Lý thuyết Tin 12 Chân trời sáng tạo Bài D2: Gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng
Với tóm tắt lý thuyết Tin học 12 Bài D2: Gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin 12 Khoa học máy tính.
Lý thuyết Tin 12 Chân trời sáng tạo Bài D2: Gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng
1. Tính nhân văn
Tính nhân văn được thể hiện qua việc giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, biết lắng nghe và chia sẻ các khó khăn của người khác, không phân biệt đối xử theo chủng tộc, sắc tộc, giới tính hoặc tôn giáo, đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và đồng cảm với họ. Mỗi cá nhân và cộng đồng trong xã hội phải xây dựng được ý thức kỉ luật và hành động trên tinh thần đồng cảm, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền riêng tư, bảo vệ quyền lợi của người khác và có trách nhiệm với hành động của mình (Hình 1).
2. Một số vấn đề phát sinh về tính nhân văn trong không gian mạng
Ẩn danh và bí danh:
Cơ hội bộc lộ suy nghĩ và hành vi không thể thực hiện trong thế giới thật.
Xu hướng sống ảo: chỉnh sửa hình ảnh, viết bình luận chạy theo trào lưu để tăng lượt yêu thích và người theo dõi.
Người có sức ảnh hưởng (KOL):
Định hướng quan điểm và quyết định của người theo dõi.
Hỗ trợ chiến dịch quảng cáo và tuyên truyền.
Có thể tạo thông tin tiêu cực về các sự kiện xã hội.
Trí tuệ nhân tạo:
Phân tích hành vi và thu thập thông tin người dùng.
Đề xuất thông tin lặp đi lặp lại, gây tin tưởng vào thông tin không đúng đắn.
Mất dần khả năng phân biệt thật – giả.
Thông tin không rõ nguồn gốc:
Đăng thông tin chưa kiểm chứng, vi phạm pháp luật.
Sử dụng từ ngữ lai căng, tục tĩu, bạo lực để trở thành độc – lạ.
Khó kiểm soát nội dung:
Mạng xã hội và trò chơi trực tuyến gặp khó khăn trong việc kiểm soát nội dung.
Biến thành công cụ cho các thế lực xấu kích động, không tôn trọng sự khác biệt và đa dạng trong xã hội.
3. Biện pháp gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng
Việc gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết để việc giao tiếp, tìm kiếm thông tin, giải trí,... được hiệu quả và an toàn hơn. Để gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng, người dùng cần thực hiện các nội dung sau:
1. Nâng cao ý thức, rèn luyện hành vi đạo đức:
Tìm hiểu các giá trị đạo đức cơ bản, chuẩn mực văn hoá.
Tự kiểm tra, đánh giá thái độ và hành vi của bản thân.
Thể hiện sự quan tâm và tôn trọng suy nghĩ, cảm xúc của người khác.
Kiềm chế hành vi không đúng đắn, tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
Hỗ trợ người xung quanh và phản ứng tích cực trong giao tiếp mạng xã hội.
2. Tuân thủ pháp luật:
Hiểu và tuân thủ các luật liên quan đến hoạt động trong không gian mạng.
Kiểm tra tính chính xác của thông tin trước khi chia sẻ.
Đồng cảm và tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
3. Kiểm soát thông tin cá nhân:
Sử dụng công nghệ bảo mật thông tin cá nhân.
Tham gia tập huấn về an toàn mạng.
Hạn chế nguy cơ mất thông tin tài khoản và tránh bị mạo danh.
4. Kêu gọi đăng thông tin rõ nguồn gốc:
Chỉ đăng thông tin đã được kiểm chứng, không vi phạm pháp luật.
Lan toả hình ảnh tốt đẹp về các hoạt động tình nguyện.
Tránh sử dụng từ ngữ tục tĩu và bạo lực.
Rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ và tôn trọng sự khác biệt và đa dạng.
Ngoài ra, cơ quan, tổ chức liên quan đến các hoạt động trong không gian mạng cũng cần thực hiện những nội dung sau để hỗ trợ việc gìn giữ tính nhân văn, tạo một môi trường không gian mạng trong sạch, lành mạnh:
1. Tăng cường kiểm duyệt nội dung:
Kiểm duyệt nội dung xấu, độc, chống phá nhà nước, vi phạm thuần phong mỹ tục.
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia giám sát toàn bộ không gian mạng tại Việt Nam.
Đề xuất nhà cung cấp dịch vụ mạng ngăn chặn thông tin theo từ khoá, nội dung, nguồn tin xác nhận.
Yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới cung cấp thông tin và hợp tác theo luật pháp nước sở tại và thông lệ quốc tế.
2. Giám sát hành vi người dùng:
Giám sát hành vi người dùng để nhận biết các hoạt động phân biệt đối xử, hành vi trái đạo đức, xuyên tạc.
Xử lý ngăn chặn, răn đe, giáo dục những hành vi vi phạm.
Đảm bảo môi trường an toàn cho tất cả người dùng.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay khác:
Lý thuyết Tin học 12 Bài F2: Tạo và định dạng trang web với các thẻ HTML
Lý thuyết Tin học 12 Bài F3: Tạo bảng và khung trong trang web với HTML
Lý thuyết Tin học 12 Bài F4: Thêm dữ liệu đa phương tiện vào trang web
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Tin học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Tin học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Tin học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST