Nêu suy nghĩ về giá trị của dân ca được thể hiện qua bài thơ Dân ca
Câu hỏi Nêu suy nghĩ về giá trị của dân ca được thể hiện qua bài thơ Dân ca thuộc bộ Ngữ liệu ngoài sgk dành cho học sinh lớp 9, lớp 12 đầy đủ câu hỏi đọc hiểu và viết có hướng dẫn chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn tập cho học sinh ôn thi Văn vào lớp 10 hoặc Tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. Mời các bạn đón đọc:
Nêu suy nghĩ về giá trị của dân ca được thể hiện qua bài thơ Dân ca
Chỉ từ 150k mua trọn bộ 70 Ngữ liệu ngoài sgk lớp 12 phần Thơ bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Nội dung bài thơ Dân ca
DÂN CA
(Nguyễn Trọng Hoàn)
Ai hò hẹn thuỷ chung thuở trước
con đò, bến nước, cây đa...
Chớp phải nhớ thương – chong mắt thức
dân ca.
Là luyến láy câu xoan, câu ghẹo
Trung du cọ hoá ô xoè
Hội xuân ấy mắt tìm gặp mắt
vừa bén duyên, câu giã bạn tái tê!
Là đôi lứa bồi hồi bên cối gạo
nhịp mê say trăng cạn đêm rồi
Là xa cách, mong chờ se thắt
ai một mình câu hát ví
Đò ơi!
Là đêm trắng nỗi lòng ai day dứt
Đã Hành Vân, Lưu Thuỷ lại Nam Bình
Là xao xuyến rối bời ai hạnh phúc
Lí ngựa ô câu hát đón về dinh
Thời gian chín những mùa hoa trái
con đò, bến nước... sẽ về xa
Nhưng thương nhớ thì muôn đời mắc cạn
dân ca.
(Dân ca, in trong Để lại, Nguyễn Trọng Hoàn, NXB Công an Nhân dân, 2021)
Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảnh 200 chữ) nêu suy nghĩ về giá trị của dân ca được thể hiện qua bài thơ Dân ca của Nguyễn Trọng Hoàn.
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận
+ Suy nghĩ về giá trị của dân ca được thể hiện qua bài thơ “Dân ca” – Nguyễn Trọng Hoàn.
- Hệ thống ý:
+ Dân ca là cội nguồn của tình cảm và ký ức
. Gắn với hình ảnh con đò, bến nước, cây đa – biểu tượng của quê hương và tuổi thơ.
. Là nơi lưu giữ những cảm xúc: yêu thương, xa cách, nhớ nhung, sum vầy…
+ Dân ca là tiếng nói của tâm hồn người Việt
. Qua những làn điệu dân ca (xoan, ghẹo, ví, lí), tác giả tái hiện đời sống tinh thần giàu cảm xúc, sâu lắng và đậm chất nhân văn.
. Dân ca giúp con người giãi bày tâm sự, kết nối tình cảm, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Dân ca có giá trị bền vững và vượt thời gian
. Dù cuộc sống hiện đại đổi thay, dân ca vẫn “mắc cạn” trong lòng người, trở thành mạch nguồn thương nhớ muôn đời.
. Dân ca không chỉ là âm nhạc – mà còn là hồn cốt dân tộc.
=> Dân ca là “di sản tinh thần vô giá” – nơi bắt nguồn, neo giữ và nuôi dưỡng tâm hồn Việt.
- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục
+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.
+ Thể hiện rõ suy nghĩ về giá trị của dân ca trong bài thơ.
- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.
- Sáng tạo
+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Đoạn văn tham khảo
Dân ca là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt, là tiếng nói của tâm hồn, là nơi gửi gắm bao cảm xúc yêu thương, nhớ nhung, thủy chung và xa cách. Trong bài thơ Dân ca, nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn đã khơi dậy vẻ đẹp bền vững và sâu lắng của những làn điệu dân ca quê hương. Dân ca không chỉ gắn với hình ảnh “con đò, bến nước, cây đa” – biểu tượng của làng quê và ký ức tuổi thơ, mà còn là nơi lưu giữ những cung bậc tình cảm chân thật nhất của con người: từ những cuộc hò hẹn thuở ban đầu, những đêm trăng chờ đợi bên cối gạo, đến cả những niềm day dứt, mong mỏi trong xa cách. Những điệu hát xoan, hát ví, hát ghẹo... là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn và nối kết tình người. Dù thời gian trôi đi, cuộc sống đổi thay, dân ca vẫn neo đậu trong lòng người, “mắc cạn” giữa thương nhớ muôn đời. Qua bài thơ, tác giả nhắn gửi mỗi chúng ta hãy biết gìn giữ và nâng niu những giá trị truyền thống, để dân ca mãi là tiếng hát dịu dàng của tâm hồn dân tộc.
Xem thêm các câu hỏi Đọc hiểu và Viết trong bài thơ Dân ca chọn lọc, hay khác:
Xác định thể thơ và dấu hiệu nhận biết thể thơ của bài thơ Dân ca
Tác giả sử dụng những hình ảnh dân gian quen thuộc nào trong bài thơ Dân ca?
Theo em, vì sao tác giả gọi “dân ca” là “chớp phải nhớ thương – chong mắt thức”?
Tìm và nêu hiệu quả của các điệp từ “là” trong bài thơ Dân ca
Xem thêm bộ ngữ liệu ngoài sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 phần Thơ chọn lọc, hay khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)