Tiếng Việt 3 VNEN Bài 33C: Mặt trời xanh của tôi

Tiếng Việt 3 VNEN Bài 33C: Mặt trời xanh của tôi

A. Hoạt động cơ bản

(Trang 128 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 1. Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau:

Tiếng Việt 3 VNEN Bài 33C: Mặt trời xanh của tôi | Soạn Tiếng Việt lớp 3 VNEN hay nhất

+ Tranh vẽ gì?

+ Những cây cọ trong tranh có đặc điểm gì nổi bật?

+ Lá cọ như thế nào?

Trả lời:

Quan sát bức tranh em thấy:

- Tranh vẽ cảnh em bé đang ngồi dưới đồi cọ xanh mát.

- Những điểm nổi bật của cây cọ trong tranh là: nhiều cây cao lớn, toả bóng mát.

- Lá cọ có màu xanh um, to, tròn.

(Trang 128 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc

Mặt trời xanh của tôi

(trích)

Đã có ai lắng nghe

Tiếng mưa trong rừng cọ?

Như tiếng thác dội về

Như ào ào trận gió.


Đã ai lên rừng cọ

Giữa một buổi trưa hè?

Gối đầu lên thảm cỏ

Nhìn trời xanh lá che...


Đã ai biết gió ấm

Thổi đến tự khi nào?

Từ khi rừng cọ nở

Hoa vàng như hoa cau.


Đã có ai dậy sớm

Nhìn lên rừng cọ tươi?

Lá xoè như tia nắng

Giống hệt như mặt trời.


Rừng cọ ơi, rừng cọ!

Lá đẹp, lá ngời ngời

Tôi yêu, thường vẫn gọi

Mặt trời xanh của tôi.

(Nguyễn Viết Bình)

(Trang 129 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 5. Đọc khổ thứ nhất, trả lời câu hỏi: Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?

Trả lời:

Đọc khổ thơ thứ nhất, em thấy tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh:

- tiếng thác dội về

- trận gió ào ào

6. Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dứoi đây:

(Trang 129 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) Câu 1: Vào buổi trưa hè, lên rừng cọ có gì thú vị?

a. Gối đầu trên thảm cỏ, ngắm trời xanh qua tán lá che.

b. Gối đầu trên thảm cỏ, ngắm lá cọ xanh xoè từng tia nắng.

c. Gối đầu trên thảm cỏ, nghe tiếng gió thối ào ào.

(Trang 129 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) Câu 2: Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời?

a. Vì lá cọ đẹp ngời ngời như mặt trời.

b. Vì lá cọ có gân lá xoè ra như tia nắng mặt trời.

c. Vì lá cọ được tác giả yêu như yêu mặt trời.

Trả lời:

Câu 1: Vào buổi trưa hè, lên rừng cọ có gì thú vị?

Đáp án: a. Gối đầu trên thảm cỏ, ngắm trời xanh qua tán lá che.

Câu 2: Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời?

Đáp án: b. Vì lá cọ có gân lá xoè ra như tia nắng mặt trời.

(Trang 129 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 7. Hỏi - đáp theo các câu hỏi dưới đây

Hỏi: Bạn có thích gọi lá cọ là "mặt trời xanh" không? Vì sao?

Đáp: ......

Hỏi: Bạn thích hình ảnh so sánh nào nhất trong bài thơ? Vì sao?

Đáp: ......

Trả lời:

Hỏi: Bạn có thích gọi lá cọ là "mặt trời xanh" không? Vì sao?

Đáp: Em thích gọi lá cọ là “mặt trời xanh". Vì lá cọ có gân, to và tròn như mặt trời chiếu những tia nắng.

Hỏi: Bạn thích hình ảnh so sánh nào nhất trong bài thơ? Vì sao?

Đáp: Em thích nhất là hình ảnh so sánh "lá xoè từng tia nắng, giống hết như mặt trời". Vì lá cọ to, tròn, có các tia nắng rọi qua từng kẽ lá.

B. Hoạt động thực thành

(Trang 129 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 1. Viết một câu văn tả cảnh bầu trời hoặc cảnh dưới mặt đất, trong đó sử dụng phép nhân hoá.

Trả lời:

Chiều buông xuống, ông mặt trời lững thững đạp xe qua ngọn tre trước cổng làng.

Những tia nắng bắt đầu nhạt dần để chuẩn bị cho cánh cửa màn đêm buông xuống.

Những chú chiền chiện lúc bay vút lên bầu trời, lúc sà xuống ruộng lúa để nhặt những hạt thóc vấn vương.

(Trang 130 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 3. Làm bài tập: Điền vào chỗ trống s hay x? Giải câu đố.

PHIẾU BÀI TẬP A

Nhà ...anh lại đóng đố ...anh

Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong.

         (Là bánh gì?)

Điền vào chỗ trống o hay ô? Giải câu đố.

PHIẾU BÀI TẬP B

Lòng chảo mà chẳng nấu, kho

Lại có đàn bò gặm ở tr...ng

Chảo gì mà r...ng mênh m...ng

Giữa hai sườn núi, cánh đ...ng cò bay?

         (Là gì?)

Trả lời:

PHIẾU BÀI TẬP A

Nhà xanh lại đóng đố xanh

Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong.

⇒ Là bánh chưng

PHIẾU BÀI TẬP B

Lòng chảo mà chẳng nấu, kho

Lại có đàn bò gặm ở trong

Chảo gì mà rộng mênh mông

Giữa hai sườn núi, cánh đồng cò bay?

⇒ Là thung lũng

(Trang 130 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 4. Đọc hai bài báo dưới đây, tìm ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon:

Trả lời:

a. Sách đỏ là gì?

⇒ Sách đỏ là loại sách nêu tên các loài động vật, thực vật quý hiếm. Các loài này đang giảm sút nhanh về số lượng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển.

b. Mon có thể nói về một loài động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng được không?

⇒ Danh sách một số loại có nguy cơ tuyệt chủng ở một số nơi trên thế giới.

- Ở Việt Nam:

+ Động vật: sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác...

+ Thực vật: trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất...

- Ở Thế giới: Mĩ còn 70 con chim kền kền, Nam Cực còn 500 con cá heo xanh, Trung Quốc còn khoảng 700 con gấu trúc.

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 3 chương trình VNEN hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 3 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên