Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật lớp 12 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật lớp 12 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 12.

Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật lớp 12 (Lý thuyết, Bài tập)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

I. Ngôn ngữ trang trọng là gì?

- Là kiểu ngôn ngữ thường được sử dụng trong các giao tiếp liên quan đến công việc chung như thuyết trình, giảng dạy, trao đổi ý kiến trong cuộc họp, hoặc viết báo cáo, đơn từ, làm bài, viết bài nghiên cứu,...

- Từ ngữ và kiểu câu trong ngôn ngữ trang trọng phải bảo đảm chuẩn mực về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách. Ưu tiên sử dụng từ ngữ toàn dân không sử dụng tiếng lóng, từ thông tục; ít sử dụng câu đặc biệt, câu rút gọn....

II. Ngôn ngữ thân mật là gì?

- Là kiểu ngôn ngữ thường được sử dụng trong phạm vi các giao tiếp hằng ngày như trò chuyện với bạn bè, người thân hoặc viết tin nhắn, viết thư cho bạn bè,...

- Thường sử dụng các từ ngữ có sắc thái gần gũi, dân dã, phù hợp với mối quan hệ giữa các đối tượng giao tiếp. Kiểu câu trong ngôn ngữ thân mật cũng đa dạng, bao gồm cả câu đặc biệt, câu rút gọn,....

III. Nhận biết ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật

- Ngôn ngữ trang trọng được sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp có tính nghi thức, chẳng hạn, trong bài phát biểu chào mừng phái đoàn quốc tế, lời chúc Tết đồng bào của lãnh đạo nhà nước, thư trao đổi với đối tác thương mại, thư mời tham dự hội thảo khoa học, đơn xin việc…

- Ngôn ngữ thân mật được sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp đời thường, mang tính cá nhân hóa cao, chẳng hạn, trong thư hoặc tin nhắn gửi cho người thân hoặc bạn bè, lời trò chuyện trong quán cà phê, thảo luận nhóm bàn kế hoạch đi tham quan…

* Lưu ý:

- Trong một số tình huống giao tiếp (cuộc họp, hội thảo…) cùng một nội dung thông tin (thông báo, giới thiệu…) có thể sử dụng ngôn ngữ trang trọng hoặc ngôn ngữ thân mật tùy vào mục đích và đối tượng giao tiếp.

- Có những ngữ cảnh đòi hỏi ngôn ngữ phải trung tính, tức không mang tính trang tronng và cũng không có tính thân mật, chẳng hạn, trong tài liệu nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách giáo khoa, bản tin trên báo chí…

Quảng cáo

IV. Sử dụng  ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật

- Trong giao tiếp, cần căn cứ vào ngữ cảnh để lựa chọn ngôn ngữ trang trọng hay ngôn ngữ thân mật cho phù hợp. Bên cạnh đó, mức độ thân mật hay trang trọng cũng cần phải được điều tiết để không vượt quá ngưỡng  mà ngữ cảnh quy định.  Ngôn ngữ thân mật thường diễn đạt ý nghĩa một cách trực tiếp và thẳng thắn, do vậy, dễ dẫn đến sự suồng sã và thiếu lịch sự. Ngược lại, ngôn ngữ trang trọng cũng có thể tạo ra khoảng cách không cần thiết trong cuộc trò chuyện hoặc khiến cho cuộc đối thoại trở nên mất tự nhiên.

- Trong một số tình huống giao tiếp, có thể có sự chuyển đổi linh hoạt giữa ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, tùy thuộc vào mối quan hệ được thiết lập giữa các đối tượng giao tiếp. Sự chuyển đổi này thể hiện sự vận động phức tạp và tinh tế của các mối quan hệ xã hội, từ sơ giao đến thâm giao hoặc ngược lại, từ gắn bó đến lạnh nhạt, khách sáo. Đôi khi sự chuyển đổi này, cũng như sự cố tình nhầm lẫn “phong cách ngôn ngữ” chỉ nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, châm biến hoặc để gây cười.

V. Bài tập về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật

Bài 1. Từ hiểu biết về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, hãy nêu nhận xét về các lời thoại dưới đây của nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).

a. Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay lại vái lia lịa:
Con lạy quý toà...

- Sao, sao?

Quảng cáo

- Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, dùng bắt con bỏ nó.

b. 

- Chị cảm ơn các chú!

- Người đàn bà đột nhiên thốt lên bằng một giọng khẩn thiết.

- Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc...

Chỉ mấy lời mào đầu ấy, người đàn bà đã mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt.

Trả lời:

Đoạn trích a, b tương ứng với tâm trạng, thái độ của người đàn bà hàng chài là:

- Đoạn trích a: Thái độ tôn kính; tâm trạng sợ hãi, khẩn thiết khi cầu xin Đẩu.

- Đoạn trích b: Thái độ gần gũi, giản dị; tâm trạng không còn sợ hãi mà trở nên thành thực giãi bày câu chuyện của mình. 

Bài 2. Tìm nhận xét của người kể chuyện trong mỗi đoạn văn dưới đây (trích Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu. Vì sao người kể chuyện nhận xét như vậy?

Quảng cáo

“Tự nhiên anh rời chiếc bàn đến đứng vịn vào lưng ghế người đàn bà ngồi, giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án:

Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu! Chị nghĩ thế nào?”

Trả lời:

a. Lời nhận xét của người kể chuyện về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu trong đoạn trích trên là câu: Tự nhiên anh rời chiếc bàn đến đứng vịn vào lưng ghế người đàn bà ngồi, giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án. 

=> Người kể nhận xét như vậy vì trước hoàn cảnh của người đàn bà hàng chài, Đẩu không thể nào hiểu nổi một người bị hành hạ đến thế mà vẫn còn van xin để không phải bỏ chồng, dẫu người phụ nữ đó có bị bỏ tù hay phạt tội. Trong tình huống này, Đẩu đã không thể giữ được sự bình tĩnh của một chánh án, anh đã để tình cảm chi phối cuộc trò chuyện với người đàn bà hàng chài. 

Bài 3. Nêu những dấu hiệu giúp nhận biết ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật trong hai lời chào sau:

a. Xin trân trọng chào quý ông bà! Tôi tên là Nguyễn Văn A, Tổng Giám đốc công ti ABC. Tôi rất hân hạnh được đón tiếp quý ông bà tại văn phòng công ti và trao đổi về cơ hội hợp tác của chúng ta.

b. Chào bạn, mình là Hương. Thật tình cờ là chúng mình lại gặp nhau nhỉ. Duyên thật!

Trả lời:

a. Ngôn ngữ trang trọng:

Dấu hiệu: “Xin trân trọng chào quý ông bà”, “Tôi rất hân hạnh”; cấu trúc câu mạch lạc, rõ ràng.

b. Ngôn ngữ thân mật

Dấu hiệu: sử dụng từ ngữ thân mật “bạn - mình”, “chúng mình”, “duyên thật”

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 12 chọn lọc, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên