Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Marketing tìm kiếm và Email Marketing có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn
giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Marketing tìm kiếm và Email Marketing đạt kết quả cao.
Câu 1: E – marketing có tên thể thay thế bằng khái niệm nào?
A. Email marketing
B. Marketing hiện đại
C. Marketing số
D. Digital Marketing
Chọn đáp án B
Giải thích:
E-marketing hay marketing số là những khái niệm thường được sử dụng thay thế lẫn nhau. Emarketing có thể được định nghĩa đơn giản là “việc áp dụng phương tiện kỹ thuật số, dữ liệu và công nghệ tích hợp với truyền thông truyền thống để đạt được các mục tiêu marketing”
Câu 2: Lợi ích lớn nhất của marketing trực tuyến là?
A. Tính tương tác cao
B. Tiết kiệm chi phí
C. Tốc độ nhanh
D. Khả năng marketing toàn cầu
Chọn đáp án B
Giải thích:
Lợi ích lớn nhất của marketing trực tuyến chính là một trong những phương tiện rẻ nhất. Chỉ cần một khoản tiền nhỏ đã đưa công ty tiếp cận thị trường quốc tế, thậm chí có thể đặt các doanh nghiệp vào vị trí trung tâm thị trường thế giới. Thay vì cần một đội ngũ những nhà marketing thì công ty chỉ cần thuê một vài nhân viên quản lí quá trình marketing trực tuyến cũng đã tiết kiệm khá nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
Ưu điểm của E-marketing: Tính tương tác cao, tiết kiệm chi phí, tốc độ nhanh, khả năng marketing toàn cầu, kiểm tra hiệu quả dễ dàng
Quảng cáo
Câu 3: Nhược điểm của E – marketing là?
A. Phương tiện kỹ thuật
B. Phương tiện bán hàng
C. Phương tiện an toàn, bảo mật
D. Cả ba phương án trên
Chọn đáp án D
Giải thích:
* Phương diện kỹ thuật
Marketing trực tuyến đòi hỏi khách hàng phải sử dụng các kỹ thuật mới và không phải tất cả mọi đối tượng khách hàng có thể sử dụng chúng. Nếu cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đường truyền tốc độ chậm cũng là một tác nhân gây khó khăn khiến người tiêu dùng không có nhiều cơ hội tiếp cận với mạng internet để tìm thông tin, mua hàng trực tuyến, tham giá đấu giá trực tuyến, ...v.v. Ngoài ra, nếu công ty xây dựng website lớn và phức tạp để quảng bá sản phẩm, nhiều khách hàng sẽ gặp khó khăn khi sử dụng website cũng như tải thông tin về với đường truyền chậm hay vào các thiết bị di động. Như vậy marketing trực tuyến khó có thể ảnh hưởng đến người tiêu dùng ở thị trường đó.
* Phương diện bán hàng
Không giống như việc bán sản phẩm theo cách thông thường, đối với marketing trực tuyến, khách hàng không thể chạm, nếm, dùng thử hay cảm nhận sản phẩm trước khi mua trực tuyến, do đó việc thiếu lòng tin đối với sản phẩm là điều không thể chối cãi.
* Phương diện an toàn, bảo mật
Trang web của doanh nghiệp đã thật sự an toàn hay chưa? Liệu khách hàng có biết điều này? Ngày nay, việc một số cá nhân, tổ chức sử dụng Internet để lừa đảo khiến vấn đề bảo mật được đặt lên hàng đầu. Thực tế, có nhiều người không dám sử dụng thẻ tín dụng của họ để mua hàng trực tuyến, do đó các doanh nghiệp cần phải có chính sách bảo mật cao nhằm xây dựng lòng tin của khách hàng, họ sẵn sàng sử dụng thẻ để mua trực tuyến.
Câu 4: Các công cụ marketing trực tuyến chia thành mấy nhóm chính?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Chọn đáp án A
Giải thích:
Chaffey và Smith (2017) đã chia các công cụ marketing trực tuyến thành sáu nhóm chính:
1. Marketing bằng công cụ tìm kiếm
2. PR trực tuyến
3. Marketing liên kết
4. Quảng cáo hiển thị
5. Email marketing
6. Marketing qua các phương tiện truyền thông xã hội
Câu 5: Kết nối mọi người vào mạng máy tính là quá trình phát triển nào của E – marketing?
Quảng cáo
A. Web 1.0
B. Web 2.0
C. Web 3.0
D. Web 4.0
Chọn đáp án A
Giải thích:
Website 1.0 là website chỉ tương tác một chiều, có nghĩa là người dùng chỉ lên đó đọc thông tin từ website mà không có tương tác qua lại người dùng dùng và website cũng như những người dùng khác với nhau. Điển hình nhất cho loại website này chính là những trang website tin tức hay trang giới thiệu doanh nghiệp, tổ chức.
Câu 6: Kết nối con người với con người thông qua các mạng xã hội là quá trình phát triển nào của E – marketing?
A. Web 1.0
B. Web 2.0
C. Web 3.0
D. Web 4.0
Chọn đáp án B
Giải thích:
Web 2.0 tham gia vào việc tạo nội dung thông qua chia sẻ và cộng tác, chẳng hạn như phương tiện truyền thông xã hội và viết blog. Các cá nhân có thể nhận được sự giúp đỡ của nhiều người dùng trong khu vực hoặc bất cứ nơi nào trên toàn cầu về một vấn đề thông qua truy vấn một trang web trợ giúp.
Câu 7: Twitter, YouTube, Flickr và Facebook là sự phát triển đáng chú ý của?
A. Web 1.0
B. Web 2.0
C. Web 3.0
D. Web 4.0
Chọn đáp án B
Giải thích:
Web 2.0 kết nối con người với con người thông qua các mạng xã hội
Quảng cáo
Câu 8: Trong Web 2.0 hai công cụ thay đổi lớn cho Internet là?
A. YouTube và Facebook
B. Facebook và Tiktok
C. Wikipedia và Facebook
D. Twitter và YouTube
Chọn đáp án C
Giải thích:
Web 2.0 kết nối con người với con người thông qua các mạng xã hội. Trong Web 2.0, hai công cụ thay đổi lớn cho Internet là Wikipedia và Facebook.
Câu 9: Chú trọng vào trí tuệ nhân tạo và máy học là quá trình phát triển nào của E – marketing?
A. Web 1.0
B. Web 2.0
C. Web 3.0
D. Web 4.0
Chọn đáp án C
Giải thích:
Web 3.0, là thế hệ tiếp theo của công nghệ internet. Web 3.0 chú trọng vào trí tuệ nhân tạo và máy học. Nó hứa hẹn tạo ra một mạng internet công bằng và minh bạch hơn, trong đó bất kỳ ai cũng có thể tham gia mà không sợ mất quyền riêng tư và bảo mật.
Câu 10: Internet phi tập trung là?
A. Web 1.0
B. Web 2.0
C. Web 3.0
D. Web 4.0
Chọn đáp án C
Giải thích:
Internet phi tập trung, hay Web 3.0, là thế hệ tiếp theo của công nghệ internet.
Câu 11: Web 3.0 trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết với người tiêu dùng nhờ việc gì?
A. Môi trường hợp tác, trong đo mọi người đều bình đẳng
B. Hứa hẹn tạo ra một internet công bằng và minh bạch
C. Toàn quyền với dữ liệu hành vi của mình trên website
D. Có thể kiếm tiền thông qua hành vi truy cập website của mình
Chọn đáp án D
Giải thích:
Nhờ sự phát triển của tiền mã hóa mà khiến cho Web 3.0 trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết khi người dùng có thể kiếm được tiền thông qua những hành vi truy cập website của mình. Ví dụ như website sẽ trả một token cho bạn nếu bạn truy cập website mỗi ngày, đọc hết một bài post, xem hết một video,...và người dùng có thể dùng chính những token này để tip cho những nhà sáng tạo nội dung để họ tích cực hơn trong việc sáng tạo ra những nội dung có nhiều giá trị cho người dùng.
Câu 12: Sự khác biệt marketing trực tuyến và ngoại tuyến?
A. Tốc độ, thời gian, không gian, đa dạng hóa sản phẩm; giảm khác biệt về văn hoá, luật pháp, kinh tế.
B. Trở ngại của khâu giao dịch trung gian đã được loại bỏ.
C. Tiếp cận thị trường trực tuyến, hàng hoá và dịch vụ số hoá.
D. Tất cả các đáp án trên
Chọn đáp án D
Giải thích:
- Tốc độ: Thông tin về sản phẩm dịch vụ được tung ra thị trường nhanh hơn, Khách hàng tiếp cận thông tin cũng nhanh hơn, Giao dịch được tiến hành trong một số trường hợp cũng nhanh hơn (đối với hàng hoá số hoá, việc giao hàng được thực hiện nhanh và thuận tiện hơn), Thông tin phản hồi từ phía khách hàng cũng nhanh hơn
- Thời gian: Hoạt động liên tục không bị gián đoạn
- Không gian: Vượt qua mọi trở ngại về khoảng cách địa lý
- Đa dạng hoá sản phẩm
- Giảm sự khác biệt về văn hoá, luật pháp, kinh tế
- Trở ngại của khâu giao dịch trung gian đã được loại bỏ
- Tiếp cận thị trường trực tuyến
- Hàng hoá và dịch vụ số hoá
CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ VÀ VĨ MÔ TRONG E– MARKETING
Câu 1: Điền từ còn thiếu và chỗ trống “Phân tích môi trường là …… mọi thông tin về môi trường bên ngoài của doanh nghiệp cũng như các nguồn lực và quy trình bên trong để điều chỉnh chiến lược của doanh nghiệp đó.”
A. Thu thập và phân tích
B. Phân tích và đánh giá
C. Thu thập và đánh giá
D. Thu thập và điều chỉnh
Chọn đáp án C
Câu 2: Yếu tố nào được đánh giá trong “phân tích môi trường” ?
A. Khách hàng và đối thủ cạnh tranh
B. Phân tích thị trường và môi trường vĩ mô
C. Đánh giá nội bộ
D. Cả 3 phương án trên
Chọn đáp án D
Giải thích:
- Khách hàng: Đặc điểm, cách sử dụng công nghệ, hành vi, nhu cầu và mong muốn
- Phân tích thị trường: Các trung gian, những người có ảnh hưởng, các đối tác tiềm năng, các yếu tố trực tuyến ảnh hưởng đến hành vi mua hàng, các cơ hội và mối đe dọa
- Đối thủ cạnh tranh: trực tiếp, gián tiếp cũng như các doanh nghiệp trong ngành và ngoàingành.
- Môi trường vĩ mô: ảnh hưởng của yếu tố xã hội, luật pháp, môi trường, chính trị và công nghệ
- Đánh giá nội bộ: về hiệu quả của các phương pháp marketing số hiện có, điểm mạnh vàđiểm yếu của doanh nghiệp
Câu 3: Định hình hành trình và tác động tới quyết định mua hàng cuối cùng của khách hàng?
A. Điểm tiếp xúc
B. Giá cả
C. Chất lượng sản phẩm
D. Cả ba đáp án trên
Chọn đáp án A
Giải thích:
Điểm tiếp xúc: Định hình hành trình và tác động tới quyết định mua hàng cuối cùng của khách hàng. Với việc sử dụng công nghệ số ngày càng rộng rãi, các điểm tiếp xúc số mở rộng hơn cả các kênh kỹ thuật số và có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trước, trong và sau khi mua sắm của khách hàng.
Câu 4: Sắp xếp hành trình khách hàng: (1) Cân nhắc, (2) Nhận thức, (3) Trải nghiệm sản phẩm, (4) Mua sản phẩm.
A. (1), (2), (3), (4)
B. (2), (1), (4), (3)
C. (4), (3), (1), (2)
D. (3), (2), (4), (1)
Chọn đáp án B
Giải thích:
1. Nhận thức: Kích thích và truyền cảm hứng
2. Cân nhắc: Tăng thiện cảm
3. Mua sản phẩm: Online hoặc tại cửa hàng
4. Trải nghiệm sản phẩm: Tương tác với sản phẩm
Câu 5: Phân tích hành vi khách hàng có thể được xem xét từ mấy khía cạnh?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Chọn đáp án A
Giải thích:
Phân tích hành vi khách hàng có thể được xem xét từ hai khía cạnh:
- Phân tích nhu cầu và khoảng cách: Hiểu số lượng tiềm năng và thực tế của khách truy cập đối trên các nền tảng trực tuyến và xa hơn là mức độ mà chúng chuyển đổi thành những kết quả mang tính chiến thuật và chiến lược, ví dụ: doanh thu, khách hàng tiềm năng (leads)
- Phân tích hành vi của người tiêu dùng số: Tức là muốn hiểu nhu cầu, đặc điểm và trải nghiệm số hoặc hành vi của người tiêu dùng mục tiêu. Các biến này thường được gọi chung là cái nhìn sâu sắc về khách hàng. Dựa trên phân tích này, có thể tạo ra các phân khúc khách hàng sẽ được sử dụng để phát triển các phương pháp nhắm mục tiêu.
Câu 6: Phân tích nhu cầu và chuyển đổi nhà marketing cần đánh giá gì từ những khách hàng?
A. Nhu cầu và nhận thức
B. Phân khúc khác hàng
C. Số lượng và tỷ lệ
D. Quan hệ và kênh khách hàng
Chọn đáp án C
Giải thích:
Phân tích nhu cầu và chuyển đổi trong marketing: nhà marketing số cũng cần đánh giá số lượng và tỷ lệ những khách hàng:
- có quyền truy cập vào các kênh số;
- sử dụng các dịch vụ trực tuyến có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng, chẳng hạn như các trang web so sánh giá, mạng xã hội và blog của chuyên gia;
- bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng các kênh này nhưng mua hàng bằng kênh khác như một phần của hành vi người mua đa kênh;
- mua hoặc sử dụng các dịch vụ kênh số khác.
Câu 7: Ý nghĩa của kế hoạch marketing là gì?
A. Đánh giá hành vi khách hàng
B. Kế hoạch chi tiêu
C. Định hướng tương lai
D. Mô hình chuyển đổi
Chọn đáp án D
Giải thích:
Ý nghĩa của kế hoạch marketing: Mô hình chuyển đổi là một phần của phân tích tình huống và thiết lập mục tiêu, các nhà marketing số có kinh nghiệm xây dựng các mô hình chuyển đổi về hiệu quả marketing trên web của họ.
Câu 8: Mô hình chuyển đổi đa kênh rất phực tạp vì nó cần đến cả hành vi ?
A. Trực tiếp và gián tiếp
B. Trực tuyến và ngoại tuyến
C. Bên trong và bên ngoài
D. Mua sắm và tiêu dùng
Chọn đáp án B
Giải thích:
Việc lập mô hình chuyển đổi rất phức tạp vì nó cần tính đến cả hành vi trực tuyến và ngoại tuyến. Ví dụ: một nhà quảng cáo có thể sử dụng Google Ads để quảng bá sản phẩm của mình, nhưng một số người mua sắm sẽ mua hàng trực tuyến trong khi những người khác sẽ thích sử dụng các kênh khác để mua hàng, ví dụ: sử dụng điện thoại hoặc mua tại cửa hàng.
Câu 9: Vì sao web và mạng xã hội là một phần quan trọng của quá trình nghiên cứu các sản phẩm?
A. Doanh nghiệp quảng cáo tốt hơn
B. Người mua sẽ mua được hàng rẻ hơn
C. Người mua sẽ truy cập trực tuyến để tìm hiểu thông tin về sản phẩm/dịch vụ định mua
D. Giúp sản phẩm/dịch vụ phát triển tốt hơn
Chọn đáp án C
Giải thích:
Nhiều người mua sẽ truy cập trực tuyến trước tiên để tìm hiểu thông tin về sản phẩm/dịch vụ định mua, vì vậy web và mạng xã hội là:
- Một phần quan trọng của quá trình nghiên cứu, vì người dùng Internet hiện dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu các sản phẩm.
- Được sử dụng ở mọi giai đoạn của quy trình nghiên cứu từ lần quét đầu tiên đến so sánh chi tiết và kiểm tra lần cuối các thông số kỹ thuật trước khi mua.
Vì vậy, các công ty phải suy nghĩ cẩn thận về cách họ có thể tối đa hóa giá trị của các nhận xét và đánh giá tích cực, đồng thời củng cố nhận thức của người tiêu dùng thông qua chất lượng sản phẩm và trải nghiệm dịch vụ cả trực tuyến và ngoại tuyến.
Câu 10: Động lực lớn nhất đối với người mua sắm trực tuyến?
A. Chi phí rẻ
B. Sản phẩm phong phú
C. Tiện lợi
D. Tránh giao tiếp xã hội
Chọn đáp án C
Giải thích:
Tỷ lệ người dùng Internet mua các loại sản phẩm khác nhau thay đổi đáng kể dựa trên các đặc điểm và hồ sơ nhân khẩu học của người tiêu dùng, danh mục sản phẩm và trải nghiệm trước đây của người mua hàng. Cũng đã có nhiều dự đoán về sự phát triển của bán lẻ trực tuyến và cách nó có thể thúc đẩy nhu cầu giao dịch trực tuyến. Sự tiện lợi vẫn là động lực lớn nhất đối với người mua sắm trực tuyến
Câu 11: Biến nào sau đây không thuộc nhóm tiêu thức nhân khẩu học ảnh hưởng đến hành vi trực tuyến ?
A. Tuổi tác
B. Thu nhập
C. Giới tính
D. Công nghệ
Chọn đáp án D
Giải thích:
Các biến nhân khẩu học: Bất kỳ thuộc tính cá nhân nào có xu hướng duy trì trạng thái tĩnh trong suốt cuộc đời của một cá nhân hoặc phát triển chậm theo thời gian. Các yếu tố chính trong hồ sơ nhân khẩu học của người tiêu dùng đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến hành vi trực tuyến bao gồm các biến số như: thu nhập, giáo dục, chủng tộc, tuổi tác; giới tính; và lối sống, cấu trúc văn hóa và xã hội ảnh hưởng đến hành vi trực tuyến.
Câu 12: Khía cạnh nào sau đây không thuộc biến tâm lý và hành vi?
A. Trải nghiệm
B. Nhận thức
C. Niềm tin
D. Thái độ
Chọn đáp án A
Giải thích:
Các biến tâm lý và hành vi: Bất kỳ khía cạnh nào trong nhận thức, niềm tin và thái độ của người tiêu dùng đều có thể ảnh hưởng đến hành vi trực tuyến và đặc biệt là ý định mua sắm của người tiêu dùng, đều có thể được định nghĩa là một biến tâm lý/hành vi.
Câu 13: Kênh nào là kênh chính để người tiêu dùng chia sẻ, giới thiệu và phản hồi về sản phẩm và dịch vụ, các lựa chọn và trải nghiệm của họ?
A. Kênh phản hồi sản phẩm
B. Mạng xã hội
C. Kênh phân phối
D. Kênh bán hàng
Chọn đáp án B
Giải thích:
Mạng xã hội ngày càng có ảnh hưởng trong việc nắm bắt và chia sẻ trải nghiệm của người tiêu dùng và là kênh chính để người tiêu dùng chia sẻ, giới thiệu và phản hồi về sản phẩm và dịch vụ, các lựa chọn và trải nghiệm của họ. Tiềm năng của mạng xã hội trong việc thể hiện cảm xúc cá nhân là rất lớn.
Câu 14: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Chân dung khách hàng là một công cụ có thể giúp hiểu các….. của khách hàng trực tuyến.”
A. Đặc điểm và hành vi
B. Ngoại hình và tính cách
C. Nhu cầu và mức chi tiêu
D. Hành vi và tính cách
Chọn đáp án A
Giải thích:
Chân dung người tiêu dùng (personas) là những hồ sơ hư cấu đại diện cho một đối tượng mục tiêu cụ thể. Personas là một công cụ có thể giúp hiểu các đặc điểm và hành vi của khách hàng trực tuyến, sau đó tạo thông tin liên lạc phù hợp hơn với đối tượng của bạn. Tạo personas là một kỹ thuật hiệu quả để các chiến lược trực tuyến lấy khách hàng làm trung tâm, phát triển hình ảnh của công ty và các chiến dịch, đồng thời là một phần quan trọng của phân tích thị trường.
Câu 15: Quy trình mua hàng gồm mấy bước?
A. 5
B. 6
C. 4
D. 7
Chọn đáp án B
Câu 16: Sắp xếp quá trình mua hàng: (1) Tìm kiếm thông tin, (2) Nhận biết yêu cầu, (3) Hành động, (4) Quyết định, (5) Sau mua hàng, (6) Đánh giá.
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6)
B. (2), (1), (6), (4), (3), (5)
C. (5), (1), (3), (4), (6), (2)
D. (2), (1), (3), (5), (4), (6)
Chọn đáp án B
Giải thích:
Quá trình mua hàng được Chaffey và Smith (2017) mô tả như sau:
1. Nhận biết nhu cầu: Người tiêu dùng chưa nhận biết được nhu cầu. Công ty tạo ra nhận thức về nhu cầu đối với sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng
2. Tìm kiếm thông tin: Người tiêu dùng đã nhận thức được nhu cầu và xác định chi tiết được nhu cầu. Công ty chỉ ra đặc điểm vị trí, lợi ích và thương hiệu của mình
3. Đánh giá: Người tiêu dùng tìm kiếm nhà cung cấp và đánh giá. Công ty thu thập khách hàng tiềm năng
4. Quyết định: Người tiêu dùng lựa chọn. Công ty hỗ trợ quyết định mua hàng
5. Hành động (mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ trực tuyến): Người tiêu dùng mua hàng. Công ty hỗ trợ mua hàng
6. Sau mua hàng: Người tiêu dùng đánh giá trải nghiệm và phản hồi sau khi mua hàng. Công ty hỗ trợ sử dụng sản phẩm và duy trì hoạt động kinh doanh.
Câu 17: Quảng cáo PPC, PR trực tuyến, đề xuất trên MXH hướng đến mục tiêu truyền thông nào?
A. Tăng nhận thức
B. Hỗ trợ quyết định mua hàng
C. Định vị thương hiệu
D. Thúc đẩy mua hàng
Chọn đáp án A
Câu 18: Công cụ tìm kiếm (SEO và PPC), tiếp thị liên kết hướng đến mục tiêu truyền thông nào?
A. Tăng nhận thức
B. Hỗ trợ quyết định mua hàng
C. Định vị thương hiệu
D. Thúc đẩy mua hàng
Chọn đáp án C
Câu 19: Các tập hợp, thư mục dữ liệu và trung gian tiếp thị hướng đến mục tiêu truyền thông nào?
A. Hỗ trợ quyết định mua hàng
B. Thúc đẩy mua hàng
C. Tăng nhận thức
D. Tạo danh sách khách hàng tiềm năng
Chọn đáp án D
Câu 20: Tìm kiếm, chỉ dẫn người mua, thông tin sản phẩm, đánh giá và xếp hạng của người tiêu dùng hướng đến mục tiêu truyền thông nào?
A. Hỗ trợ quyết định mua hàng
B. Hỗ trợ sử dụng và duy trì hoạt động kinh doanh
C. Tăng nhận thức
D. Tạo danh sách khách hàng tiềm năng
Chọn đáp án A
Câu 21: Email nhắc nhở, hệ thống thanh toán mặc định hướng đến mục tiêu truyền thông nào?
A. Hỗ trợ quyết định mua hàng
B. Thúc đẩy mua hàng
C. Tăng nhận thức
D. Tạo danh sách khách hàng tiềm năng
Chọn đáp án B
Câu 22: Website được cá nhân hóa và tương tác hướng đến mục tiêu truyền thông nào?
A. Hỗ trợ quyết định mua hàng
B. Hỗ trợ sử dụng và duy trì hoạt động kinh doanh
C. Tăng nhận thức
D. Tạo danh sách khách hàng tiềm năng
Chọn đáp án B
Câu 23: Các sản phẩm thông minh có bao nhiêu yếu tố cốt lõi ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Chọn đáp án B
Giải thích:
Các sản phẩm thông minh có ba yếu tố cốt lõi:
1) Thành phần vật lý;
2) Thành phần thông minh
3) Khả năng kết nối
Câu 24: Áp lực cạnh tranh bao gồm những gì?
A. Sức mạnh thương lượng từ người mua; Sức mạnh thương lượng từ nhà cung ứng
B. Mối đe dọa từ các sản phẩm và dịch thay thế; mối đe dọa từ đối thủ mới
C. Cường độ của sự cạnh tranh
D. Tất cả đáp án trên
Chọn đáp án D
Giải thích:
Năm áp lực cạnh tranh bao gồm:
1. Sức mạnh thương lượng từ người mua: khách hàng đánh giá sản phẩm và so sánh giá cả khi họ mua hàng qua các kênh kỹ thuật số
2. Sức mạnh thương lượng từ nhà cung ứng: Các mối quan hệ thương mại truyền thống đang bị thách thức trong thị trường số. Điều này mang lại cho các nhà cung ứng khả năng thương lượng cao, nhất là khi các tính năng của sản phẩm thông minh trở nên phổ biến hơn. General Motors TM , Audi TM và các nhà sản xuất ô tô lớn khác đã phải cùng nhau sử dụng hệ điều hành Google Android trên các dòng ô tô mới (Porter và Heppelmann, 2014)
3. Mối đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế: Các sản phẩm và dịch vụ số thông minh đang tạo ra những cơ hội thay thế mới vì chúng có thể gia tăng thêm nhiều tính năng cho sản phẩm
4. Mối đe dọa từ đối thủ mới: Những công ty mới tham gia thị trường có thể hưởng lợi từ chi phí vận hành thấp, không phải mất chi phí phát triển, chi phí duy trì mạng lưới phân phối để bán sản phẩm. Tuy nhiên, lại cần phải dẫn đầu thị trường trong việc thực hiện marketing và dịch vụ khách hàng.
5. Cường độ của sự cạnh tranh: quyết định bởi số lượng người chơi trên thị trường, quy mô tương đối, cấu trúc chi phí và giá cả, chi phí chuyển đổi khi khách hàng thay đổi, mục tiêu chiến lược và các rào cản rút lui. Ví dụ: Home Connect AppTM
Câu 25: “Sự phân tích có cấu trúc về các dịch vụ trực tuyến, khả năng và hiệu suất của một tổ chức trong các việc thu hút, chuyển đổi, duy trì và phát triển khách hàng” là gì?
A. Sức mạnh đối thủ cạnh tranh
B. Bản chất thị trường trực tuyến
C. Chuẩn đối sánh
D. Trải nghiệm khách hàng
Chọn đáp án C
Giải thích:
Chuẩn đối sánh (Benchmarking) là sự phân tích có cấu trúc về các dịch vụ trực tuyến, khả năng và hiệu suất của một tổ chức trong các việc thu hút, chuyển đổi, duy trì và phát triển khách hàng.
Chuẩn đối sánh bao gồm các quan điểm khác nhau phục vụ các mục đích khác nhau:
- Khả năng nội bộ: gồm nguồn lực, cấu trúc và quy trình được đối chiếu với các khả năng hướng tới khách hàng bên ngoài của websites.
- Các khía cạnh khác nhau của vòng đời khách hàng: thu hút khách hàng, chuyển đổi sang duy trì
- Từ định tính đến định lượng: từ đánh giá định tính của khách hàng thông qua khảo sát các nhóm tập trung đến phân tích định lượng của kiểm toán viên độc lập đối với dữ liệu
- Trong và ngoài ngành: so sánh với các doanh nghiệp tương tự trong ngành và rà soát ngoài ngành đối với những ngành có xu hướng tiến bộ hơn.
- Đo lường tài chính đến phi tài chính: báo cáo tài chính của công ty hoặc nộp thuế, các khía cạnh khác như nguồn lực, đổi mới và học hỏi.
- Từ trải nghiệm người dùng đến đánh giá của chuyên gia: đánh giá thực tế của khách hàng về nội dung và khả năng sử dụng của sản phẩm cho đến đánh giá của chuyên gia.
Câu 26: Yếu tố nào sau đây không phải khả năng nội bộ?
A. Nguồn lực
B. Cấu trúc
C. Quy trình
D. Doanh thu
Chọn đáp án D
Giải thích:
Khả năng nội bộ: gồm nguồn lực, cấu trúc và quy trình được đối chiếu với các khả năng hướng tới khách hàng bên ngoài của websites.
Câu 27: “Những công ty có thể giúp một doanh nghiệp xúc tiến, bán và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.” là gì ?
A. Nhà bán buôn, bán lẻ
B. Công ty phân phối
C. Trung gian marketing
D. Tất cả đáp án trên
Chọn đáp án C
Giải thích:
Các trung gian marketing là những công ty có thể giúp một doanh nghiệp xúc tiến, bán và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của mình
Các kênh kỹ thuật số đã dẫn đến cấu trúc kênh mới cho chuỗi cung ứng và các loại nhà cung ứng mới, cung cấp các dịch vụ chuyên biệt cho toàn bộ ngành kỹ thuật số. Các nhà cung ứng mới đóng vai trò trung gian và cung cấp nhiều loại dịch vụ chuyên biệt như phát triển trang web, quản lý và tích hợp công nghệ.
Câu 28: B2B là gì?
A. Buy to buy
B. Business to business
C. Buy to business
D. Business to buy
Chọn đáp án B
Giải thích:
B2B là viết tắt của “Business To Business”, được dùng để chỉ hình thức kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. B2B bao gồm thương mại điện tử và một số giao dịch trực tiếp có giá trị lớn đòi hỏi phải gặp mặt trong thực tế.
Câu 29: B2C là gì?
A. Business to consumer
B. Buy to consumer
C. Business to consumption
D. Buy to consumption
Chọn đáp án A
Giải thích:
B2C là viết tắt của cụm từ “Business To Consumer”, được dùng như một thuật ngữ mô tả giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng. B2C chủ yếu được dùng để chỉ các nhà bán lẻ trực tuyến bán sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng thông qua việc sử dụng môi trường mạng Internet.
Câu 30: Các nhà marketing mở rộng khả năng hiển thị hoặc phạm vi tiếp cận trực tuyến, họ cần được đại diện bởi nhiều bên trung gian thông qua việc sử dụng gì?
A. Tài trợ, quảng cáo, trực tuyến, PR, tiếp cận người có ảnh hưởng, marketing bằng nội dung và tìm kiếm.
B. Truyền thông, tài trợ, quảng cáo trực tuyến, PR, tiếp cận người có ảnh hưởng, marketing bằng nội dung và tìm kiếm.
C. Tài trợ, quảng cáo, trực tuyến, PR, tiếp cận người có ảnh hưởng.
D. Marketing bằng nội dung và tìm kiếm.
Chọn đáp án A
Giải thích:
Các trung gian trực tuyến hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng, phục vụ trao đổi thông tin giữa B2B và B2C. Để các nhà marketing mở rộng khả năng hiển thị hoặc phạm vi tiếp cận trực tuyến, họ cần được đại diện bởi nhiều bên trung gian thông qua việc sử dụng tài trợ, quảng cáo trực tuyến, PR, tiếp cận người có ảnh hưởng, marketing bằng nội dung và tìm kiếm.
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12
Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official