Tiếng Việt 3 VNEN Bài 25B: Em kể về ngày hội
Tiếng Việt 3 VNEN Bài 25B: Em kể về ngày hội
A. Hoạt động cơ bản
(Trang 57 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 1. Trình bày tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm về ngày hội
(Trang 57 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 2. Kể lại câu chuyện Hội vật
Xem tranh và lời gợi ý, kể lại từng đoạn câu chuyện
Trả lời:
Đoạn 1. Cảnh mọi người đi xem hội vật
Mới sáng sớm, nơi tổ chức hội vật đã đông nghịt người. Người ta chen lấn nhau vòng trong vòng ngoài cốt để có một chỗ đứng tốt có thể nhìn rõ mặt ông Cản Ngũ và xem tài vật của ông. Tiếng trống thúc liên hồi càng làm cho không khí nơi sới vật thêm rộn ràng, náo nức.
Đoạn 2. Mở đầu keo vật
- Vừa vào keo vật, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ và tung ra nhiều miếng vật hiểm hóc nhằm chiến thắng đối phương. Còn ông Cản Ngũ thì có vẻ lớ ngớ, chậm chạp, vụng về và chỉ loay hoay chống đỡ làm cho keo vật trở nên buồn tẻ, không hấp dẫn người xem.
Đoạn 3. Ông Cản Ngũ bước hụt và hành động của Quắm Đen
- Chợt ông Cản Ngũ bước hụt, chúi người về phía trước. Quắm Đen nhanh như cắt lao vào ôm lấy một bên chân ông với ý đồ nhấc bổng ông lên. Người xem reo hò vang dội và tin rằng trận đấu sắp kết thúc và người thắng là Quắm Đen.
Đoạn 4. Thế vật bế tắc của Quắm Đen
- Tiếng reo hò, tiếng trống thúc càng làm náo nức, sôi động. Quắm Đen cố gắng lấy sức ra để nhấc chân ông Cản Ngũ lên. Nhưng ông Ngũ vẫn chưa chịu ngã. Chân ông cứ cắm chặt xuống đất như một cây cột sắt mà dù Quắm Đen có cố gắng thế nào cũng không nhổ được nó lên.
Đoạn 5. Kết thúc keo vật
- Ông Cản Ngũ cứ để cho Quắm Đen ôm vật chân ông. Lát sau, dường như thấy Quắm Đen đã thấm mệt, ông mới bình tĩnh thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen và dễ dàng nhấc bổng anh ta lên như người ta cầm một con ếch giơ lên vậy.
B. Hoạt động thực thành
(Trang 58 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 1. Viết vào vở theo mẫu
(Trang 58 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 2. Tìm các từ ngữ:
a. Gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau:
+ Màu hơi trắng
+ Cũng nghĩa với siêng năng
+ Đồ chơi mà cánh quạt của nó được quay từ gió
b. Chứa tiếng có vần ưt hoặc ưc, có nghĩa như sau:
+ Làm nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội quy, giữ gìn trật tự, vệ sinh trường lớp trong một ngày.
+ Người có sức khoẻ đặc biệt
+ Quẳng đi
Trả lời:
a. Gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau:
+ Màu hơi trắng⇒ trăng trắng
+ Cũng nghĩa với siêng năng⇒ chăm chỉ
+ Đồ chơi mà cánh quạt của nó được quay từ gió⇒ chong chóng
b. Chứa tiếng có vần ưt hoặc ưc, có nghĩa như sau:
+ Làm nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội quy, giữ gìn trật tự, vệ sinh trường lớp trong một ngày⇒ trực nhật
+ Người có sức khoẻ đặc biệt⇒ Lực sĩ
+ Quẳng đi⇒ vứt đi
(Trang 58 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 3. Nghe - viết đoạn văn trong bài Hội vật (Từ tiếng trống dồn đến ngang bụng vậy)
Trả lời:
Tiếng trống dông lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông vẫn đứng như cây trồng giữa sới. Còn Quằm Đen thì đang loay hoay, gò lưng lại, không sao bê nổi chân ông lên. Cái chân tựa như bằng cột sắt chứ không phải là chân người nữa. Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như con ếch buộc sợi rơm ngang bụng vậy.(Trang 58 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 4. Hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ về ngày hội
Trả lời:
Bài hát: Em đi chùa Hương
Hôm nay em đi chùa Hương
Hoa cỏ còn mờ hơi sương
Cùng thầy me em vấn đầu soi gương
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Em đeo giải yếm đào
Quần lãnh, áo the mới
Tay em cầm chiếc nón quai thao
Chân em di đôi guốc cao cao
Đường đi qua bến Dục
Moi người ngắm nhìn em
Thẹn thùng em không nói
Em bây giờ mới tuổi mười lăm
Em hãy còn bé lắm (chứ) mấy anh ơi
Đường đi qua Đồng Vọng
Mọi người ngắm nhìn em
Thẹn thùng em không nói
Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
(Trang 58 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 5. Đóng vai hỏi và đáp câu hỏi Vì sao?
- Một bạn đóng vai hỏi, bạn kia trả lời, sau đó hai bạn đổi nhiệm vụ cho nhau.
Hỏi - đáp trong mỗi tình huống sau:
a. Lan từ chối không đi chơi cùng Hoa.
b. Hoa mượn bút của Lan để viết bài chính tả.
c. Lan đi học muộn.
d. Lan mượn vở chép bài của Hoa.
M: Lan mượn vở chép bài của Hoa.
Hoa: - Vì sao cậu phải mượn vở chép bài?
Lan: - Tớ phải mượn vở chép bài vì hôm qua tớ nghỉ học.
Trả lời:
a. Lan từ chối không đi chơi cùng Hoa.
Hoa: - Vì sao bạn không đi chơi cùng tớ?
Lan: - Mình phải hoàn thành bài tập cho ngày mai.
b. Hoa mượn bút của Lan để viết bài chính tả.
Hoa: - Vì sao bạn không có bút vậy?
Lan: - Mình phải mượn bút của bạn vì bút của mình vừa hết mực xong.
c. Lan đi học muộn.
Hoa: - Vì sao bạn đi học muộn?
Lan: - Mình đi học muộn vì sáng nay mẹ mình bị ốm nên không thể chở mình đi học được.
(Trang 59 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 6. Đọc những câu sau. Viết vào vở câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu đó
a. Trả em không được tắm ở sông hồ một mình vì rất nguy hiểm
b. Hùng được thầy giáo khen vì thành tích trong bóng đá
c. Nhiều người thích đi xem hội vì hội rất đông vui
Trả lời:
a. Trả em không được tắm ở sông hồ một mình vì rất nguy hiểm
=> Vì sao trẻ em không được tắm ở sông hồ một mình?
b. Hùng được thầy giáo khen vì thành tích trong bóng đá
=> Vì sao Hùng được thầy giáo khen?
c. Nhiều người thích đi xem hội vì hội rất đông vui
=> Vì sao nhiều người thích đi xem hội?
C. Hoạt động ứng dụng
(Trang 59 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) Hỏi người thân về lễ hội ở quê em, theo gợi ý:
+ Tên lễ hội
+ Thời gian tổ chức lễ hội
+ Nơi diễn ra lễ hội
+ Một số hoạt động trong lễ hội
Trả lời:
Ví dụ mẫu:
- Tên lễ hội: Hội làng Chuông
- Thời gian: Từ ngày 8/3 đến 11/3 âm lịch.
- Địa điểm: Làng Chuông, Huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội.
- Đối tượng suy tôn: Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.
- Một số hoạt động trong lễ hội là: rước rồng, đập nồi đập niêu, bắt vịt, bắt dê, hát quan họ,...
Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 3 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 25C: Ngày hội ở khắp nơi
- Bài 26A: Em biết những ngày lễ hội truyền thống nào?
- Bài 26B: Những ngày hội dân gian
- Bài 26C: Chúng em đi dự hội
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 3 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Lớp 3 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Global Success
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - KNTT
- Lớp 3 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CTST
- Lớp 3 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CD
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CD
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CD
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CD