu và làm lọng đem về truyền dạy cho dân.
(Trang 23 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 3. Câu chuyện nói với em điều gì?
Trả lời:
Câu chuyện cho em hiểu được phẩm chất tốt đẹp của Trần Quốc Khái. Đó là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí tưởng tượng, sáng tạo. Chỉ bằng cách quan sát và ghi nhớ nhập tâm, ông đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và truyền lại cho dân.
(Trang 23 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 4. Quan sát các tranh, ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi: Những người trong các bức tranh, ảnh là ai? Họ đang làm gì?
Trả lời:
- Tranh 1: Người trong tranh là cô giáo và học sinh. Cô giáo đang dạy học cho học sinh.
- Tranh 2: Người trong tranh là bác sĩ và người bệnh. Bác sĩ đang khám bệnh cho người dân.
- Tranh 3: Người trong tranh là các nhà khoa học. Họ đang nhìn qua kính hiển vi để nghiên cứu.
- Tranh 4: Người trong ảnh là nhạc sĩ. Ông đang soạn một bài nhạc.
C. Hoạt động ứng dụng
(Trang 24 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) Hãy hỏi người thân xem nhà em, hoặc nơi em sinh sống có ai là bác sĩ, kĩ sư, nhà văn, nhà báo, luật sư...Công việc mà người đó thường làm là gì?
Trả lời:
- Tranh 1: Người trong tranh là cô giáo và học sinh. Cô giáo đang dạy học cho học sinh.
- Tranh 2: Người trong tranh là bác sĩ và người bệnh. Bác sĩ đang khám bệnh cho người dân.
- Tranh 3: Người trong tranh là các nhà khoa học. Họ đang nhìn qua kính hiển vi để nghiên cứu.
- Tranh 4: Người trong ảnh là nhạc sĩ. Ông đang soạn một bài nhạc.
Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 3 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 21B: Tài trí đất Việt
- Bài 21C: Sáng tạo là niềm vui
- Bài 22A: Nhà bác học vĩ đại
- Bài 22B: Cuộc sống, khởi nguồn sáng tạo
- Bài 22C: Để thành người sáng tạo
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 3 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Lớp 3 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Global Success
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - KNTT
- Lớp 3 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CTST
- Lớp 3 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CD
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CD
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CD
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CD