Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 42 Tập 1 - Kết nối tri thức
Với soạn bài Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ trang 42 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 42 Tập 1 - Kết nối tri thức
Soạn bài: Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 42 Tập 1 - Cô Huỳnh Phượng (Giáo viên VietJack)
* Biện pháp tu từ
Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Trong dòng thơ: Một ngày hoà bình/ Anh không về nữa tác giả sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. Anh không về nữa, tức là người lính đã hi sinh/ đã chết.
- Cách nói giảm nói tránh như vậy có tác dụng làm giảm bớt sự đau thương mất mát, khiến cho người đọc/người nghe bớt đau buồn.
Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Một số ví dụ có sử dụng biện pháp tu từ được dùng trong hai dòng thơ “Một ngày hòa bình/ Anh không về nữa”.
- Nó vào quân từ năm 82, nó không về được nữa rồi=> Biện pháp nói giảm nói tránh
- Nó không về, nó không về ư? => biện pháp điệp từ.
Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Biện pháp tu từ trong những câu văn trên là: nói giảm nói tránh “nhắm mắt”(a) có nghĩa là “chết”, “nghèo sức quá” (b) có nghĩa là “sức khỏe yếu”.
- Tác dụng của việc nói giảm nói tránh làm giảm cảm giác đau buồn, ghê sợ (a) và làm giảm nhẹ mức độ của nhân vật, và thể hiện phép lịch sự (b).
Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ Đồng dao mùa xuân là:
+ Điệp câu “có một người lính”
+ Điệp từ “anh” trong câu “anh không về nữa/ anh vẫn một mình”
+ Điệp từ “anh ngồi” trong câu “anh ngồi lặng lẽ/ anh ngồi rực rỡ”
- Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ: tạo tính nhạc cho câu và có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh người lính cụ Hồ hi sinh quên mình vì Tổ Quốc và các anh sống mãi trong lòng đồng đội, trong lòng nhân dân.
* Nghĩa của từ ngữ
Câu 5 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Nghĩa của các từ ngữ núi xanh và máu lửa trong khổ thơ là:
+ Núi xanh là chỉ vùng đất kháng chiến của nhân ta: dãy núi Trường Sơn.
+ Máu lửa là chỉ cuộc kháng chiến khốc liệt của nhân dân ta.
Câu 6 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Nghĩa của từ xuân trong:
- Ngày xuân: là danh từ, mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm
- Tuổi xuân: là tính từ chỉ tuổi trẻ, tuổi được coi là tươi đẹp, tràn đầy sức sống
- Đồng dao mùa xuân: là danh từ, mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, đồng thời cũng chỉ tuổi trẻ, những người lính hi sinh vì Tổ Quốc.
Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT