Tổng hợp lý thuyết Toán lớp 5 Chương 1 Ôn tập và bổ sung về phân số hay, chi tiết
Tổng hợp lý thuyết Toán lớp 5 Chương 1 Ôn tập và bổ sung về phân số hay, chi tiết
Tổng hợp, tóm tắt kiến thức trọng tâm Toán lớp 5 Chương 1: Ôn tập và bổ sung về phân số - Giải toán liên quan đến tỉ lệ - Bảng đơn vị đo diện tích với lý thuyết đầy đủ, chi tiết và cách giải các dạng bài tập giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 5.
Toán lớp 5 Ôn tập Khái niệm phân số - Tính chất cơ bản của phân số
1. Khái niệm phân số
- Phân số bao gồm tử số và mẫu số, trong đó tử số là một số tự nhiên viết trên dấu gạch ngang, mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới dấu gạch ngang.
- Cách đọc phân số: Khi đọc phân số ta đọc tử số trước rồi đọc “phần” sau đó đọc đến mẫu số.
Ví dụ: Phân số được đọc là một phần tám
- Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho.
Ví dụ: 3 : 5=
- Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
Ví dụ: 6= ; 18= ; ....
- Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác 0.
Ví dụ: 1= ; 1=;...
- Số 0 có thể viết thành phân số có tử số là 0 và mẫu số khác 0.
Ví dụ: 0= ; 0= ;...
2. Tính chất cơ bản của phân số
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
- Nếu chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
Ví dụ: ;
3. Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số
Dạng 1: Rút gọn phân số
Bước 1: Xét xem cả tử số và mẫu số của phân số đó cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1
Bước 2: Chia cả tử số và mẫu số của phân số đó cho số vừa tìm được
Bước 3: Cứ làm thế cho đến khi tìm được phân số tối giản
Chú ý:
Phân số tối giản là phân số có tử số và mẫu số không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1
Ví dụ:
Dạng 2: Quy đồng mẫu số các phân số
a) Trường hợp mẫu số chung bằng tích của hai mẫu số của hai phân số đã cho
Bước 1: Lấy cả tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai
Bước 2: Lấy cả tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất
Ví dụ: Quy đồng hai phân số và
MSC: 12
b) Mẫu số của một trong các phân số chia hết cho mẫu số của các phân số còn lại
Bước 1: Lấy mẫu số chung là mẫu số mà chia hết cho mẫu số của các phân số còn lại
Bước 2: Tìm thừa số phụ
Bước 3: Nhân cả tử số và mẫu số của các phân số còn lại với thừa số phụ tương ứng
Bước 4: Giữ nguyên phân số có mẫu số chia hết cho mẫu số của các phân số còn lại
Ví dụ: Quy đồng mẫu số hai phân số và .
MSC = 16
Toán lớp 5 Ôn tập So sánh hai phân số
1. So sánh hai phân số cùng mẫu số
Quy tắc:Trong hai phân số có cùng mẫu số:
+) Phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn.
+) Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
+) Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
Ví dụ:
2. So sánh hai phân số cùng tử số
Quy tắc: Trong hai phân số có cùng tử số:
+) Phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
+) Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn.
+) Nếu mẫu số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
Ví dụ:
; ;
Chú ý: Phần so sánh các phân số cùng tử số, học sinh rất hay bị nhầm, các bạn học sinh nên chú ý nhớ và hiểu đúng quy tắc.
3. So sánh các phân số khác mẫu
a) Quy đồng mẫu số
Quy tắc: Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.
Phương pháp giải:
Bước 1: Quy đồng mẫu số hai phân số.
Bước 2: So sánh hai phân số có cùng mẫu số đó.
Bước 3: Rút ra kết luận.
Ví dụ: So sánh hai phân số và .
Cách giải:
Ta có: (vì 8< 9) )
Vậy .
b) Quy đồng tử số
Điều kiện áp dụng: Khi hai phân số có mẫu số khác nhau nhưng mẫu số rất lớn và tử số nhỏ thì ta nên áp dụng cách quy đồng tử số để việc tính toán trở nên dễ dàng hơn.
Quy tắc: Muốn so sánh hai phân số khác tử số, ta có thể quy đồng tử số hai phân số đó rồi so sánh các mẫu số của hai phân số mới.
Phương pháp giải:
Bước 1: Quy đồng tử số hai phân số.
Bước 2: So sánh hai phân số có cùng tử số đó.
Bước 3: Rút ra kết luận.
Ví dụ: So sánh hai phân số: và
Cách giải:
Ta có:
Vì nên .
....................................
....................................
....................................
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết, công thức Toán lớp 5 hay, chi tiết khác:
- Chương 2: Số thập phân. Các phép toán với số thập phân
- Chương 3: Hình học
- Chương 4: Số đo thời gian. Toán chuyển động đều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Tài liệu ôn tập và bồi dưỡng môn Tiếng Việt khối Tiểu học đầy đủ kiến thức trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 3, 4, 5 và bài tập có hướng dẫn chi tiết.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)