Đề cương ôn tập Văn 11 Giữa học kì 1 năm 2024

Với mục đích giúp học sinh có kế hoạch ôn tập hiệu quả từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Văn 11, VietJack biên soạn loạt bài đề cương ôn tập Văn 11 giữa Học kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Đề cương sẽ tóm tắt các nội dung chính, quan trọng cần ôn tập cũng như đưa ra các bài tập chọn lọc, điển hình giúp bạn ôn tập môn Văn 11 hiệu quả.

Đề cương ôn tập Văn 11 Giữa học kì 1 năm 2024




Lưu trữ: Đề cương ôn tập Văn 11 Giữa kì 1 (sách cũ)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN VĂN LỚP 11

A. Kiến thức

Phần I: Văn bản

Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:

1. Vào phủ chúa Trịnh (Lê Hữu Trác)

2. Tự tình II (Hồ Xuân Hương)

3. Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

4. Thương vợ (Trần Tế Xương)

5. Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

6. Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)

7. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

8. Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Phần III: Tập làm văn

1. Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

2. Thao tác lập luận phân tích

3. Thao tác lập luận so sánh

B. Cấu trúc đề thi

Đề gồm có hai phần:

- Phần 1: Đọc - hiểu (3,0 – 4,0 điểm) liên quan đến nội dung trong đoạn ngữ liệu phần đọc hiểu.

- Phần 2: Làm văn (7,0 – 6,0 điểm)

+ Nghị luận xã hội

+ Nghị luận văn học xoay quanh các tác phẩm học trong giới hạn đề ra.

C. Đề thi minh họa

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

"… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt . Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”

(Trích Suy nghĩ về đọc sách – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1: Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)

Câu 2: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (1,0 điểm)

Câu 3: Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? (1,0 điểm)

Câu 4: Có ý kiến cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? (0,5 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.

Câu 2: (5,0 điểm)

Anh/ chị hãy cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu.

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

A. Kiến thức

Phần I: Văn bản

1. Vào phủ chúa Trịnh (Lê Hữu Trác)

*Tác giả: Lê Hữu Trác (1720 – 1791) 

- Biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông. Quê quán: làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương. Ông là một danh y, nhà thơ, nhà văn, thầy thuốc. Ông biên soạn sách, mở trường dạy y thuật. 

- Tác phẩm: Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển, công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam.

- Tóm lại, ông là một danh y đức độ, tài ba, mẫu mực, một nhà nho thanh cao, tự tại, thoát tục. 

*Tác phẩm: 

- Xuất xứ: Trích Thương kinh kí sự, hoàn thành năm 1783, được xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh.

- Thể loại: Kí trung đại, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.

- Giá trị nội dung: Thông qua đoạn trích, tác giả kín đáo phê phán cuộc sống xa hoa, truỵ lạc và lộng quyền nơi phủ Chúa. Đồng thời bộc lộ nhân cách thanh cao, thoát tục, xem nhẹ công danh của chính mình. 

- Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả, quan sát tỉ mỉ, tinh tế, sinh động, cách ghi chép trung thực sự việc. Tác giả không trực tiếp bộc lộ thái độ mà dùng hình tượng để miêu tả, kết hợ với lời bình để bộc lộ quan điểm cá nhân. Tác phẩm là đỉnh cao của kí trung đại Việt Nam.

2. Tự tình II (Hồ Xuân Hương)

*Tác giả: (chưa rõ năm sinh, năm mất) 

- Quê ở tỉnh Nghệ An nhưng chủ yếu sống ở kinh thành Thăng Long.

- Sáng tác gồm cả chữ Nôm và chữ Hán.

- Là một kỳ nữ tài hoa với cuộc đời tình duyên nhiều éo le và ngang trái. Nội dung thơ ca của bà thường viết về phụ nữ; trào phúng mà trữ tình; đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. Được Xuân Diệu đánh giá là “ Bà chúa thơ Nôm” 

*Tác phẩm: 

- Xuất xứ: Nằm trong chùm thơ Tự tình ba bài của Hồ Xuân Hương.

- Thể loại: thơ Nôm Đường luật 

- Giá trị nội dung: Qua lời tự tình, bài thơ nói lên bi kịch và khát vọng sống của Hồ Xuân Hương. Trong buồn tủi, người phụ nữ vẫn gắng gượng vượt lên trên số phận, cháy bỏng khát vọng về một hạnh phúc chân chính. Đó là sự thức tỉnh của ý thức cá nhân dẫn đến sự thức tỉnh về quyền con người . Người phụ nữ đẹp ngay trong cả bi kịch và nỗi đau của chính họ. 

g Tác phẩm lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người đồng thời bênh vực, bảo vệ và đòi quyền được hưởng hạnh phúc cho người phụ nữ. 

- Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm sử dụng từ ngữ nôm na, giản dị, hình ảnh thơ giàu sức gợi, đậm chất dân gian, diễn tả sâu sắc, tinh tế tâm trạng của người phụ nữ. Đó là phong cách riêng độc đáo, đặc sắc của nữ sĩ. 

3. Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

*Tác giả: (1835 – 1909)

- Hiệu là Quế Sơn, sinh tại quê ngoại tỉnh Nam Định, lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội Hà Nam.

- Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, ông là một bậc túc nho tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc. 

- Sáng tác gồm cả chữ Hán và Nôm với số lượng lớn hơn 800 bài.

- Nội dung thơ: Thường bày tỏ tấm lòng yêu quê hương; phản ánh cuộc sống khổ cực của nhân dân, châm biếm đả kích bọn thực dân xâm lược. Được đánh giá là Nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam. 

*Tác phẩm: 

- Xuất xứ: Nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.

- Thể loại: Thơ Nôm Đường luật.

- Điểm nhìn đặc sắc, linh hoạt: đi từ gần tới cao xa, từ cao, xa trở về gần (Ao thu - thuyền câu - ao - trời - ngõ trúc - ao thu). Điểm nhìn góp phần tạo ra một không gian thoáng đãng, rộng rãi, mênh mang. 

- Giá trị nội dung: Bài thơ là một bức tranh thu bình dị, không ước lệ, khuôn sáo với một mùa thu điển hình của làng quê Bắc bộ: thanh, cao, trong, nhẹ, đẹp nhưng man mác buồn. Ẩn trong bức tranh thu ấy là tình yêu thiên nhiên và tâm sự thời thế của tác giả. 

- Giá trị nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, thoải mái, mộc mạc, trong sáng, biểu đạt sự vật một cách sinh động. Tác giả sử dụng nhiều từ láy vừa tăng tính thuần Nôm vừa tạo nhạc tính cho tác phẩm; vừa gợi lên vẻ sống động của sự vật, vừa diễn tả những biến thái tinh vi trong hồn người.

4. Thương vợ (Trần Tế Xương)

*Tác giả: (1870 – 1907)

- Quê ở Nam Định.

- Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân. Tài cao, học rộng, hiểu nhiều - chỉ đỗ tú tài - thường gọi Tú Xương, có tấm lòng thơ gắn bó sâu nặng với đất nước, với dân tộc. 

- Sáng tác gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình.

- Có nhiều cống hiến xuất sắc trên phương diện nghệ thuật: Ông nghè, ông thám vô mấy khói/ Đứng lại văn chương một tú tài. 

*Tác phẩm: 

- Đề tài: Viết về người vợ, hay, cảm động, hiếm có trong dòng văn học trung đại. 

- Thể loại: thơ Nôm Đường luật. 

Giá trị nội dungCa ngợi tấm lòng bao dung, độ lượng, sự đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hy sinh vì chồng con của bà Tú. Đồng thời bày tỏ tấm lòng thương yêu vợ sâu sắc của Tú Xương. 

Giá trị hiện thực: Phê phán lễ giáo phong kiến hà khắc, cổ hủ đã đẩy người phụ nữ vào hoàn cảnh vất vả, lo toan, cực nhọc. 

Giá trị nghệ thuật: Nụ cười tự trào đặc sắc, từ ngữ nôm na, hóm hỉnh, giàu sức biểu cảm, vận dụng linh hoạt và sáng tạo thi liệu văn hóa dân gian. 

5. Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

*Tác giả: (1778 – 1858): 

- Tự là Tôn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, xuất thân trong một gia đình Nho học, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Là nhà nho tài tử trung thành với lý tưởng trung quân trạch dân. Ông sống bản lĩnh, phóng khoáng, tự tin và có nhiều đóng góp cho đất nước. 

- Các sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. Ông được đánh giá là bậc thầy thơ Nôm và có công lớn trong việc phát triển thể thơ hát nói ở Việt Nam.

* Tác phẩm: 

- Thể loại: Hát nói: làn điệu chủ đạo của ca trù - hình thức nghệ thuật đặc biệt, thuần tuý Việt Nam. Thơ hát nói: là văn bản ngôn từ của bài nói. Nó có giá trị văn học cao; một thể thơ tự do, phóng khoáng (gần với thơ tự do sau này). 

- Đề tài: bản tự tổng kết về cuộc đời của mình được nâng thành triết lí sống. 

- Ngất ngưởng: Là sự tự khen, tự đánh giá cao tài năng, nhân cách; Thể hiện thái độ khinh đời, ngạo thế, sự tự do, thoải mái, không ràng buộc theo khuôn mẫu.  

- Giá trị nội dung: Hình tượng cái tôi ngất ngưởng ngang tàng, phóng túng, tự tin và ý thức cao về tài năng và nhân cách của mình. Con người ấy có triết lý sống lạc quan, xem nhẹ vinh hoa phú quý và sự được mất trong đời. Tác phẩm đã xây dựng hình tượng có ý vị trào phúng nhưng ẩn đằng sau nụ cười là một thái độ, một quan điểm nhân sinh tiến bộ ít nhiều mang màu sắc hiện đại, bởi nó khẳng định một cá tính, không đi theo con đường chính thốn khuôn khổ, sáo mòn. 

- Giá trị nghệ thuật: Ngôn ngữ lúc trang trọng (sử dụng nhiều từ Hán Việt), lúc đùa vui, hóm hỉnh. Giọng điệu: khoe khoang, phô trương, ngạo nghễ, ngang tàng, sảng khoái. Tác phẩm được xem là bài thơ tiêu biểu cho thể hát nói. 

6. Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)

*Tác giả: (1809 – 1855) 

- Tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú Thị (nay thuộc Long Biên, Hà Nội).

- Là người có trí tuệ sáng suốt, tài cao học rộng, văn hay, viết chữ đẹp, có uy tín lớn trong giới trí thức đương thời. 

- Ông có khí phách hiên ngang; tư tưởng tự do, ôm ấp hoài bão lớn, mong muốn sống có ích cho đời, luôn ước mơ đổi thay. Đặc biệt, Cao Bá Quát là người có nhân sinh quan tiến bộ, mới mẻ, khao khát thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của chế độ phong kiến. 

*Tác phẩm:

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ có thể hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng.

- Thể loại: thuộc thể thơ cổ thể (thể hành). Đặc trưng: tự do, phóng khoáng; không gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật; gieo vần linh hoạt.

- Hình ảnh bãi cát: 

+ Tả thực: Gợi ra hình ảnh một con đường bất tận, mờ mịt, hoang vắng, vô cùng gian lao vất vả và đầy khó khăn, thử thách. 

+ Ý nghĩa tượng trưng: Con đường công danh của tác giả và tầng lớp trí thức phong kiến: nhọc nhằn, bó buộc, ngột ngạt và sự bế tắc, mệt mỏi, chán nản khi đi trên con đường đó. 

- Giá trị nội dung: Bài ca khắc họa hình tượng cô độc, nhỏ nhoi nhưng lại hết sức mạnh mẽ, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đời đầy gian truân, mờ mịt. Nó chứa đựng sự phản kháng âm thầm đối với trật tự hiện hành, cảnh báo sự đổi thay tất yếu trong tương lai 

- Giá trị nghệ thuật: Nhịp điệu thơ trúc trắc, ghập ghềnh tượng trưng cho con đường công danh nhiều trắc trở; sử dụng nhiều đại từ nhân xưng: tất cả đều là tác giả (Ông tự đặt mình vào nhiều vị trí), tự bộc lộ cảm xúc của chính mình, đối thoại với chính mình trong tâm trạng mâu thuẫn. 

7. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

*Tác giả: (1822 – 1888) 

- Xuất thân trong một gia đình Nho giáo. 

- Năm 1843, ông đỗ tú tài. 

- Năm 1846, ông ra Huế học và chuẩn bị thi tiếp. 

- Mẹ mất → ông bỏ thi về Nam chịu tang → bị đau mắt nặng → bị mù. - Về Gia Định: bốc thuốc, chữa bệnh, dạy học. 

- Khi Pháp xâm lược: cùng nhân dân chống giặc, sáng tác thơ văn yêu nước, luôn tỏ thái độ bất hợp tác với giặc. 

g Là một nhà nho tiết tháo, mẫu mực, yêu nước thương dân. 

- Nội dung thơ văn: lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa: truyền dạy những bài học làm người chân chính; tinh thần nhân nghĩa + đạo đức của Nho giáo + tính nhân dân + truyền thống dân tộc. Lòng yêu nước, thương dân: ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước; khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân; ca ngợi gương anh hùng hy sinh vì nước… 

- Nghệ thuật thơ văn: Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chân chất → đậm chất Nam bộ, lối thơ thiên về kể, kết hợp tính cổ điển với tính dân gian. 

*Tác phẩm:

- Hoàn cảnh sáng tác: Viết theo yêu cầu của Đỗ Quang tuần phủ Gia Định, để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 16 – 12 – 1861.

- Thể loại: Văn tế; thường gắn với phong tục tang lễ. 

- Viết theo thể phú luật Đường – văn biền ngẫu. 

- Giá trị nội dung: Bài văn tế có giá trị hiện thực lớn vì đã xây dựng một tượng đài sừng sững về người nông dân Cần Giuộc với tất cả vẻ đẹp tâm hồn và tầm vóc lịch sử của họ; có giá trị trữ tình lớn vì nó là tiếng khóc lớn của cả dân tộc dành cho những đứa con yêu quý. 

- Giá trị nghệ thuật: Giọng văn đầy cảm xúc, trầm lắng, thống thiết, đậm chất trữ tình. Ngôn ngữ vừa trang trọng vừa dân dã, mang đậm sắc thái Nam Bộ.

8. Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

*Tác giả: (1746 – 1803)

- Hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh Oai (nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội)

- Cựu thần của triều Lê, sau ra giúp Tây Sơn – Nguyễn Huệ. 

- Có nhiều đóng góp tích cực, soạn thảo nhiều văn kiện, giấy tờ quan trọng cho triều đại Tây Sơn. 

*Tác phẩm: 

- Hoàn cảnh sáng tác: Vào khoảng năm 1788 – 1789, nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê – Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.

- Thể loại: Công văn hành chính thời xưa: do vua truyền xuống bề tôi: chiếu, mệnh, lệnh, dụ…Chiếu thường mang nội dung mệnh lệnh, bắt buộc. 

- Nhan đề Chiếu cầu hiền: Lời lẽ nhún nhường, mềm mỏng, lý lẽ sắc bén → Tạo sức thuyết phục. 

- Đối tượng hướng tới: sĩ phu Bắc Hà - những bậc hiền tài. 

- Mục đích: Thuyết phục nho sĩ Bắc Hà ra giúp nước. 

- Giá trị nội dung: Nêu lên vai trò quan trọng của hiền tài đối với đất nước; ngầm phê phán cách ứng xử tiêu cực, ích kỉ và vô trách nhiệm của nho sĩ Bắc Hà và ca ngợi tầm nhìn xa rộng cũng như đường lối cầu hiền tiến bộ của vua Quang Trung. 

- Giá trị ghệ thuật: Bài nghị luận mẫu mực của văn chương trung đại. 

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

1. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội

Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp. Mỗi cá nhân phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp.

a. Tính chung của ngôn ngữ

Bao gồm:

- Các âm (Nguyên âm, phụ âm ). 

VD: a, e, I, o, b, h, t…

- Các thanh (Huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, ngang).

- Các tiếng (âm tiết). 

VD: chạy, đi, cây, con, xe…

- Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ). 

VD: thuận buồm xuôi gió, ăn vóc học hay…

b. Qui tắc chung, phương thức chung

- Qui tắc cấu tạo các kiểu câu: Câu đơn, câu ghép, câu phức.

- Phương thức chuyển nghĩa từ: Từ nghĩa gốc sang nghĩa bóng.

ð Tất cả được hình thành dần trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ và cần được mỗi cá nhân tiếp nhận và tuân theo.

2. Lời nói - sản phẩm của cá nhân

- Giọng nói cá nhân:

- Vốn từ ngữ cá nhân: Mỗi cá nhân ưa chuộng và quen dùng một những từ ngữ nhất định – phụ thuộc vào lứa tuổi, vốn sống, cá tính, nghề nghiệp, trình độ, môi trường địa phương …

- Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ quen thuộc: Mỗi cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong nghĩa từ, trong sự kết hợp từ ngữ…

- Việc tạo ra những từ mới.

- Việc vận dụng linh hoạt sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.

ð Biểu hiện rõ nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân.

3. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

- Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được những lời nói của cá nhân khác.

+ Muốn tạo lời nói để biểu hiện và giao tiếp, mõi cá nhân phải huy động các yếu tố ngôn ngữ chung và vận dụng các quy tắc hoặc phương thức chung.

+ Khi nghe, đọc, cá nhân cần tiếp nhận, tìm hiểu, lĩnh hội nội dung và mục đích giao tiếp trong lời nói của người khác, cá nhân cần dựa trên cơ sở những yếu tố chung, quy tắc và phương thức chung thuộc ngôn ngữ của cộng đồng xã hội.

- Lời nói cá nhân là thực tế, sinh động, hiện thực hóa những yếu tố chung, những quy tắc và phương thức chung của ngôn ngữ.

Phần III: Tập làm văn

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

1. Phân tích đề là công việc trước tiên và không thể thiếu khi làm bài văn nghị luận. Khi phân tích đề, cần đọc kỹ đề để xác định các yêu cầu của đề về:

- Nội dung luận đề.

- Thao tác lập luận chính và phụ.

- Phạm vi tư liệu cần minh hoạ và các quan hệ từ tạo liên kết các vế câu trong đề (nếu có).

2. Lập dàn bài là lập cái “sườn” cho một bài văn. Đây là một yêu cầu quan trong tạo nên thành công của bài viết.

Quá trình lập dàn bài cần theo một trình tự:

- Bước 1: Trên cơ sở của phần phân tích đề à xác định ý lớn (luận điểm).

- Bước 2: Từ hệ thống ý lớn à xác lập các ý nhỏ làm sáng tỏ cho ý lớn (luận cứ).

- Bước 3: Sắp xếp các luận điểm; luận cứ theo một trình tự lôgic ở mỗi phần bố cục của bài văn:

+ Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận.

+ Thân bài: Triển khai nội dung nghị luận với các thao tác lập luận cơ bản.

+ Kết bài: Tóm lược vấn đề đã nghị luận g Đánh giá, mở rộng vấn đề.

Thao tác lập luận phân tích

- Mục đích của phân tích đề là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng).

- Lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng ra thành từng phần, rồi xem xét kĩ từng phần đó cả về mặt hình thức và nội dung, về các mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng. Cuối cùng là khái quát toàn bộ để đưa ra được kết luận về bản chất của đối tượng đó một cách xác thực.

- Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.

- Yêu cầu của một lập luận phân tích: 

+ Xác định vấn đề cần phân tích.

+ Chia vấn đề thành những phần, khía cạnh nhỏ.

+ Khái quát tổng hợp.

Thao tác lập luận so sánh

1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh

- Thao tác lập luận so sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.

- Tác dụng của lập luận so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.

- Mục đích của thao tác lập luận so sánh: Trong thế giới khách quan, nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm chung và liên quan mật thiết với nhau, nhưng vẫn có những nét riêng. Tiến hành so sánh là nhằm tìm ra những nét giống và khác nhau giữa các đối tượng để có được những nhận xét đánh giá chính xác về chúng.

- Yêu cầu của so sánh: Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến của người viết.

2. Cách so sánh

- Trước hết là cần xác định đối tượng nghị luận từ đó tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản, hoặc cần so sánh hai đối tượng cùng lúc

- Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng.

- Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng.

- Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng.

B. Cấu trúc đề thi

Đề gồm có hai phần:

- Phần 1: Đọc - hiểu (3,0 – 4,0 điểm) liên quan đến nội dung trong đoạn ngữ liệu phần đọc hiểu.

- Phần 2: Làm văn (7,0 – 6,0 điểm)

+ Nghị luận xã hội

+ Nghị luận văn học xoay quanh các tác phẩm học trong giới hạn đề ra.

C. Đề thi minh họa

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

"… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt . Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”

(Trích Suy nghĩ về đọc sách – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1: Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)

Câu 2: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (1,0 điểm)

Câu 3: Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? (1,0 điểm)

Câu 4: Có ý kiến cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? (0,5 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.

Câu 2: (5,0 điểm)

Anh/ chị hãy cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu.

GỢI Ý

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Thao tác lập luận so sánh/ Thao tác so sánh

Câu 2: Câu văn khái quát chủ đề: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.

Câu 3: Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.

Câu 4: Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình, lí giải hợp lí, thuyết phục, hợp lí.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Có thể trình bày theo định hướng sau:

- Giải thích:

+ Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng...

+ Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền".

- Bàn luận:

+ Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình (dẫn chứng qua các tác phẩm VH).

+ Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp.

+ Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại,...

+ Khi đọc sách cần chọn lựa sách hay, giàu ý nghĩa, bổ ích cho người đọc...

+ Phê phán những quan điểm lệch lạc về việc đọc sách, chọn sách ở một số người..

- Liên hệ với bản thân.

Câu 2:

Có thể trình bày theo định hướng sau:

*Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận:

- Nguyễn Khuyến là nhà nho tài năng, có cốt cách thanh cao, một trong những đại diện xuất sắc cuối cùng của VHTĐ Viêt Nam.

- Câu cá mùa thu là bài thơ đặc sắc trong chùm thơ thu, đằng sau bức tranh cảnh thu là vẻ đẹp tâm hồn thi nhân.

*Giải thích: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước và tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao.

*Phân tích, chứng minh: Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương đất nước:

- Thơ viết về thiên nhiên trước hết là bộc lộ tình yêu thiên nhiên của tác giả: thiên nhiên được cảm nhận bằng nhiều giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác...). Bức tranh thiên nhiên với màu sắc, đường nét, âm thanh... đẹp, tĩnh lặng, đượm buồn, điển hình cho cảnh sắc mùa thu làng quê ở đồng bằng Bắc bộ.

- Thơ viết về thiên nhiên còn phản ánh tình yêu quê hương, đất nước vì đó là thiên nhiên của quê hương mình, tổ quốc mình: Là người gắn bó sâu sắc và thiết tha với quê hương, Nguyễn Khuyến đã cảm nhận vẻ đẹp riêng của cảnh sắc quê hương, đồng thời thể hiện vẻ đẹp ấy bằng nét bút vừa chân thực, vừa tinh tế. Bức tranh Câu cá mùa thu mang được cái hồn dân tộc, vượt khỏi những công thức, ước lệ không chỉ bởi tài thơ mà còn bởi tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả.

- Tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao: Người đi câu hờ hững với việc câu cá bởi đang nặng lòng trước thế sự. Tâm trạng u hoài bộc lộ qua bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng. Nỗi u hoài từ tâm cảnh lan tỏa ra ngoại cảnh phủ lên cảnh vật vẻ thanh sơ đến hiu hắt. Không gian tĩnh lặng đem đến cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn thi nhân. Tìm đến thú vui câu cá để nhàn thân nhưng tâm không nhàn, không câu cá mà “câu thanh, câu vắng” bởi nặng lòng trước thời thế và vận mệnh đất nước.

ð Qua tâm trạng thời thế của ông ta thấy một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.

Xem thêm đề cương ôn tập môn Văn 11 hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên