Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu) lớp 10 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu) lớp 10 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 10.
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu) lớp 10 (Lý thuyết, Bài tập)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?
- Khái niệm: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,… góp phần chuyển tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp.
- Ví dụ về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ:
II. Phân loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Phân loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ gồm có:
+ Các tín hiệu của cơ thể: ánh mắt, nụ cười,...
+ Các tín hiệu bằng hình khối: kí hiệu, công thức, biển báo,...
+ Các tín hiệu bằng âm thanh: tiếng kêu, tiếng gõ,...
III. Chức năng biểu đạt của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Chức năng biểu đạt của các phương tiện phi ngôn ngữ
- Số liệu: cung cấp những thông tin cụ thể, chính xác.
- Các đường nối giữa các hình vẽ: biểu đạt mối quan hệ giữa các thông tin.
- Các biểu đồ, sơ đồ: trình bày thông tin một cách hệ thống.
- Các hình vẽ: tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin,...
IV. Tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ
- Bổ trợ, giải thích thêm cho phương tiện ngôn ngữ.
- Đôi khi, chỉ cần sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (dùng đèn giao thông, vẫy cờ, ra hiệu vì không tiện nói, mỉm cười thay cho lời nói,...) để giao tiếp mà vẫn đạt hiệu quả.
V. Yêu cầu khi sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Yêu cầu khi sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
- Lựa chọnliên quan trực tiếp đến các luận điểm của bài viết.
- Sử dụng đúng thời điểm.
- Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết.
- Chú thích cho các hình ảnh, sơ đồ,…trong bài viết.
VI. Sự khác nhau của phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Phương tiện ngôn ngữ |
Phương tiện phi ngôn ngữ |
Chủ yếu sử dụng lời nói, ngữ điệu, phát âm, ngôn từ của người nói, người viết. |
Giao tiếp kết hợp giữa âm thanh, công cụ hỗ trợ (hình ảnh, số liệu,...) và các cử chỉ hành động. |
Sử dụng từ ngữ để thể hiện điều muốn nói, muốn viết và người nghe, người đọc hay nhận cũng hiểu rõ được ý của người nói. |
Người nhận có thể hiểu sai hoặc chưa hiểu hết ý của người thể hiện do không đồng nhất trong cách thể hiện. |
VII. Bài tập về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu)
Bài 1. Quan sát bản đồ họa thông tin (infographic) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a. Có những loại phương tiện nào được dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản?
b. Mối quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ được thể hiện trong văn bản như thế nào?
c. Nêu tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
Trả lời:
a. Những loại phương tiện được sử dụng để biểu đạt thông tin trên là: phương tiện phi ngôn ngữ và phương tiện ngôn ngữ.
b. Mối quan hệ:
- Các con số biểu thị các cột mốc quan trọng diễn ra lễ hội: mồng 6 tháng Giêng, 3 tuyến chính.
- Hình ảnh danh thắng chùa Hương được hình tượng hoá bằng tranh, ảnh.
- Các đô thị, biển báo, hình vẽ,... được dùng để hướng dẫn chi tiết các nội dung, địa điểm diễn ra các hoạt động của lễ hội.
c. Tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: Văn bán trên thuộc loại văn bản thông tin, được trình bày bằng infographic nên các phương tiện phi ngôn ngữ chủ yếu thuộc các tín hiệu bằng hình khối, đưa lại thông tin trực quan, sinh động, dễ nhớ.
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 chọn lọc, hay khác:
- Sử dụng từ Hán Việt lớp 10
- Lỗi dùng từ Hán Việt và cách sửa lớp 10
- Lỗi dùng từ và cách sửa lớp 10
- Lỗi về trật tự từ và cách sửa lớp 10
- Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn lớp 10
- Lỗi về mạch lạc và liên kết trong văn bản lớp 10
- Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản lớp 10
- Biện pháp chêm xen lớp 10
- Biện pháp liệt kê lớp 10
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (sơ đồ, biểu đồ) lớp 10
- Ôn tập các biện pháp tu từ lớp 10
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)