Tiếng Việt 3 VNEN Bài 22C: Để thành người sáng tạo

Tiếng Việt 3 VNEN Bài 22C: Để thành người sáng tạo

A. Hoạt động cơ bản

(Trang 35 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 1. Đọc tên những cây cầu dưới đây:

Tiếng Việt 3 VNEN Bài 22C: Để thành người sáng tạo | Soạn Tiếng Việt lớp 3 VNEN hay nhất

Trả lời:

Tên của các cây cầu là:

- Hình 1: Cầu Tràng Tiền ở Huế

- Hình 2: Cầu Long Biên ở Hà Nội

- Hình 3: Cầu Mĩ Thuận bắc qua sông Tiền ở Vĩnh Long

- Hình 4: Cầu sông Hàn ở Đà Nẵng

(Trang 36 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 2. Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:

Tranh vẽ gì? Người trong tranh đang làm gì?

Tiếng Việt 3 VNEN Bài 22C: Để thành người sáng tạo | Soạn Tiếng Việt lớp 3 VNEN hay nhất

Trả lời:

Quan sát bức tranh em thấy, tranh vẽ hình ảnh một cây cầu tre bắc qua sông, hai bên sông có những hàng tre. Phía dưới góc trái bức tranh là ảnh của một cây cầu bằng sắt. Phía dưới góc trái là hình ảnh một người phụ nữ đang ngồi đãi vật gì đó.

(Trang 36 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 3. Nghe thầy cô đọc bài thơ sau:

Cái cầu
(Trích)
Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu
Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu
Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế
Con cho mẹ xem, cho xem hơi lâu.

Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê!
Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ
Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió
Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.

Yêu cái cầu tre lối sang bà ngoại
Như võng trên sông ru người qua lại
Dưới cầu, thuyền chở đá, chở vôi
Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi.

Yêu hơn cả cầu ao mẹ thường đãi đỗ
Là cái cầu này ảnh chụp xa xa
Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã
Con cứ gọi cái cầu của cha.

(Phạm Tiến Duật)

(Trang 36 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 4. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A

Tiếng Việt 3 VNEN Bài 22C: Để thành người sáng tạo | Soạn Tiếng Việt lớp 3 VNEN hay nhất

Trả lời:

a-3

b-1

c-2

(Trang 36, 37 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 5-6. Đọc, hướng dẫn đọc

(Trang 37 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 7. Hỏi - đáp:

a. Hỏi: Người cha trong bài thơ làm nghề gì?

Đáp:

b. Hỏi: Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì?

Đáp:

c. Hỏi: Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào, vì sao?

Đáp:

Trả lời:

a. Hỏi: Người cha trong bài thơ làm nghề gì?

Đáp: Người cha trong bài thơ làm kĩ sư xây dựng cầu.

b. Hỏi: Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì?

Đáp: Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến chiếc cầu tơ nhện bắc qua chum nước, cầu gió giúp sáo sang sông, cầu lá tre đưa kiến qua ngòi, chiếc cầu như võng êm ru người qua lại bắc sang bà ngoại, chiếc cầu ao mẹ thường đãi đỗ.

c. Hỏi: Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào, vì sao?

Đáp: Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu trong ảnh, vì đó là chiếc cầu do bố làm.

B. Hoạt động thực thành

(Trang 37 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 1. Đọc thuộc bài thơ Cái cầu

(Trang 37 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 2. Tìm các từ ngữ:

a. Chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi có nghĩa như sau:

+ Máy thu thành, thường dùng để nghe tin tức

+ Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh

+ Đơn vị thời gian nhỏ hơn đơn vị phút

b. Chứa tiếng có vần ươc hoặc ươt có nghĩa như sau:

+ Dụng cụ để đo, vẽ, kẻ

+ Thi không đỗ

+ Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh

Trả lời:

a. Chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi có nghĩa như sau:

Máy thu thành, thường dùng để nghe tin tức ⇒ Ra đi ô

Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh ⇒ Dược sĩ

Đơn vị thời gian nhỏ hơn đơn vị phút ⇒ Giây

b. Chứa tiếng có vần ươc hoặc ươt có nghĩa như sau:

Dụng cụ để đo, vẽ, kẻ ⇒ Thước

Thi không đỗ ⇒ Trượt

Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh⇒ Dược sĩ

(Trang 37 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 3. Chơi trò chơi: Tìm nhanh các từ ngữ chỉ hoạt động

+ Bắt đầu bằng r/d/gi viết vào các cột trong bảng nhóm

+ Tiếng có vần ướt/ước, viết vào các cột trong bảng nhóm

Trả lời:

Từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng r Từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng d Từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng gi
rúc rích, ra vào, ra lệnh, reo hò, ra đi, rình rập, rong chơi, rao hàng, rước đèn, rống lên, rung cành du dương, du lịch, da thịt, dẫn dắt, dạy học, dặn dò, dọn dẹp, dụ dỗ, dạy học, dạy dỗ, dạo chơi, giã gạo, gieo hạt, giao hàng, giặt giũ, giảng dạy, giãy giụa, giương mắt, giành giật
Từ ngữ chứa tiếng có vần ươt Từ ngữ chứa tiếng có vần ươc
lướt ván, sướt mướt, bánh mướt, rượt đuổi, trượt chân, tập dượt, trượt cầu, quả mướp, đi phượt, thi trượt, trượt ngã, vượt qua, tập dượt, lướt nhanh Bắt chước, trước sau, phí cước, nước non, thước kẻ, ngước nhìn, khước từ, lược bỏ, đánh cược , ướt, dược sĩ, bước đi, rước đèn, bắt chước

(Trang 38 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 4. Làm bài tập sau:

Tìm chỗ dùng sai dấu chấm trong truyện vui sau và sửa lại:

- Anh ơi (.) (1) người ta làm ra điện để làm gì (.) (2)

- Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến (+) (3).

Trả lời:

- Chỗ dùng sai dấu chấm là số (1) và (2).

- Sửa lại: - Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì?

(Trang 38 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 5. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về một người lao động trí óc mà em biết

Trả lời:

Bố em là bác sĩ chuyên ngành da diễu. Hằng ngay, bố đều dậy sớm để đi làm trước 6h30. Công việc của bố em là khám bệnh cho mọi người. Mỗi ngày, bố em gặp rất nhiều bệnh nhân. Đến tối muộn bố em mới về đến nhà trong trạng thái mệt mỏi. Công việc của bố rất vất vả thế nhưng bố vẫn say mê, miệt mài vì bố em cho rằng đó là việc tốt để giúp đỡ mọi người. Em rất thương bố, em mong bệnh viện ít bệnh nhân để bố em đỡ vất vả và về nhà sớm với em hơn.

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 3 chương trình VNEN hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 3 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên