Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác
Với tóm tắt lý thuyết Toán 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7.
Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác
Lý thuyết Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác
1. Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác
- Hình có các mặt bên là hình chữ nhật và hai mặt đáy là hình tam giác được gọi là hình lăng trụ đứng tam giác.
- Hình có các mặt bên là hình chữ nhật và hai mặt đáy là hình tứ giác được gọi là hình lăng trụ đứng tứ giác.
Ví dụ :
a) Hình ABC.DEF là hình lăng trụ đứng tam giác.
- A, B, C, D, E, F gọi là các đỉnh.
- Ba mặt bên ACFD, BCFE, ABED là các hình chữ nhật.
- Các đoạn thẳng AD, BE, CF bằng nhau và song song với nhau, chúng gọi là các cạnh bên.
- Mặt ABC và mặt DEF song song với nhau và được gọi là hai mặt đáy (gọi tắt là đáy).
- Độ dài cạnh AD được gọi là chiều cao của hình lăng trụ.
b) Hình ABCD.EFGH là hình lăng trụ đứng tứ giác
- Hai mặt đáy là tứ giác ABCD và EFGH.
- Các mặt bên ABFE, BCGF, CGHD, DHEA đều là các hình chữ nhật.
Chú ý: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương là lăng trụ đứng tứ giác.
2. Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác
Ví dụ : Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước ba cạnh đáy là 2 cm, 3 cm, 4 cm và chiều cao 3,5 cm.
Hướng dẫn giải
- Trên một tấm bìa vẽ ba hình chữ nhật và hai tam giác với kích thước như hình a.
- Cắt miếng bìa như hình vẽ rồi gấp theo các đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng tam giác như hình b.
Bài tập Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác
Bài 1: Quan sát hình lăng trụ đứng tam giác sau:
a) Chỉ ra hai mặt đáy và các mặt bên của hình lăng trụ đứng tam giác.
b) Cho biết cạnh AD bằng những cạnh nào?
Hướng dẫn giải
a) Hai mặt đáy là tam giác ABC và tam giác DEF.
Các mặt bên là các hình chữ nhật ABED, BCFE, ACFD.
b) Hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF có các mặt bên : ABED, ACFD đều là hình chữ nhật.
Suy ra: AD = BE; AD = CF
Vậy các cạnh bằng cạnh AD là BE và CF .
Bài 2: Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông cạnh 3 cm và chiều cao 5 cm.
Hướng dẫn giải
- Vẽ lên tấm bìa bốn hình chữ nhật và hai hình vuông có cạnh là 3 cm như hình vẽ,
- Cắt tấm bìa và gấp các cạnh BF, CG, DH, DA’, HE’ sao cho AE trùng với A'E' và các cạnh còn lại của hình vuông trên trùng với các cạnh AB, BC, CD ; các cạnh còn lại của hình vuông dưới trùng với EF, FG, GH.
Khi đó, ta được hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.EFGH có đáy là hình vuông cạnh 3 cm.
Học tốt Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác
Các bài học để học tốt Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác Toán lớp 7 hay khác:
Giải sgk Toán 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác
Giải sbt Toán 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Săn SALE shopee tháng 6-6:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Toán lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát sgk Toán 7 Tập 1 & Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) - CTST
- Giải sgk Toán lớp 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh lớp 7 - CTST
- Giải Khoa học tự nhiên lớp 7 - CTST
- Giải Lịch Sử lớp 7 - CTST
- Giải Địa Lí lớp 7 - CTST
- Giải Giáo dục công dân lớp 7 - CTST
- Giải Công nghệ lớp 7 - CTST
- Giải Tin học lớp 7 - CTST
- Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - CTST