Điệp ngữ lớp 6 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Điệp ngữ lớp 6 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 6.

Điệp ngữ lớp 6 (Lý thuyết, Bài tập)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

I. Điệp ngữ là gì?

- Điệp ngữ là một biện pháp mà ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ hay thậm chí là cả một câu có dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn hoặc đoạn thơ. Việc lặp một từ người ta gọi là điệp từ, lặp các cụm hay các câu gọi là điệp ngữ.

- Ví dụ:

“Nhìn thấy gió xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy vào tim

Thấy sao trời cùng đột ngột những cánh chim

Như sa và như ùa vào buồng lái”

(Bài thơ viết về tiểu đội xe không có kính – Phạm Tiến Duật)

=> Trong khổ thơ trên nhà thơ Phạm Tiến Duật đã điệp từ “nhìn thấy” hai lần nhằm nhấn mạnh hành động nhắc tới trong câu.

Quảng cáo

II. Điệp ngữ có mấy loại?

Điệp ngữ được chia làm 3 loại:

- Điệp nối tiếp

+ Điệp nối tiếp là dạng điệp mà trong đó các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu. Tác dụng thường là nhằm tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.

+ Ví dụ cho điệp nối tiếp:

“Anh đã tìm em rất lâu, rồi rất lâu

Thương em, thương em, anh thương em biết mấy”

(Phạm Tiến Duật)

- Điệp ngắt quãng

+ Điệp ngắt quãng là biện pháp dùng các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong 1 câu văn hoặc cách nhau trong 2, 3 câu thơ của một khổ thơ.

Quảng cáo

+ Ví dụ về điệp ngắt quãng:

“Ta làm 1 con chim hót

Ta làm 1 cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”.

(Thanh Hải)

- Điệp vòng (điệp chuyển tiếp)

+ Điệp vòng có thể hiểu là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn hoặc câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu thơ, câu văn tiếp theo sau tạo sự chuyển tiếp, gây một cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.

+ Ví dụ về phép điệp chuyển tiếp:

Thấy xanh xanh chỉ những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh kia ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp thì ai sầu hơn ai?

(Chinh Phụ ngâm – Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm)

Quảng cáo

III. Tác dụng của điệp ngữ

- Nhấn mạnh vào một sự vật, sự việc đã có nào đó hoặc là việc lặp lại có chủ đích để nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhân vật đã được nhắc tới trong câu.

- Liệt kê các sự vật, sự việc được nói tới trong câu nhằm để sáng tỏ ý nghĩa, tính chất của sự vật, sự việc.

- Khẳng định điều một tất yếu, niềm tin tác giả vào sự việc sẽ xảy ra.

IV. Phân biệt điệp ngữ và lặp từ

+ Điệp ngữ: Là một biện pháp tu từ được lặp lại có chủ đích của người viết với mục đích nhấn mạnh.

+ Phép lặp từ thông thường hay chỉ là lỗi lặp từ là các từ được lặp lại nhiều lần nhưng lại không có bất kỳ giá trị nghệ thuật nào.

V. Những lưu ý khi dùng điệp ngữ

- Trước khi sử dụng điệp ngữ, cần hiểu được khái niệm và ý nghĩa của chúng để hiểu hết được những tâm tư, tình cảm mà tác giả đưa vào tác phẩm của mình.

- Xác định rõ mục đích sử dụng điệp ngữ, tránh sự làm dụng quá mức gây rườm rà trong câu văn.

- Trước khi sử dụng bất kỳ phép tu từ nào, bạn cần có sự chọn lọc, tránh việc lạm dụng hay kết hợp quá nhiều biện pháp tu từ khiến cho bài viết của bạn bị rối và không rõ nghĩa.

VI. Bài tập về điệp ngữ

Bài 1. Chỉ rõ từng điệp ngữ (từ ngữ được lặp lại) trong đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó. (Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?)

a) 

Ai dậy sớm 

Đi ra đồng, 

Có vừng đông 

Đang chờ đón.

Ai dậy sớm 

Chạy lên đồi, 

Cả đất trời

Đang chờ đón.

Võ Quảng

b)

Mồ hôi mà đổ xuống đồng,

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Mồ hôi mà đổ xuống vườn,

Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.

Mồ hôi mà đổ xuống đầm,

Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên.

Thanh Tịnh

Trả lời:

Điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn và tác dụng của nó:

a. Ai dậy sớm… Đang chờ đón…

=> Nhấn mạnh ý dậy sớm; gợi cảm xúc hào hứng đến với thiên nhiên.

b. Mồ hôi mà đổ…

=> Nhấn mạnh giá trị to lớn của những giọt mồ hôi – sức lao động của con người.

Bài 2. Trong đoạn thơ dưới đây, tác giả đã dùng những điệp ngữ nào? Những điệp ngữ đó đã có tác dụng gây ấn tượng và gợi cảm xúc gì sâu sắc trong lòng người đọc?

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người…

Tố Hữu

Trả lời:

- Những điệp ngữ trong đoạn thơ: nhớ, Người. 

- Tác dụng:

+ Gây ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc về Bác Hồ kính yêu (Người).

+ Gợi cảm xúc nhớ thương gắn bó da diết với Việt Bắc – nơi căn cứ địa của Cách mạng, nơi có những người dân sống rất chân tình và hết lòng chở che cho Cách mạng.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 chọn lọc, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên