Top 20 Văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học Tác giả Nguyễn Du (siêu hay)

Tổng hợp trên 20 bài văn thuyết minh về một tác phẩm văn học Tác giả Nguyễn Du hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Văn bản thuyết minh về tác phẩm Tác giả Nguyễn Du (siêu hay)

Quảng cáo

Văn bản thuyết minh về tác phẩm Tác giả Nguyễn Du - mẫu 1

Cuộc đời của nhà thơ có nhiều biến đổi thăng trầm. Sau những năm tháng ấu thơ êm đềm và hạnh phúc, đến năm 10 tuổi tang thương bắt đầu ập đến: cha mất, tiếp theo hai năm sau mẹ cũng qua đời. Nguyễn Du phải đến sống nhờ nhà người anh cả cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi hương đậu tam trường, rồi làm một chức quan võ ở Thái Nguyên. Năm 1789 nhà Lê sụp đổ, Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình, rồi tiếp đó về sống ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Đó là quãng đời “mười năm gió bụi” vô cùng long đong khổ cực của nhà thơ.

Năm 1802 nhà Nguyễn được thiết lập, Nguyễn Du bất đắc dĩ từ chối không được phải miễn cưỡng ra làm quan. Ông từng làm tri huyện, tri phủ Thường Tín, cai bạ Quảng Bình. Tiếp đó, năm 1813 ông được thăng chức học sĩ điện Cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Sau khi về nước ông được thăng làm Tham tri bộ Lễ. Năm 1820 Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc lần nữa nhưng chưa kịp đi thì ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn ông mất đột ngột trong một trận dịch lớn.

Trong cuộc đời nhiều sóng gió của mình Nguyễn Du đã để lại một sự nghiệp văn học vô giá: đồ sộ về số lượng, sâu sắc về nội dung, xuất sắc trong nghệ thuật thể hiện. Nguyễn Du sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán có ba tập: Thanh Hiên thi tập, được làm lúc nhà thơ đang sống ở quê vợ Thái Bình và quê nhà Nghi Xuân; Nam trung tạp ngâm, viết trong thời gian Nguyễn Du làm quan ở Quảng Bình; Bắc hành tạp lục là tập thơ chữ Hán xuất sắc nhất, tập hợp những sáng tác ra đời trong lúc Nguyễn Du đi sứ ở Trung Quốc.

Trong những tập thơ này có nhiều bài thơ rất đặc sắc: Độc Tiểu Thanh kí , sở kiến hành, Long Thành cầm giả ca, Thái Bình mại ca giả. về thơ chữ Nôm, Nguyễn Du để lại kiệt tác Truyện Kiều và một tác phẩm cũng rất nổi tiếng: “Văn tế thập loại chúng sinh”.

Quảng cáo

Những sáng tác của Nguyễn Du trước hết cho thấy khả năng bao quát hiện thực và một cảm quan nhạy bén sắc sảo trước những vấn đề lớn của con người, của thời đại. Hiện thực cuộc sống với bao điều nhức nhối đã được Nguyễn Du ghi lại một cách trung thực và xúc động. Trên cái nền của sự phản ánh đó người đọc cũng thấy được ý thức phản kháng xã hội và đặc biệt là ý thức khẳng định, vun đắp cho cuộc sống hạnh phúc của con người của nhà thơ.

Không chỉ có vậy, sáng tác Nguyễn Du còn là minh chứng của một nghệ thuật đã đạt tới trình độ bậc thầy của một tài năng kiệt xuất. Ngôn ngữ văn chương, đặc biệt là tiếng Việt đạt đến đỉnh cao của sự nhuần nhuyễn, tinh tế, tự nhiên, có khả năng biểu hiện sâu sắc đời sống và nội tâm con người. Đó còn là thứ ngôn ngữ được kết hợp hài hoà giữa ngôn ngữ bác học với ngôn ngữ bình dân, tạo nên nhiều sắc thái biểu hiện rất đa dạng.

Cuộc đời hơn năm mươi năm sống giữa trần gian của Nguyễn Du dẫu nhiều bi kịch cay đắng, có khi mất phương hướng trong những cơn lốc xoáy của lịch sử, thế nhưng trước sau Nguyễn Du vẫn là con người của tài hoa, của một trái tim luôn chan chứa dạt dào niềm yêu thương và nỗi xót đau vô hạn cho mỗi kiếp người bất hạnh trên khắp thế gian. Nguyễn Du là một tài năng, một tâm hồn mà càng qua thời gian càng ngời sáng.

Văn bản thuyết minh về tác phẩm Tác giả Nguyễn Du - mẫu 2

 Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời”.

Quảng cáo

Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ất Dậu) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca.

Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thìa biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày… những con người “dưới đáy” xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du – nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan. Năm 1813 được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1820, ông lại được cử đi lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820). Suốt thời gian làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du sống trầm lặng, ít nói, có nhiều tâm sự không biết tỏ cùng ai.

Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, tổng cộng 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) và một số sáng tác đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; vè Thác lèn trai phường nón.

Nguyễn Du là nhà thơ “đứng trong lao khổ mà mở hồn ra đón lấy tất cả những vang vọng của cuộc đời” (Nam Cao). Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giống những trang nhật kí đời sống, nhật kí tâm hồn vậy. Nào là cảnh sống lay lắt, nào là ốm đau, bệnh tật cho đến cảnh thực tại của lịch sử… đều được Nguyễn Du ghi lại một cách chân thực…).

Nguyễn Du vạch ra sự đối lập giữa giàu – nghèo trong Sở kiến hành hay Thái Bình mại giả ca… Nguyễn Du chống lại việc gọi hồn Khuất Nguyên về nước Sở của Tống Ngọc là bởi nước Sở “cát bụi lấm cả áo người” toàn bộ “vuốt nanh”, “nọc độc”, “xé thịt người nhai ngọt xớt”… Nước Sở của Khuất Nguyên hay nước Việt của Tố Như cũng chỉ là một hiện thực: Cái ác hoành hành khắp nơi, người tốt không chốn dung thân.

Quảng cáo

Truyện Kiều mượn bôi cảnh đời Minh (Trung Quốc) nhưng trước hết là bản cáo trạng đanh thép ghi lại “những điều trông thấy” của Nguyễn Du về thời đại nhà thơ đang sống. Phản ánh với thái độ phê phán quyết liệt, đó là khuynh hướng hiện thực sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.

Sáng tác của Nguyễn Du bao trùm tư tưởng nhân đạo, trước hết và trên hết là niềm quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng mà còn là khúc ca tình yêu tự do trong sáng, là giấc mơ tự do công lí “tháo cũi sổ lồng”. Nhưng toàn bộ Truyện Kiều chủ yếu là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ.

Không chỉ Truyện Kiều mà hầu hết các sáng tác của Nguyễn Du đều bao trùm cảm hứng xót thương, đau đớn: Từ Đọc Tiểu Thanh kí đến Người ca nữ đất Long Thành, từ Sở kiến hành đến Văn tế thập loại chúng sinh… thậm chí Nguyễn Du còn vượt cả cột mốc biên giới, vượt cả ranh giới ta – địch và vượt cả sự cách trở âm dương để xót thương cho những kẻ chết trận, phơi “xương trắng” nơi “quỉ môn quan”.

Nguyễn Du đóng góp rất lớn, rất quan trọng cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học Tiếng Việt: Tỉ lệ từ Hán – Việt giảm hẳn, câu thơ tiếng Việt vừa thông tục, vừa trang nhã, diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú, biến hóa. Thơ Nguyễn Du xứng đáng là đỉnh cao của tiếng Việt văn học Trung Đại. Đặc biệt Truyện Kiều của Nguyễn Du là “tập đại thành” về ngôn ngữ văn học dân tộc.

Xin được mượn những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu tri âm cùng Tố Như để thay cho lời kết:

Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.

Văn bản thuyết minh về tác phẩm Tác giả Nguyễn Du - mẫu 3

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là "Truyện Kiều".

Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1765 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.

Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước "những điều trông thấy" khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca.

Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.

Về văn thơ nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn. Thời gian sống ở Tiên Điền – Nghi Xuân đến 1802, ông viết "Thác lời trai phường nón Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu". Đây là 2 bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ông, sự hoà biểu tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người.

Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập "Nam Trung Tạp Ngâm" gồm 40 bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất.

Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết "Truyện Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của 2 phía cùng luận chiến.

Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn, ở Khu Văn Lâu.

Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản in với số lượng lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao Truyện Kiều. Dịch giả người Pháp Rơ-Ne-Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn viết: "Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào". Ông so sánh với văn học Pháp: "Trong tất cả các nền văn chương Pháp không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam". Và ông kết luận: "Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc". Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân.

Văn bản thuyết minh về tác phẩm Tác giả Nguyễn Du - mẫu 4

Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Thời thơ ấu và niên thiếu, Nguyễn Du sống tại Thăng Long trong một gia đình phong kiến quyền quý. Nhưng năm 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi mồ côi mẹ, Nguyễn Du đến sống cùng với người anh cùng cha khác mẹ Nguyễn Khản.

Do nhiều biến cố lịch sử, từ năm 1789, Nguyễn Du dã rơi vào cuộc sống đầy khó khăn gian khổ. Năm 1802, Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn và hoạn lộ trở nên thuận lợi hơn.

Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành,… nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ.

Đặc điểm nội dung: nội dung sáng tác của Nguyễn Du là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao tình. Những khái quát của ông về cuộc đời, về thân phận con người thường mang tính triết lí cao và thấm đẫm cảm xúc. Ý nghĩa sâu sắc của thơ ca Nguyễn Du gắn chặt với tình đời, tình người bao la của nhà thơ.

Nguyễn Du đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng Việt qua việc Việt hóa nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập. Năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông.

Văn bản thuyết minh về tác phẩm Tác giả Nguyễn Du - mẫu 5

Nguyễn Du là danh nhân văn hóa nổi tiếng, hơn ai hết ông còn là nhà văn có tài năng viết nên “Truyện Kiều” tác phẩm kinh điển của nền văn học Việt Nam được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 sinh trưởng trong gia đình có nhiều người làm quan cho triều đình. Cả cha và mẹ ông đều là những người có quyền cao chức trọng được người đời sùng bái.

Khi còn nhỏ ông sống trong giàu sang, từ khi cha mẹ mất cuộc đời ông bắt đầu cuộc sống cơ cực, nay đây mai đó. Thời gian sống ngoài xã hội ông thấm thía nỗi bất hạnh kiếp người thấp nhất của xã hội đó là tầng lớp người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca…nỗi bất hạnh đó đã góp phần tạo nên thiên tài Nguyễn Du.

Nội dung thơ văn của Nguyễn Du mang giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh cuộc đời cơ cực của chính bản thân và xã hội rối ren, bất công, bạo ngược lúc đương thời. Nếu đọc qua sẽ nhận ra tác phẩm Nguyễn Du đậm chất tinh thần nhân đạo, thể hiện sự đồng cảm, ngợi ca những con người dưới đáy xã hội nhất là những người phụ nữ có tài nhưng số phận hẩm hiu.

Trong các tác phẩm của ông yếu tố nghệ thuật được đánh giá rất cao, ông đã đưa hai thể thơ dân gian của nước ta đạt đến trình độ điêu luyện, chính Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lí sâu sắc, thấu đáo, đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, phong phú, biến hóa nhiều hơn. Nói không quá khi chính ông là người có công lớn khi giúp cho nền văn học nước nhà lên tầm cao mới.

Nhìn chung trong tác phẩm của ông mang giá trị tư tưởng nhân đạo sâu sắc thể hiện khát vọng công lý, tự do, cảm thương cho số phận người phụ nữ, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ tài sắc nhưng bất hạnh, qua đó không quên tố cáo mặt trái của chế độ phong kiến thối nát.

Nguyễn Du là người tài giỏi đã đóng góp quan trọng sự phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên phóng khoáng, phong phú và đa dạng và biến hóa hơn. Nguyễn Du chắc chắn là người quan trọng góp phần phát triển nền văn hoa trung đại nước nhà

Văn bản thuyết minh về tác phẩm Tác giả Nguyễn Du - mẫu 6

Nếu mỗi một quốc gia đều có một nhà thơ, nhà văn để tự hào khác nhau như: Trung Quốc tự hào về Lỗ Tấn, Nga tự hào về Macxim Gorki thì Việt Nam cũng có Nguyễn Du để tự hào. Ông đã nâng tầm nền văn học Việt Nam, với tác phẩm để đời của ông lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng khác nhau là "Truyện Kiều". Với học vấn uyên bác cùng tài năng văn học xuất chúng, tư tưởng nhân đạo thấm đẫm trong tính cách của ông, Truyện Kiều dưới ngòi bút tài hoa của ông thực sự đã trở thành một niềm tự hào dân tộc của toàn người dân Việt.

Ông vốn xuất thân từ một gia đình quyền quý, cả cha và mẹ đều làm quan trong triều đình và được nhà vua trọng dụng. Nhưng một biến cố đã ập đến với ông, năm 13 tuổi ông đã mô côi cả cha lẫn mẹ, phải chuyển đến sống cùng với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. Khi 15 tuổi, Nguyễn Khản bị buộc tội mưu phản, ông phải nương tựa ở nhà họ hàng xa. Đặc biệt là cuộc đời ông gắn bó chặt chẽ với những biến cố lịch sử giai đoạn thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX - giai đoạn mà chế độ phong kiến thể hiện bản chất thối nát, tham lam, không quan tâm đến đời sống nhân dân, đấu đá, chém giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực. 

Ông đã phiêu bạt khắp nơi, đến năm 1802 khi Nguyễn Ánh lên ngôi, ông miễn cưỡng làm quan. Ông được cử đi sang Trung Quốc 2 lần nhưng đến lần thứ 2 năm 1820 chưa kịp đi thì ông đã bị mất đột ngột tại Huế. Tuy cuộc đời có rất nhiều thăng trầm nhưng chính vì lẽ đó đã đúc kết một con người tài hoa, sở hữu vốn kiến thức sâu rộng như ông cùng với nỗi thương cảm cho số phận con người lúc bấy giờ. Ông là đại thi hào của dân tộc với rất nhiều tác phẩm kinh điển như ba tập thơ bằng chữ Hán, gồm Thanh Hiên Thi tập, Nam Trung tạp ngôn, Bắc Hành tạp lục và tác phẩm chữ Nôm xuất sắc để đời nhất của ông đó là "Truyện Kiều".

"Truyện Kiều" trước kia được gọi là "Đoạn trường Tân Thanh". Truyện được Nguyễn Du kế thừa và phát triển sáng tạo từ truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm tài nhân Trung Quốc. Tuy nhiên, khác với bản gốc, Truyện Kiều được viết bằng thể thơ lục bát gồm 3254 câu thơ và được chia làm ba giai đoạn: Gặp gỡ và đính ước, gia biệt và lưu lạc, đoàn tụ.

"Truyện Kiều" là tác phẩm tiêu biểu cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ vô cùng xinh đẹp "Hồng nhan bạc phận", đồng thời cũng là bản cáo trạng đanh thép cho tội ác xấu xa của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Một xã hội đã vùi dập một người con gái tài sắc vẹn toàn phải chịu nỗi khổ đau. Từ đó những áng thơ này đã cất lên tiếng gọi về một sự tự do, là bài ca công lý trong xã hội.

Để làm nên một tầm vóc của một đại thi hào, một danh nhân văn hóa thế giới là do sự đúc kết của rất nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là cái "Tâm" và cái "Tài" làm trọng tâm của người nghệ sĩ. "Truyện Kiều" sẽ là tác phẩm sống mãi trong lòng người dân Việt Nam bởi những giá trị nghệ thuật và nội dung sâu sắc mà nó ẩn chứa.

Văn bản thuyết minh về tác phẩm Tác giả Nguyễn Du - mẫu 7

Nguyễn Du là danh nhân văn hóa nổi tiếng thế giới, hơn ai hết, dưới ngòi bút tài hoa của ông "Truyện Kiều" hiện lên là một tác phẩm kinh điển của nền văn học Việt Nam và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau để nhiều độc giả trên khắp thế giới cảm nhận.

Tên thật của ông là Tố Như, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình họ hàng có nhiều người làm quan. Cả cha và mẹ của ông đều là người quyền quý trong triều đình và được nhà vua trọng dụng.

Từ thuở còn nhỏ ông sống trong cảnh giàu sang, từ khi cha mẹ mất cuộc đời ông rơi vào cảnh lầm than, nghèo khổ, nay đây mai đó không chốn dung thân. Thời gian sống ngoài xã hội độc ác, thấm thía nỗi bất hạnh của mảnh đời bần cùng nhất xã hội lúc bấy giờ đó là trẻ em, phụ nữ, người dân lao động...đã góp phần đúc kết nên tính cách thiên tài Nguyễn Du.

Nội dung thơ văn của Nguyễn Du mang giá trị nghệ thuật sâu sắc, phản ánh cuộc đời vất vả, cơ cực của bản thân và xã hội loạn lạc, rối ren, bất công. Nếu đọc qua những tác phẩm của Nguyễn Du thì các bạn sẽ cảm nhận được tinh thần nhân đạo, ca ngợi những mảnh đời bần cùng xã hội nhất là những người phụ nữ vốn đã thiệt thòi, hẩm hiu.

Trong các tác phẩm của ông, yếu tố nghệ thuật được đánh giá cao hơn cả, ông đã đặt nền móng cho hai tác phẩm dân gian nước ta đạt đến trình độ điêu luyện thượng thừa, chính ông đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, miêu tả tâm lý nhân vật kỹ càng, thấu đáo, đóng góp phần lớn làm cho từ ngữ tiếng Việt trở nên phong phú, sâu sắc hơn. Nói không quá khi công nhận ông chính là người góp phần làm cho nền văn học nước nhà đạt tới trình độ mới.

Tác phẩm của ông mang những giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện khát vọng tự do, công bằng, thương cảm cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng số phận bất hạnh "Hồng nhan bạc phận", từ đó tố cáo tội ác man rợ của chế độ phong kiến thối nát.

Nguyễn Du là một người vô cùng tài giỏi đã đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ tiếng Việt trở nên phong phú, phóng khoáng, thiên biến vạn hóa hơn. Nguyễn Du chắc chắn là một thi sĩ nâng tầm phát triển của nền văn học trung đại nước nhà.

Văn bản thuyết minh về tác phẩm Tác giả Nguyễn Du - mẫu 8

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà lãnh đạo tài tình và với sự nhìn đời thấu đáo, tầm lòng luôn hướng đến sự tốt đẹp cho người dân.

Nguyễn Du tên thật là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 trong một gia đình quyền quý có nhiều đời làm quan to ở triều đình. Cha ông là Nguyễn Nghiễm từng có khoảng thời gian 15 năm giữ chức Tể tướng. Mẹ ông là Trần Thị Tần - một người phụ nữ có tài xướng ca. Nhưng biến cố đã đến với cuộc đời ông, năm 10 tuổi mồ côi cha, năm 13 tuổi mồ côi mẹ, từ một mảnh đời giàu có đã trở thành một con người nghèo khổ, cơ cực.

Hơn 10 năm sinh sống và trải nghiệm ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống rất gần gũi với nhân dân và thẫm đẫm tình cảnh nghèo khổ của kiếp người lao động, trẻ em, phụ nữ, ăn mày....Những thân phận bần cùng xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn nhất của cuộc đời Nguyễn Du đã đúc kết tính cách và bản chất thiên tài của ông - nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, ông ra làm quan. Ông được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử đi làm Chánh sứ đi Trung Quốc vào năm 1813. Năm 1820, ông được cử đi lần thứ hai thì lại mất đột ngột vào ngày 18-9-1820. Suốt khoảng thời gian làm quan, ông trầm tính, ít nói, lại chan chứa rất nhiều tâm sự không biết trải lòng cùng ai.

Nguyễn Du là nhà thơ dù phải sống trong cảnh cơ cực, khổ đau mà vẫn mở hồn đón lấy tất cả những vẻ vang của cuộc đời. Thơ chữ Hán của ông giống như nhật ký ghi chép lại tất cả các hoạt động đời sống, tâm hồn vậy. Nào là cảnh sống lay lắt,cơ cực, nghèo đói, bệnh tật,...đều được ông ghi chép lại rất tỉ mỉ, cẩn thận.

Truyện Kiều mượn bối cảnh đời Minh (Trung Quốc) nhưng trước hết là lời buộc tội đanh thép của ông về những tội ác tày trời của xã hội phong kiến thối nát, độc ác mà ông đã được chứng kiến. Phản ánh với thái độ phê phán quyết liệt, kiên quyết, đó là khuynh hướng hiện thực sâu sắc thường được thấy trong từng tác phẩm để đời của Nguyễn Du.

Những tác phẩm của Nguyễn Du bao trùm tư tưởng nhân đạo, trước hết và trên hết là sự quan tâm đặc biệt đối với những thân phận bất hạnh của con người trong xã hội phong kiến. Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng mà còn là bản tình ca của đôi uyên ương trong sáng, da diết, mãnh liệt, là giấc mộng được tự do, công bằng trong cuộc đời để cháy bỏng với nửa kia của mình. Nhưng xuyên suốt Truyện Kiều chỉ đầy ắp những tiếng khóc xé ruột cho số phận của người phụ nữ xinh đẹp bị chà đạp dữ dội cả về thể xác lẫn tinh thần.

Không chỉ riêng Truyện Kiều mà hầu hết các tác phẩm của ông đều bao trùm những sự đau thương, mất mát đến khó tả. Thậm chí ông còn vượt qua cả không gian biên giới, vượt cả khoảng cách giữa ta và địch để thương xót cho những kẻ phải hy sinh nơi chiến trường.

Nguyễn Du là một người có công rất lớn trong sự nâng tầm nền văn học Việt Nam, cho sự phong phú, thiên biến vạn hóa của tiếng Việt. Đặc biệt, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm biểu tượng cho nền văn học Việt Nam đối với thế giới.

Văn bản thuyết minh về tác phẩm Tác giả Nguyễn Du - mẫu 9

Khi nhắc đến nền văn học Việt Nam thì chúng ta không thể nào bỏ qua tác phẩm "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du viết về số phận hẩm hiu của một người con gái xinh đẹp. Với kiến thức uyên bác hơn người cùng với ngòi bút tài hoa của mình, ông đã nâng tầm văn học nước nhà. Trong đó nổi bật hơn cả chính là tác phẩm "Truyện Kiều".

Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820, tên thật là Tố Như hiệu là Thanh Hiên, quê tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thời thơ ấu, ông sinh được sinh ra trong một gia đình vô cùng quyền lực và giàu có. Cha ông làm quan lớn trong triều nhà Lê. Tuy mồ côi cha mẹ sớm, cuộc đời ông đầy rẫy những biến động, phải nay đây mai đó lông bông chốn không nhà, nhưng chính những biến cố đó đã đúc kết nên một con người đầy tài năng kiệt xuất, trái tim chan chứa những yêu thương và cảm thông sâu sắc cho những mảnh đời nghèo khổ Nguyễn Du. Cộng thêm vào giai đoạn đó lịch sử nước nhà đang hỗn loạn, có nhiều rối ren, các thế lực chém giết nhau tranh giành quyền lực, nông dân khắp nơi nổi dậy đòi quyền tự do, bình đẳng tiêu biểu như là phong trào Tây Sơn được lãnh đạo bởi Nguyễn Huệ. Những yếu tố đó đã góp phần không nhỏ giúp ông vĩ đại như vậy. 

Nguyễn Du được coi là người có tài năng học hành, tư chất thông minh từ nhỏ, bậc thầy trong việc sử dụng các từ ngữ tiếng Việt, thiên biến vạn hóa những câu chữ như sao sáng chói trên bầu trời văn học Việt. Ông ra đi nhưng đã để lại cho nền văn học nước nhà một kho tàng phong phú với khoảng hơn nghìn tác phẩm được sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. 

Truyện Kiều trước đó thường được gọi là "Đoạn tường Tân Thanh" được nhà thơ sáng tác vào khoảng cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX. Đây là một tác phẩm tiêu biểu được sáng tác bằng chữ Nôm dựa trên cốt truyện có nguồn gốc từ Trung Quốc - tiểu thuyết của Thanh Tâm, tuy nhiên đã được biến đổi tài tình để phù hợp với xã hội và con người Việt Nam lúc bấy giờ. Cây truyện được viết bằng 3254 câu thơ được chia làm 3 phần chính: Gặp gỡ và đính ước, gia biến và lưu lạc, đoàn tụ.

Truyện Kiều có nội dung kể về một gia đình nọ có 3 người con: Thúy Vân, Vương Quan và Thúy Kiều. Cả 2 người con gái đều sở hữu vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành đến những thứ vô tri vô giác như cỏ cây cũng phải ghen tị. Thúy Kiều bất ngờ gặp được Kim Trọng trong lễ hội đạp thanh từ đó 2 người nảy sinh tình cảm, nguyện thề một lòng sống chết vì nhau. Nhưng do gia đình đang mang một khoản nợ, Thúy Kiều phải bán mình chuộc cha, để lại mối tơ duyên với Kim Trọng cho em gái Thúy Vân. Từ đây bắt đầu một cuộc sống 15 năm lưu lạc thấm đẫm những gian khổ, khó khăn của Thúy Kiều. Nhưng may mắn thay, Kiều gặp được Từ Hải, một vị anh hùng đã cứu Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh. Sau đó, Thúy Kiều tuy chỉ được tự do trong một thời gian ngắn đã lại bị bắt và nhảy xuống sông tự vẫn, may mắn thay vẫn được sư vãi Giác Duyên cứu sống và đi tu.

Về giá trị nhân đạo, Truyện Kiều chính là tiếng nói cho sự yêu thương giữa người với người. Đó là sự thương cảm giữa những mảnh đời bất hạnh, đồng thời cũng là ca ngợi khát vọng được tự do và hạnh phúc trong tâm trí con người. Bên cạnh đó, sự khao khát công lý, chiến thắng những thế lực tàn bạo còn được nhà thơ lấy nhân vật Từ Hải để gửi gắm.

Có thể nói rằng Truyện Kiều chính là một tác phẩm ca ngợi hết những sự tài hoa, kiệt xuất của đại thi hào Nguyễn Du từ cách xây dựng cốt truyện hấp dẫn, cách điều khiển ngôn từ, nghệ thuật miêu tả...mà ông đã sử dụng trong tác phẩm. Từ đó, tác phẩm Truyện Kiều cũng đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều nhà thơ thế hệ sau, nó truyền tải ý nghĩa sâu sắc và khơi gợi tình cảm thương yêu giữa những con người sống trong cùng một xã hội.

Văn bản thuyết minh về tác phẩm Tác giả Nguyễn Du - mẫu 10

Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên thật là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Thời thơ ấu, ông sống tại Thăng Long trong một gia đình quyền quý. Nhưng đến năm 10 tuổi, cha ông mất, năm 13 tuổi, mẹ ông mất, Nguyễn Du chuyển đến sống cùng với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản.

Do nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, từ một con của gia đình giàu có đầy quyền lực mà ông đã trở thành một mảnh đời đầy cơ cực, nghèo khổ. Năm 1802, Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn và đường công danh, đời sống trở nên chuyển biến tích cực hơn.

Nguyễn Du là một nhà thơ có học vấn uyên bác hơn người, ông thành thạo rất chắc nhiều thể loại thơ Trung Quốc như: ca, hành, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật,... nên ở thể thơ nào ông cũng đều có những tác phẩm rất xuất sắc. Đặc biệt nhất không thể bỏ qua tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam là "Truyện Kiều" . Ngày nay, "Truyện Kiều" vẫn được các nhà xuất bản cho ra số lượng lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng khác nhau để tất cả các quý bạn đọc trên thế giới có thể cảm nhận và đánh giá về tác phẩm. Các chuyên gia và nhà nghiên cứu về văn học đánh giá rất cao Truyện Kiều. 

Đặc điểm nội dung: Những tác phẩm của ông có khuynh hướng đề cao xúc cảm, tức là đề cao tình nghĩa, tình yêu. Những khái quát của ông về cuộc đời, thân phận con người trong xã hội thối nát, độc ác phong kiến thường mang tính triết lý cao và thẫm đẫm xúc cảm.

Nguyễn Du là một nhà thơ sống trọn đời với nghệ thuật, sống hết mình với tình cảm, tư tưởng, tài năng nghệ thuật thông qua rất nhiều tác phẩm để đời của ông, rõ nét nhất là tác phẩm "Truyện Kiều". Đọc tác phẩm này ta thấy được sự độc ác của xã hội phong kiến, thấy được những ý nghĩa của Nguyễn Du hàm ẩn trong từng câu thơ. Một Nguyễn Du thâm thúy, nhiều trải nghiệm, chất chứa đầy ắp tình thương yêu nhân dân, hiểu rõ bản thân mình, hiểu đời, một người khát khao bình yên cho dân tộc, nhân dân.

Văn bản thuyết minh về tác phẩm Tác giả Nguyễn Du - mẫu 11

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân).

Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ất Dậu) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca.

Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài. Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học. Gia đình và quê hương chính là “mảnh đất phì nhiêu” nuôi dưỡng thiên tài Nguyễn Du.

Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp những sóng gió trong cơn quốc biến ba đào: Sống nhờ Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ chúa Trịnh) thì Nguyễn Khản bị giam, bị Kiêu binh phá nhà phải chạy trốn. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ tam trường rồi làm một chức quan ở tận Thái Nguyên. Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long.

Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thìa biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày… những con người “dưới đáy” xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du – nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan. Năm 1813 được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1820, ông lại được cử đi lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820). Suốt thời gian làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du sống trầm lặng, ít nói, có nhiều tâm sự không biết tỏ cùng ai.

Tư tưởng Nguyễn Du khá phức tạp và có những mâu thuẫn: Trung thành với nhà Lê, không hợp tác với nhà Tây Sơn, bất đắc dĩ làm quan cho nhà Nguyễn. Ông là một người có lí tưởng, có hoài bão nhưng trước cuộc đời gió bụi lại buồn chán, Nguyễn Du coi mọi chuyện (tu Phật, tu tiên, đi câu, đi săn, hành lạc…) đều là chuyện hão nhưng lại rơi lệ đoạn trường trước những cuộc bể dâu. Nguyễn Du đã đứng giữa giông tố cuộc đời trong một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Đó là bi kịch của đời ông nhưng chính điều đó lại khiến tác phẩm của ông chứa đựng chiều sâu chưa từng có trong thơ văn Việt Nam.

Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, tổng cộng 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) và một số sáng tác đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; vè Thác lèn trai phường nón.

Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du tâm sự:

“Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.

Chính “những điều trông thấy" khiến tác phẩm của Nguyễn Du có khuynh hướng hiện thực sâu sắc. Còn nỗi “đau đớn lòng” đã khiến Nguyễn Du trở thành một nhà thơ nhân đạo lỗi lạc.

Nguyễn Du là nhà thơ “đứng trong lao khổ mà mở hồn ra đón lấy tất cả những vang vọng của cuộc đời” (Nam Cao). Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giống những trang nhật kí đời sống, nhật kí tâm hồn vậy. Nào là cảnh sống lay lắt, nào là ốm đau, bệnh tật cho đến cảnh thực tại của lịch sử… đều được Nguyễn Du ghi lại một cách chân thực (Đêm thu: Tình cờ làm thơ; Ngồi dèm…). Nguyễn Du vạch ra sự đối lập giữa giàu – nghèo trong Sở kiến hành hay Thái Bình mại giả ca… Nguyễn Du chống lại việc gọi hồn Khuất Nguyên về nước Sở của Tống Ngọc là bởi nước Sở “cát bụi lấm cả áo người” toàn bộ “vuốt nanh”, “nọc độc”, “xé thịt người nhai ngọt xớt”… Nước Sở của Khuất Nguyên hay nước Việt của Tố Như cũng chỉ là một hiện thực: Cái ác hoành hành khắp nơi, người tốt không chốn dung thân. Truyện Kiều mượn bôi cảnh đời Minh (Trung Quốc) nhưng trước hết là bản cáo trạng đanh thép ghi lại “những điều trông thấy” của Nguyễn Du về thời đại nhà thơ đang sống. Phản ánh với thái độ phê phán quyết liệt, đó là khuynh hướng hiện thực sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.

Sáng tác của Nguyễn Du bao trùm tư tưởng nhân đạo, trước hết và trên hết là niềm quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng mà còn là khúc ca tình yêu tự do trong sáng, là giấc mơ tự do công lí “tháo cũi sổ lồng”. Nhưng toàn bộ Truyện Kiều chủ yếu là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ.

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Không chỉ Truyện Kiều mà hầu hết các sáng tác của Nguyễn Du đều bao trùm cảm hứng xót thương, đau đớn: Từ Đọc Tiểu Thanh kí đến Người ca nữ đất Long Thành, từ Sở kiến hành đến Văn tế thập loại chúng sinh… thậm chí Nguyễn Du còn vượt cả cột mốc biên giới, vượt cả ranh giới ta – địch và vượt cả sự cách trở âm dương để xót thương cho những kẻ chết trận, phơi “xương trắng” nơi “quỉ môn quan”.

Không chỉ xót thương, Nguyễn Du còn trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, cùng những khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Đó là tư tưởng sâu sắc nhất mà ông đem lại cho văn học Việt Nam trong thời đại ông.

Nguyễn Du đã đóng góp lớn về mặt tư tưởng, đồng thời có những đóng góp quan trọng về mặt nghệ thuật.

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa. Thơ Nôm Nguyễn Du thực sự là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình hai thể thơ dân tộc: Lục bát (Truyện Kiều) và song thất lục bát (Văn tế thập loại chúng sinh). Đến Nguyễn Du, thơ lục bát và song thất lục bát đã đạt đến trình độ hoàn hảo, mẫu mực, cổ điển.

Nguyễn Du đóng góp rất lớn, rất quan trọng cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học Tiếng Việt: Tỉ lệ từ Hán – Việt giảm hẳn, câu thơ tiếng Việt vừa thông tục, vừa trang nhã, diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú, biến hóa. Thơ Nguyễn Du xứng đáng là đỉnh cao của tiếng Việt văn học Trung Đại. Đặc biệt Truyện Kiều của Nguyễn Du là “tập đại thành” về ngôn ngữ văn học dân tộc.

Xin được mượn những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu tri âm cùng Tố Như để thay cho lời kết:

“Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.

Xem thêm các bài Soạn văn 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên