200+ Trắc nghiệm Luật tố tụng hình sự (có đáp án)
Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Luật tố tụng hình sự có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Luật tố tụng hình sự đạt kết quả cao.
200+ Trắc nghiệm Luật tố tụng hình sự (có đáp án)
Câu 1: Luật tố tụng hình sự Việt Nam chia quá trình tố tụng thành mấy giai đoạn?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 2: Những nguyên tắc trong luật tố tụng hình sự?
A. Nguyên tắc suy đoán vô tội
B. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội
C. Nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm
D. Cả 3 phương án trên
Câu 3: Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa.
B. Người bị buộc tội không có quyền tự bào chữa.
C. Người bị buộc tội chỉ được nhờ luật sư bào chữa.
D. Người khác không có quyền bào chữa cho người bị buộc tội.
Câu 4: Người khác bào chữa cho người bị buộc tội có thể là ai?
A. Chủ tịch UBND xã nơi người bị buộc tội cư trú
B. Đại diện công đoàn nơi người bị buộc tội làm việc
C. Người đại diện hợp pháp của người bị buộc tội
D. Bạn bè thân thiết
Câu 5: Quyền bào chữa của người bị buộc tội bao gồm mấy quyền?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6: Cơ quan nào có thẩm quyền khởi tố?
A. Viện kiểm sát
B. Tòa án
C. Các cơ quan của bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm
D. Tất cả các phương án trên
Câu 7: Đâu là nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội?
A. Khi chưa chứng minh theo trình tự, thủ tục do luật định, chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị buộc tội phải được coi là người không có tội.
B. Khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị buộc tội phải được coi là người không có tội.
C. Khi chưa chứng minh theo trình tự, thủ tục do luật định thì người bị buộc tội phải được coi là người không có tội.
D. Khi chưa chứng minh, chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị buộc tội phải được coi là người không có tội.
Câu 8: Đâu là nội dung của nguyên tắc “không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm”?
A. Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
B. Không được khởi tố đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
C. Không được xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
D. Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án.
Câu 9: Bào chữa viên nhân dân là người được ai cử để bào chữa cho người bị buộc tội?
A. Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam
B. Tòa án
C. Tổ chức thành viên của Mặt trận
D. A và C đúng
Câu 10: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Tòa án xét xử kín và tuyên án kín
B. Tòa án có thể xét xử kín và phải tuyên án công khai
C. Tòa án có thể xét xử công khai và tuyên án kín
D. Tòa án phải xét xử và tuyên án công khai
Câu 11: Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm?
A. Cơ quan điều tra
B. Viện kiểm sát
C. Tòa án
D. Tất cả phương án trên
Câu 12: Người nào không thuộc nhóm người tiến hành tố tụng?
A. Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra
B. Viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát
C. Thẩm phán
D. Luật sư
Câu 13: Viện kiểm sát có quyền gì?
A. Thực hành quyền xét xử
B. Thực hành quyền bào chữa
C. Thực hành quyền công tố
D. Tất cả phương án trên
Câu 14: Điều tra viên có nhiệm vụ:
A. Điều tra vụ án hình sự
B. Kết tội
C. Bào chữa
D. Xét xử
Câu 15: Khi tiến hành tố tụng hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn nào?
A. Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác
B. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
C. Quyết định truy nã, đình nã bị can
D. Tất cả phương án trên
Câu 16: Đâu không phải nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên?
A. Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan, người có thẩm quyền.
B. Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm
C. Đề ra yêu cầu điều tra
D. Kết luận điều tra vụ án
Câu 17: Ai là người có thẩm quyền bổ nhiệm thẩm phán?
A. Phó chủ tịch nước
B. Chủ tịch nước
C. Thủ tướng chính phủ
D. Phó thủ tướng chính phủ
Câu 18: Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người khi?
A. Đồng thời là bị hại, đương sự
B. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa
C. Là người đại diện của bị can, bị cáo
D. Tất cả phương án trên
Câu 19: Thư ký tòa án có thể thay đổi không?
A. Có
B. Không
C. Chỉ thay đổi nếu thư ký tòa vì lý do cá nhân không thể tham gia được
D. Chỉ thay đổi khi thẩm phán cho phép
Câu 20: Thời điểm thay đổi thẩm phán, hội thẩm?
A. Trước khi mở phiên tòa do chánh án hoặc phó chánh án tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
B. Sau khi mở phiên tòa do chánh án hoặc phó chánh án tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
C. Ngay tại thời điểm phát hiện thẩm phán, hội thẩm không đủ điều kiện tham gia.
D. Sau khi cơ quan điều tra đưa ra kết luận điều tra.
Câu 21: Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là gì?
A. Là người đã có lệnh giữ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
B. Là người bị bắt giữa khi đang thực hiện tội phạm
C. Là người bị bắt khi bị truy tìm bởi quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
D. Là người bị bắt ngay sau khi thực hiện tội phạm
Câu 22: Người bị tạm giữ là?
A. Là người bị giữa trong trường hợp khẩn cấp.
B. Là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định giam giữ.
C. Là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ chưa có quyết định giam giữ.
D. Là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú.
Câu 23: Đâu không phải quyền của người bị tạm giữ?
A. Được biết lý do mình bị tạm giữ
B. Được thông báo và giải thích quyền và nghĩa vụ
C. Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa
D. Yêu cầu chuyển nơi tạm giữ
Câu 24: Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang là?
A. Là người mà đối với họ đã có lệnh giữ của người có thẩm quyền.
B. Là người bị bắt khi đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.
C. Là người bị bắt khi bị truy tìm bởi quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
D. Là người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp.
Câu 25: Tư cách bị can có từ khi nào?
A. Từ khi người đó thực hiện hành vi phạm tội
B. Từ khi có quyết định khởi tố bị can với họ
C. Từ khi tòa án bắt đầu xét xử sơ thẩm
D. Từ khi họ bị kết tội
Câu 26: Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Bị can được tại ngoại không bị triệu tập để tiến hành hoạt động điều tra
B. Bị can đang bị tạm giam không bị triệu tập khi tiến hành điều tra
C. Bị can đang bị tạm giam được triệu tập thông qua ban giám thị trại giam
D. Bị can không có nghĩa vụ phải có mặt khi có giấy triệu tập
Câu 27: Tư cách bị cáo có từ khi nào?
A. Từ khi người đó thực hiện hành vi phạm tội
B. Từ khi có quyết định khởi tố bị can với họ
C. Từ khi có kết luận của cơ quan điều tra
D. Từ khi bị tòa án quyết định đưa ra xét xử
Câu 28: Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Bị cáo luôn là chủ thể của tội phạm.
B. Bị cáo không đồng nghĩa với chủ thể của tội phạm.
C. Bị cáo là chủ thể của tôi phạm tại phiên tòa xét xử.
D. Bị cáo là chủ thể của tội phạm khi có đủ các bằng chứng chứng minh họ có tội tại phiên tòa xét xử.
Câu 29: Bị hại là?
A. Là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
B. Là người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại.
C. Là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
D. Cả A và C đều đúng
Câu 30: Tư cách bị hại trong vụ án hình sự có từ khi nào?
A. Khi người đó đã bị thiệt hại xảy ra trên thực tế.
B. Khi họ được cơ quan có thẩm quyền công nhận là bị hại
C. Khi hành vi phạm tội bị phát hiện
D. Khi khai báo với cơ quan điều tra
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT