Tiếng Việt 3 VNEN Bài 23B: Bạn đã xem trò ảo thuật chưa?
Tiếng Việt 3 VNEN Bài 23B: Bạn đã xem trò ảo thuật chưa?
A. Hoạt động cơ bản
(Trang 41 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 1. Chơi trò chơi: Gọi chim bằng từ chỉ người
Cùng nhau đọc đoạn sau của bài Vè chim:
Tính hay mách lẻo
Thím khách trước nhà
Hay nhặt lân la
Là bà chim sẻ
Có tình có nghĩa
Là mẹ chim sâu
Trả lời:
Ví dụ mẫu:
Nhóm trưởng: Gọi chim khách là gì?
Cả nhóm: Thím
Nhóm trưởng: Gọi chim sẻ là gì?
Cả nhóm: Bà
Nhóm trưởng: Gọi chim sâu là gì?
Cả nhóm: Mẹ
(Trang 42 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 2. Kể từng đoạn câu chuyện Nhà ảo thuật theo tranh
Trả lời:
Tranh 1 : Khi đi từ trường về nhà, hai chị em Xô-phi nhìn thấy tờ quảng cáo về buổi biểu diễn của một nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng. Hai chị em biết chiều nay, trường sẽ tổ chức cho học sinh đi xem, nhưng hai chị em Xô-phi không dám xin tiền mẹ để mua vé vì bố đang nằm bệnh viện. Hai chị em chỉ có thể dừng lại nhìn hình ảnh nhà ảo thuật được trên tờ quảng cáo cho đỡ thèm.
Tranh 2 : Thế rồi khi ra ga mua sữa, tình cờ hai chị em nhìn thấy nhà ảo thuật đang tay xách nách mang rất nhiều thứ đồ đạc đi vào rạp xiếc. Hai chị em liền chạy lại khiêng, xách giúp chú một số đồ vật. Nhờ đó chị em Xô-phi được làm quen với chú. Biết chị em cũng rất muốn xem ảo thuật, chú Lý (tên nhà ảo thuật) bảo hai chị em chờ chú một lát. Tuy nhiên, nhớ lời mẹ dặn không nên làm phiền người khác nên hai chị em đi về.
Tranh 3 : Chẳng biết hỏi thăm ai mà tối hôm ấy, chú Lí tìm vào đúng nhà hai chị em Xô-phi. Hai chị em cùng lễ phép và niềm nở mời chú vào nhà.
Tranh 4 : Mẹ Xô-phi cũng rất vui, mời chú vào nhà ngồi chơi uống trà. Nhưng lạ quá, mẹ vừa mở nắp lọ đường ra thì có hàng mét vải băng xanh, vàng, đỏ bắn ra. Xô-phi lấy một cái bánh đặt vào đĩa bỗng thành hai cái. Còn Mác đang ngồi bỗng thấy có một khối nóng mềm trên chân. Mác ngạc nhiên nhìn xuống thì thấy một chú thỏ chẳng biết từ đâu xuất hiện đang rung rung những sợi râu và nhìn nó bằng cặp mắt tròn màu đỏ. Cả hai chị em đều phục tài biểu diễn ảo thuật của chú Lý. Đúng là một nhà ảo thuật đa tài.
B. Hoạt động thực thành
(Trang 42 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 1. Viết vào vở theo mẫu
(Trang 42 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 2. Thi viết nhânh các từ ngữ chỉ hoạt động:
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng n hoặc l,
b. Chứa tiếng có vần ut hoặc uc?
Trả lời:
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng n hoặc l
+ Tiếng bắt đầu bằng n: nói, níu, nép, nán lại, nặn tượng, nâng đỡ, nếm, nướng, ném, nằm, nắm, né tránh, nép, neo thuyền, nạo vét, nài nỉ,...
+ Tiếng bắt đầu bằng l: liếc nhìn, luồn lách, lồng lộn, lăn tròn, vái lạy, lặn, loan tin, lộn nhào, liếc mắt, lẫn lộn, lồng lộn, lái thuyền, lẩm bẩm, lao động,...
b. Chứa tiếng có vần ut hoặc uc
+ Tiếng có vần ut: trút, hút, mút, rút lui, sút bóng, thụt dầu, mút tay, thút thít, tụt xuống, rút tiền, hút nước, hút bụi,...
+ Tiếng có vần uc: đúc gang, lục lọi, múc nước, lùng sục, xúc đất, chúc, súc miệng, nhúc nhích, thúc giục, chúc mừng, xúc đất,...
(Trang 42 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 3. Nghe - viết đoạn văn sau: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam
Trả lời:
Người sáng tác Quốc ca Việt Nam
Nhạc sĩ Văn Cao tham gia cách mạng từ khi còn trẻ. Ông sáng tác bài hát "Tiến quân ca" trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa. Bài hát đã nhanh chóng được phổ biến trong cả nước và được Quốc hội đầu tiên của nước ta chọn làm Quốc ca.
(Trang 43 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 4. Đọc bài thơ, thảo luận để trả lời câu hỏi:
Đồng hồ báo thức
Bác kim giờ thận trọng
Nhích từng li, từng li
Anh kim phút lầm lì
Đi từng bước, từng bước
Bé kim giây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng
Ba kim cùng tới đích
Rung một hồi chuông vang
a. Trong bài thơ trên, những con vật nào được nhân hoá?
b. Những vật ấy được nhân hoá bằng cách nào?
c. Em thích hình ảnh nào? vì sao?
Trả lời:
a. Trong bài thơ, kim giờ, kim phút và kim giây được nhân hoá.
b. Những vật ấy được nhân hoá bằng từ xưng hô và từ ngữ chỉ hoạt động.
+ Kim giờ xưng bằng bác - hành động: thận trọng nhích từng li.
+ Kim phút xưng bằng anh - hành động: lầm lì đi từng bước.
+ Kim giây xưng bằng em bé - hành động: chạy vút lên.
c. Em thích hình ảnh kim giây. Kim giây nhỏ nhất nên chạy nhanh một cách tinh nghịch, vút lên trước. Đúng như hình ảnh của trẻ con chúng em.
(Trang 43 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 5. Dựa vào nội dung bài thơ trên, trả lời câu hỏi:
a. Bác kim giờ nhích về phía trước như thế nào?
b. Anh kim phút đi như thế nào?
c. Bé kim giây chạy lên trước hàng như thế nào?
Trả lời:
a. Bác Kim giờ nhích về phía trước một cách chậm chạp.
b. Anh Kim phút đi thong thả.
c. Bé Kim giây chạy lên hàng một cách nhanh nhảu.
Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 3 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 23C: Chúng ta cùng xem biểu diễn nghệ thuật
- Bài 24A: Các bạn nhỏ thật tài giỏi
- Bài 24B: Em biết những môn nghệ thuật nào?
- Bài 24C: Nghệ thuật làm đẹp cuộc sống
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 3 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Lớp 3 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Global Success
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - KNTT
- Lớp 3 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CTST
- Lớp 3 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CD
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CD
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CD
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CD