Lý thuyết Tin 12 Chân trời sáng tạo Bài D2: Gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng

Với tóm tắt lý thuyết Tin học 12 Bài D2: Gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin 12.

Lý thuyết Tin 12 Chân trời sáng tạo Bài D2: Gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng

Quảng cáo

1. Tính nhân văn

Tính nhân văn được thể hiện qua việc giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, biết lắng nghe và chia sẻ các khó khăn của người khác, không phân biệt đối xử theo chủng tộc, sắc tộc, giới tính hoặc tôn giáo, đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và đồng cảm với họ. Mỗi cá nhân và cộng đồng trong xã hội phải xây dựng được ý thức kỉ luật và hành động trên tinh thần đồng cảm, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền riêng tư, bảo vệ quyền lợi của người khác và có trách nhiệm với hành động của mình (Hình 1).

Lý thuyết Tin 12 Chân trời sáng tạo Bài D2: Gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng

2. Một số vấn đề phát sinh về tính nhân văn trong không gian mạng

Quảng cáo

- Sự xuất hiện và ngày càng phổ biến của những người có sức ảnh hưởng (KOL - Key Opinion Leader) trong không gian mạng đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng quan điểm, quyết định của những người theo dõi. Dựa vào sức mạnh của mạng xã hội, KOL sẽ giúp cho các chiến dịch quảng cáo, tuyên truyền trở nên hấp dẫn hơn, phổ biến hơn. Bên cạnh đó, một số KOL cũng có thể tạo các luồng thông tin tiêu cực đối với một số sự kiện xã hội cụ thể.

- Với sự trợ giúp tích cực của Trí tuệ nhân tạo, thông qua việc phân tích hành vi, thu thập thông tin, thói quen và sở thích của người dùng, các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng mua sắm và giải trí trực tuyến đã tự động tập hợp, đề xuất thông tin có độ yêu thích cao đến người dùng, lặp đi lặp lại liên tục, làm cho người dùng tin vào những thông tin không đúng đắn, những giá trị sai lệch so với thế giới thực, đánh mất dần khả năng phân biệt thật – giả, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.

3. Biện pháp gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng

- Nâng cao ý thức, rèn luyện hành vi đạo đức: tìm hiểu về các giá trị đạo đức cơ bản, chuẩn mực văn hoá ở trong và ngoài nước; nhận diện các điểm mạnh, điểm yếu về thái độ và hành vi của bản thân, thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá để nhận ra những sai sót, rút kinh nghiệm; thể hiện sự quan tâm và tôn trọng suy nghĩ, cảm xúc của các thành viên trong gia đình và trong cộng đồng; kiềm chế những hành vi không đúng đắn, thiếu tôn trọng người khác, vi phạm các quy tắc xã hội; tự chủ và tự chịu trách nhiệm với hành động của mình; phối hợp và giúp đỡ những người xung quanh

Quảng cáo

- Tìm hiểu, tuân thủ, tuyên truyền và phổ biến những nội dung của pháp luật Việt Nam liên quan đến các hoạt động trong không gian mạng: Luật Công nghệ thông tin; Luật An toàn thông tin mạng; Luật An ninh mạng; Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử; Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

- Kiểm soát thông tin cá nhân trong không gian mạng: sử dụng các giải pháp về công nghệ (bảo mật thông tin cá nhân, giữ an toàn cho mật khẩu, thiết lập chế độ người xem phù hợp với các nội dung đăng tải trên mạng xã hội); tham gia những lớp tập huấn ngắn hạn của các chuyên gia công nghệ thông tin về việc tham gia không gian mạng một cách an toàn.

- Kêu gọi người dùng mạng xã hội chỉ đăng, phát thông tin rõ nguồn gốc, thông tin đã được kiểm chứng, thông tin không vi phạm pháp luật; vận động và lan toả những hình ảnh tốt đẹp về các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng; không sử dụng từ ngữ lai căng, tục tĩu, cá biệt và mang xu hướng bạo lực; rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ mình, không để các thế lực xấu lợi dụng để kích động dẫn đến cực đoan, thái quá; hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn và người yếu thế trong xã hội; tôn trọng sự khác biệt và đa dạng.

- Tăng cường vai trò kiểm duyệt nội dung từ các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lí nhà nước

- Giám sát hành vi người dùng: công ty phát hành trò chơi trực tuyến và công ty quản lí trang mạng xã hội cần giám sát hành vi của người dùng để nhận biết các hoạt động phân biệt đối xử, hành vi trái đạo đức, xuyên tạc, làm tổn hại đến danh dự của nhà nước, tổ chức, cá nhân, cố ý phá hoại hệ thống máy tính; hạn chế sự lạm dụng và có các hình thức xử lí mang tính ngăn chặn, răn đe và giáo dục; đảm bảo tất cả người dùng đều được phục vụ trong môi trường an toàn.

Quảng cáo

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên