200+ Trắc nghiệm Báo cáo tài chính doanh nghiệp hợp nhất (có đáp án)

Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Báo cáo tài chính doanh nghiệp hợp nhất có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Báo cáo tài chính doanh nghiệp hợp nhất đạt kết quả cao.

200+ Trắc nghiệm Báo cáo tài chính doanh nghiệp hợp nhất (có đáp án)

Quảng cáo

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai

A. Công ty mẹ phải hợp nhất tất cả các báo cáo tài chính của công ty con ngoại trừ công ty con được giữ để bán.

B. Tất cả các công ty mẹ đều phải lập báo cáo tài chính hợp nhất kể cả công ty mẹ bị kiểm soát một phần hoặc toàn bộ bởi công ty mẹ khác.

C. Trong giao dịch nội bộ là mua bán hàng hóa bên bán là công ty con thì cần điều chỉnh ảnh hưởng của lợi nhuận chưa thực hiện cho bên không nắm quyền kiểm soát.

D. Khi thực hiện điều chỉnh hàng hóa bán nội bộ đã bán hết ra ngoài thì chỉ cần điều chỉnh doanh thu nội bộ năm phát sinh.

Câu 2. Chi phí có liên quan đến hợp nhất kinh doanh sẽ được

A. Ghi tăng giá trị khoản đầu tư

B. Ghi giảm thu nhập trong kỳ

C. Ghi giảm vốn chủ sở hữu

D. Ghi tăng chi phí trong kỳ

Quảng cáo

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Tỷ lệ quyền biểu quyết luôn luôn bằng tỷ lệ sở hữu.

B. Nếu nhà đầu tư nắm giữ ít hơn 20% quyền biểu quyết thì nhà đầu tư đó không có ảnh hưởng đáng kể.Quyền biểu quyết đối với đầu tư trực tiếp.

C. Nhà đầu tư có quyền kiểm soát bên nhận đầu tư khi nắm giữ đa số quyền biểu quyết khi không có thỏa thuận nào khác.

D. Nhà đầu tư có thể có đa số quyền biểu quyết ngay cả khi nắm giữ ít hơn 50% vốn cổ phần của bên nhận đầu tư.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng nhất:

A. Khi lập báo cáo hợp nhất không cần xác định lợi ích cổ đông không nắm quyền kiểm soát nếu nhà đầu tư nắm giữ 100% cổ phiếu phổ thông của bên nhận đầu tư.

B. Tỷ lệ quyền biểu quyết luôn lớn hơn tỷ lệ lợi ích.

C. Quyền biểu quyết đối với đầu tư trực tiếp.

D. Khi lập báo cáo hợp nhất không cần xác định lợi ích cổ đông không nắm quyền kiểm soát nếu nhà đầu tư nắm giữ 100% quyền biểu quyết bên nhận đầu tư.

Câu 5. Yếu tố nào sau đây không thuộc thành phần của kiểm soát

Quảng cáo

A. Tỷ lệ sở hữu

B. Quyền lực

C. Thu nhập có thể thay đổi

D. Khả năng tác động đến thu nhập có thể thay đổi

Câu 6. Theo IFRS 10, quyền kiểm soát của nhà đầu tư đối với đơn vị nhận đầu tư được định nghĩa là:

A. Có biểu hiện hoặc có quyền tác động đến chính sách tài chính và hoạt động của đơn vị nhận đầu tư để đạt được lợi ích trong tương lai

B. Khả năng chi phối chính sách hoạt động và chính sách tài chính của đơn vị nhận đầu tư để tận dụng nguồn lực của nhau và cùng phát triển

C. Có biểu hiện, hoặc có quyền, làm biến động thu nhập từ việc tham gia vào hoạt động trong đơn vị nhận đầu tư và có khả năng tác động đến thu nhập này thông qua quyền lực của mình đối với đơn vị nhận đầu tư

D. Quyền lực tạo ra khả năng chỉ đạo các hoạt động quan trọng của đơn vị nhận đầu tư để đạt được lợi ích trong tương lai

Câu 7. Đồng kiểm soát là:

A. Là quyền cùng chi phối các chính sách tài chính và chính sách hoạt động.

B. Là khi bên đầu tư nắm giữ từ 20% đến 50% giá trị vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư.

C. Là quyền cùng chi phối các chính sách tài chính và chính sách hoạt động theo thỏa thuận bằng hợp đồng.

D. Là quyền chi phối các chính sách tài chính và chính sách hoạt động theo thỏa thuận bằng hợp đồng.

Quảng cáo

Câu 8. Quyền kiểm soát của nhà đầu tư đối với đơn vị nhận đầu tư được định nghĩa là:

A. Có biểu hiện hoặc có quyền tác động đến chính sách tài chính và hoạt động của đơn vị nhận đầu tư để đạt được lợi ích trong tương lai

B. Khả năng chi phối mọi hoạt động của đơn vị nhận đầu tư để tận dụng nguồn lực của nhau và cùng phát triển

C. Quyền lực tạo ra khả năng chỉ đạo các hoạt động quan trọng của đơn vị nhận đầu tư để đạt được lợi ích trong tương lai

D. Có biểu hiện, hoặc có quyền, làm biến động thu nhập từ việc tham gia vào hoạt động của đơn vị nhận đầu tư và có khả năng tác động đến thu nhập này thông qua quyền lực của mình đối với đơn vị nhận đầu tư

Câu 9. Ngày 01/01/20X1, công ty M mua 70% cổ phiếu phổ thông của công ty C (tương đương 7 triệu cổ phiếu) với giá trị 140.000 triệu đồng. Tại ngày mua, toàn bộ các tài sản và nợ phải trả của công ty C đều được ghi nhận theo giá trị hợp lý, ngoại trừ một lô hàng tồn kho có giá trị hợp lý cao hơn giá trị ghi sổ là 2.000 triệu đồng. Bỏ qua ảnh hưởng của thuế. Thông tin về công ty M tại ngày 01/01/20X1 như sau: (i)Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 80.000 triệu đồng; (ii)Lợi nhuận chưa phân phối: 40.000 triệu đồng. Thị giá của cổ phiếu tại ngày mua là 15.000đ/cổ phiếu. Lợi thế thương mại được xác định theo phương pháp toàn bộ (GTHL) là:

A. 38.500 triệu đồng

B. 63.000 triệu đồng

C. Số khác

D. 54.600 triệu đồng

Câu 10. Hình thức hợp nhất kinh doanh nào sau đây cần lập báo cáo tài chính hợp nhất vào mỗi năm sau ngày mua

A. A + B = A + B

B. Tất cả đều đúng

C. A + B = A

D. A + B = C

Câu 11. Theo IFRS 3, thu nhập do mua rẻ (lợi thế thương mại âm) được ghi nhận như sau:

A. Ghi tăng thu nhập.

B. Ghi tăng lợi nhuận chưa thực hiện, khi thanh lý khoản đầu tư thì khoản lợi nhuận này được xem là đã thực hiện và sẽ được kết chuyển ghi tăng thu nhập.

C. Ghi tăng chi phí.

D. Ghi tăng doanh thu chưa thực hiện, sau đó phân bổ vào thu nhập trong thời gian tối đa 10 năm.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây là là sai:

A. Theo IFRS 3, lợi thế thương mại được phân bổ đều hàng năm.

B. Lợi thế thương mại là phần chênh lệch dương giữa giá trị hợp lý của các khoản dùng để thanh toán cộng với giá trị phần lợi ích bên thiểu số trừ cho giá trị hợp lý của tài sản thuần tại ngày mua.

C. Tổn thất lợi thế thương mại được điều chỉnh vào chi phí trên báo cáo hợp nhất.

D. Không được phép hoàn nhập tổn thất lợi thế thương mại đã ghi nhận trước đây.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây là là sai?

A. Lợi thế thương mại được phân bổ đều hàng năm theo IFRS 3.

B. Không được phép hoàn nhập tổn thất lợi thế thương mại đã ghi nhận trước đây.

C. Lợi thế thương mại là phần chênh lệch dương giữa giá trị hợp lý của các khoản dùng để thanh toán cộng với giá trị phần lợi ích bên thiểu số trừ cho giá trị hợp lý của tài sản thuần tại ngày mua.

D. Tổn thất lợi thế thương mại được điều chỉnh vào chi phí trên báo cáo hợp nhất.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây là sai

A. Tỉ lệ quyền biểu quyết luôn luôn bằng tỉ lệ sở hữu.

B. Nếu nhà đầu tư nắm giữ ít hơn 20% quyền biểu quyết thì nhà đầu tư đó không có ảnh hưởng đáng kể trong công ty đầu tư.

C. Nếu nhà đầu tư nắm giữ ít hơn 50% vốn cổ phần nhưng có nhiều hơn 50% tỉ lệ quyền biểu quyết thì khoản đầu tư được xem là đầu tư vào công ty con.

D. Tỉ lệ quyền biểu quyết là căn cứ xác định mức độ ảnh hưởng của bên đầu tư trong bên nhận đầu tư.

Câu 15. Giả sử các điều kiện ghi nhận của IFRS 3 được thỏa mãn, khoản nào sau đây không được ghi nhận tại thời điểm mua:

A. Tài sản vô hình trên sổ sách kế toán của bên bị mua, nhưng đối với bên mua không đủ điều kiện ghi nhận tài sản

B. Các tài sản có thể xác định được của bên bị mua

C. Các khoản nợ phải trả gánh chịu của bên bị mua

D. Lợi ích của cổ đông không nắm quyền kiểm soát của bên bị mua

Câu 16. Điều nào sau đây là đúng, khi phát hành Lê Nguyễn Ngọc Tuyền nhất kinh doanh

A. Chi phí phát hành cổ phiếu làm tăng chi phí trong kỳ

B. Giá phí hợp nhất là giá trị hợp lý của số lượng cổ phiếu mua được

C. Chi phí phát hành cổ phiếu làm tăng giá trị khoản đầu tư

D. Giá trị hợp lý của cổ phiếu bên mua được ưu tiên sử dụng để xác định giá trị khoản đầu tư

Câu 17. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Tỷ lệ biểu quyết là căn cứ để xem xét quyền kiểm soát của bên đầu tư đối với bên nhận đầu tư

B. Tỷ lệ lợi ích là căn cứ để xem xét quyền kiểm soát của bên đầu tư đối với bên nhận đầu tư

C. Tỷ lệ quyền biểu quyết luôn bằng tỷ lệ sở hữu

D. Tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ trong lợi ích của công ty con luôn lớn hơn 50%

Câu 18. Giá phí hợp nhất kinh doanh khi Cty M mua 60% cổ phần của C để đạt quyền kiểm soát công ty này là 230 tỷ đ. Tài sản thuần của cty C theo GTGS và GTHL lần lượt là 300 tỷ đồng và 360 tỷ đồng. LTTM & NCI ngày mua lần lượt là:

A. 14 tỷ đồng & 144 tỷ đồng

B. 140 tỷ đồng & 70 tỷ đồng

C. 70 tỷ đồng & 140 tỷ đồng

D. 144 tỷ đồng & 14 tỷ đồng

Câu 19. Hình thức nào sau có thể dẫn đến hợp nhất kinh doanh:

A. Yêu cầu của pháp lý.

B. Tất cả đều đúng

C. Gánh chịu các khoản nợ.

D. Mua cổ phần hoặc tài sản thuần của doanh nghiệp khác.

Câu 20. Điều nào sau đây là đúng, khi phát hành cổ phiếu để hợp nhất kinh doanh

A. Giá phí hợp nhất là giá trị hợp lý của số lượng cổ phiếu mua được

B. Chi phí phát hành cổ phiếu làm tăng chi phí trong kỳ

C. Giá trị hợp lý của cổ phiếu bên mua được ưu tiên sử dụng để xác định giá trị khoản đầu tư

D. Chi phí phát hành cổ phiếu làm tăng giá trị khoản đầu tư

Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng khi xem xét mức độ ảnh hưởng của bên trong bên nhận đầu tư?

A. Giá phí hợp nhất là giá trị hợp lý của số lượng cổ phiếu mua được

B. Chi phí phát hành cổ phiếu làm tăng chi phí trong kỳ

C. Giá trị hợp lý của cổ phiếu bên mua được ưu tiên sử dụng để xác định giá trị khoản đầu tư

D. Chi phí phát hành cổ phiếu làm tăng giá trị khoản đầu tư

Câu 21. Phát biểu nào sau đây là đúng khi xem xét mức độ ảnh hưởng của bên trong bên nhận đầu tư?

A. Quyền biểu quyết tuyệt đối là cơ sở phù hợp nhất để đánh giá mức độ ảnh hưởng

B. Quyền sở hữu tuyệt đối là cơ sở phù hợp nhất để đánh giá mức độ ảnh hưởng

C. Các cổ phiếu tiềm năng cần được bỏ qua khi đánh giá mức độ ảnh hưởng

D. Số lượng người dự họp cổ đông thường niên hàng năm có thể ảnh hưởng đến mức độ ảnh hưởng

Câu 22. Chi phí phát hành cổ phiếu của bên đầu tư được

A. Ghi tăng chi phí trong kỳ

B. Ghi giảm thu nhập trong kỳ

C. Ghi tăng giá trị khoản đầu tư

D. Ghi giảm vốn chủ sở hữu

Câu 23. Ngày 01/01/20x0, công ty A mua lại 40% cổ phần của công ty X, thanh toán bằng các hình thức sau: (i) 100 tỷ đồng tiền mặt. 50% thanh toán ngay. 50% thanh toán ngày 21/12/20x1; (ii) 1 lô đất có giá trị ghi sổ 20 tỷ đồng. Giá trị được niêm yết bởi chính quyền địa phương 25 tỷ đồng. Giá trị được định giá bởi các công ty định giá 30 tỷ đồng; (iii) Lãi suất đi vay của công ty A và công ty X lần lượt là 8% và 10%. Giá gốc khoản đầu tư vào công ty X của công ty A là:

A. 112,87 tỷ đồng

B. 117,87 tỷ đồng

C. 122,87 tỷ đồng

D. 111,32 tỷ đồng

Câu 24. Ngày 01/01/20x0, công ty A mua lại toàn bộ cổ phần của công ty B. Trong thỏa thuận này, công ty A sẽ phải thanh toán cho cổ đông của công ty B 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu kết quả kinh doanh của công ty B không như kỳ vọng, cổ đông của công ty B có trách nhiệm thanh toán lại cho công ty A 20 tỷ đồng vào ngày 31/12/20x0. Giá gốc khoản đầu tư vào công ty B của công ty A là?

A. Lớn hơn 200 tỷ đồng

B. Tất cả dều sai

C. Nhỏ hơn 200 tỷ đồng

D. Nhỏ hơn 180 tỷ đồng

Câu 25. Hình thức hợp nhất kinh doanh nào chỉ cần lập báo cáo hợp nhất một lần tại ngày mua:

A. A + B = A + B.

B. A + B = A và  A + B = C.

C. A + B = A.

D. A + B = C.

Câu 26. Lợi ích của bên không nắm quyền kiểm soát được ghi nhận trên BCTC hợp nhất của bên mua ntn?

A. Giá trị tài sản thuần tương ứng với tỷ lệ sở hữu của bên không nắm quyền kiểm soát

B. Ghi nhận theo giá trị hợp lý.

C. Ghi nhận theo giá trị tài sản thuần tương ứng với tỉ lệ sở hữu của bên không nắm quyền kiểm soát

D. Ghi nhận theo giá trị hợp lý hoặc theo giá trị tài sản thuần tương ứng với tỉ lệ sở hữu của bên không nắm quyền kiểm soát

Câu 27. Khi khó xác định quyền kiểm soát, các yếu tố nào sau đây được xem xét để xác định bên mua:

A. Tất cả các yếu tố trên

B. Bên mua thường là bên phát hành các công cụ vốn

C. Bên mua là bên gánh chịu nợ phải trả.

D. Bên mua thường là bên chuyển tiền hoặc các tài sản khác

Câu 28. Ngày 1/1/20X5 M mua 60% cổ phần C bằng tiền với giá 150 tỷ. Và ngày mua, GTHL của tài sản và nợ phải trả của C xác định tương ứng là 200 tỷ và 70 tỷ. Qua tư vấn độc lập, GTHL của 20 % cổ phần của bên không nắm quyền kiểm soát là 45 tỷ. Lợi thế thương mại tính theo phương pháp tỷ lệ là (bỏ qua ảnh hưởng của thuế):

A. 62 tỷ

B. 75 tỷ

C. Số khác

D. 65 tỷ

Câu 29. Phương thức đầu tư nào sau đây không cần phải dựa vào giá trị hợp lý để xác định giá trị khoản đầu tư

A. Đầu tư bằng tài sản cố định

B. Đầu tư bằng phát hành cổ phiếu

C. Tất cả đều sai

D. Đầu tư bằng ngoại tệ

Câu 30. Quyền nào sau đây không mang lại quyền lực cho nhà đầu tư:

A. Quyền biểu quyết tiềm tàng

B. Quyền tham gia vào quá trình ra các quyết định về cổ tức và các phân phối khác

C. Quyền biểu quyết hiện tại

D. Quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm đa số thành viên quản lý chủ chốt của bên nhận đầu tư

................................

................................

................................

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác