Cảm nghĩ của em về bức tranh chợ Tết trong văn bản Chợ Tết
Câu hỏi Cảm nghĩ của em về bức tranh chợ Tết trong văn bản Chợ Tết thuộc bộ Ngữ liệu ngoài sgk dành cho học sinh lớp 9, lớp 12 đầy đủ câu hỏi đọc hiểu và viết có hướng dẫn chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn tập cho học sinh ôn thi Văn vào lớp 10 hoặc Tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. Mời các bạn đón đọc:
Cảm nghĩ của em về bức tranh chợ Tết trong văn bản Chợ Tết
Chỉ từ 150k mua trọn bộ 70 Ngữ liệu ngoài sgk lớp 12 phần Thơ bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Nội dung bài thơ Chợ Tết
CHỢ TẾT
(Đoàn Văn Cừ)
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô.
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha.
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống mào thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.
Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.
1939
(Trang thơ Đoàn Văn Cứ, theo https://www. thivien net)
* Ghi chú:
- Nhà thơ Đoàn Văn Cừ sinh năm 1913 trên vùng đất Nam Định văn hiến, nơi phát tích nhà Trần, sàn sinh nhiều nhân vật lịch sử như Nguyễn Khuyến, Tà Xương, Trưởng Chinh, Nguyễn Văn Vịnh, Đinh Đức Thiện. Ngay từ nhỏ ông đã được thừa hưởng nhiều yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhà nghèo, sớm mồ côi cha mẹ, cậu bé họ Đoàn sống với bà nội. Cứ hễ đến tết, bà nội ngồi trong rơm, mặc áo đỏ cho Đoàn Văn Cừ sang lễ tết bên nhà ngoại để thay người mẹ vẫn số. Giống như những ngôi làng khác ở Bắc bộ, làng Đô Quan quê hương Đoàn Văn Cừ cũng có nhiều đỉnh, đền, chùa, miếu với nhiều lễ hội kỳ thú. Đó cũng là nguồn cảm hứng cho nhà thơ viết nên những bài thơ. Làng, Trăng hè, Ngồi đình, Tế thành, Năm mới, Chợ làng vào xuân. Và không chỉ ở riêng làng Đỗ Quan, Đoàn Văn Cứ còn được tắm mình trong lễ hội ở các làng lân cận như hội chùa Cổ Lễ, hội chùa Keo, hội chợ Yên, hội chợ Viềng giúp ông sáng tạo nên: Đám cưới mùa xuân, Đám hội và đặc biệt là “Chợ Tết”.
- “Chợ Tết” của nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã khắc họa được toàn cảnh không khí ngày xuân đón Tết của làng quê Việt Nam bình dị nhưng chất chứa bao yêu thương chan hòa. Không khí Tết Xuân trong bài thơ vừa mang nét cổ kính xa xưa, vừa mang nét hiện đại với nhiều hình ảnh, ca từ sắc nét được thổi hồn sống động bởi tâm hồn thơ ca dạt dào sức sống.
Câu hỏi: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày cảm nghĩ của em về bức tranh chợ Tết trong văn bản “Chợ Tết” của Đoàn Văn Cừ.
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận
+ Trình bày cảm nghĩ của em về bức tranh chợ Tết trong văn bản “Chợ Tết” của Đoàn Văn Cừ.
- Hệ thống ý:
* Nội dung:
+ Đọc đoạn thơ, ta tưởng như được sống lại không khí hội hè dân gian hàng trăm năm về trước. Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ.
+ Bức tranh chợ Tết tươi tắn, đẹp đẽ, thanh bình, no đủ.
+ Trên con đường uốn mình, mềm mại, có biết bao nhiêu con người, già trẻ gái trai từ các thôn ấp "kéo hàng" nối đuôi nhau đi chợ Tết với niềm vui náo nức. Cảnh đi chợ Tết "tưng bừng" đông vui như đi hội.
+ Mỗi người đi chợ Tết đều có một dáng vẻ riêng. Đoàn Văn Cừ đã làm hiện lên trước mắt chúng ta những con người hiền lành, giản dị, đáng yêu bằng bao nét vẽ có hồn, rất sinh động. Mặc áo đỏ, áo mới, áo đẹp là những thẳng cu "chạy lon ton" mừng vui tíu tít. Là vài cụ già, tay chống gậy, lưng còng "bước lom khom" chậm rãi. Là cô thôn nữ xinh tươi với chiếc yếm thắm, duyên dáng và kín đáo "che môi cười lặng lẽ". Là những em bé lần đầu được đi chợ Tết, còn rụt rè sợ hãi "nép đầu bên yếm mẹ"... ngơ ngác trước người lạ, cảnh lạ.
* Nghệ thuật:
+ Đoạn thơ sử dụng thể thơ 8 chữ, nhiều từ láy chọn lọc, gợi hình, gợi cảm; các biện pháp tu từ đặc sắc so sánh, nhân hóa,...
+ Những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với làng quê Việt Nam.
=> Đoạn thơ đã thể hiện sự gắn bó, tình yêu của tác giả với quê hương.
- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục
+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.
+ Thể hiện rõ suy nghĩ, cảm xúc về bức tranh chợ Tết trong văn bản.
- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.
- Sáng tạo
+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề xã hội được gợi nhắc từ bài thơ.
Đoạn văn tham khảo
Bức tranh chợ Tết trong bài thơ “Chợ Tết” của Đoàn Văn Cừ hiện lên sinh động, rộn ràng và đậm đà màu sắc truyền thống của làng quê Việt Nam. Qua ngôn ngữ trau chuốt, giàu hình ảnh và nhạc điệu, tác giả đã tái hiện không khí chợ phiên ngày Tết như một bức tranh dân gian sống động. Từ cảnh người người tấp nập trên đường làng, những đứa trẻ lon ton chạy nhảy, đến cụ già, cô thôn nữ, anh hàng tranh, bà lão bán hàng… tất cả tạo nên một khung cảnh vừa gần gũi, vừa náo nức. Âm thanh rộn ràng, màu sắc tươi sáng của cam, pháo, áo yếm, khăn nâu, tranh gà… góp phần làm nổi bật không khí mùa xuân rạo rực. Bên cạnh đó, tác giả còn gợi lên vẻ đẹp tâm hồn của con người quê hương: chân chất, hồn nhiên và gắn bó với phong tục cổ truyền. Chợ Tết không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, mà còn là nơi sum vầy, gặp gỡ và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Qua bài thơ, em cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của làng quê và thấy yêu hơn những nét Tết truyền thống của dân tộc mình.
Xem thêm các câu hỏi Đọc hiểu và Viết trong bài thơ Chợ Tết chọn lọc, hay khác:
Chỉ ra một dấu hiệu giúp xác định thể thơ của văn bản Chợ Tết
Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích bài thơ “Chợ Tết” của Đoàn Văn Cừ
Xem thêm bộ ngữ liệu ngoài sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 phần Thơ chọn lọc, hay khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)