Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức

Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 1 Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 11 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 11 Giữa kì 1.

Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Nội dung kiến thức Văn 11 Giữa kì 1 Kết nối tri thức

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba, người kể chuyẹn ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

- Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ: ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản; nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ.

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản thơ; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ văn bản thơ.

- Phân tích được nội dung và ý nghĩa của văn bản, mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng, quan hệ giữa chúng với luận đề; nhận biết và giải thích được sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề văn bản.

- Nhận biết và phân tích được mục đích, thái độ và tình cảm của người viết; vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn bản nghị luận.

Quảng cáo

a. Truyện

* Truyện ngắn hiện đại

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Truyện ngắn hiện đại là thể loại tự sự cỡ nhỏ, ở đó, sự ngắn gọn được nhìn nhận là một đặc trưng nổi bật, phản ánh nét riêng của tư duy thể loại.

2. Cốt truyện

Truyện ngắn thường chỉ xoay quanh một, hai tình huống diễn ra trong khoảng thời gian, không gian hạn chế. Tuy nhiên, những lát cắt đời sống này lại giàu sức khơi gợi, có thể gây ấn tượng mạnh đối với người đọc. Do dung lượng bị giới hạn, truyện ngắn đòi hỏi sự chắc lọc, dồn nén của các chi tiết và việc vận dụng bút phát chấm phá trong trần thuật.

3. Đề tài

Những câu chuyện của đương thời, của đời sống thường nhật, không nhất thiết phải hướng tới những nhân vật và sự kiện kì lạ, phi thường.

4. Cấu trúc

Thường được tổ chức xoay quanh một lát cắt của đời sống, ít thể hiện tham vọng bao quát toàn bộ sự kiện hay số phận nhân vật.

5. Xây dựng tính cách

Diễn tả những thay đổi về tâm lí, ứng xử của nhân vật trong quá trình phát triển của câu chuyện.

6. Nghệ thuật trần thuật

Thường có sự chuyển đổi linh hoạt điểm nhìn và sử dụng ngôn ngữ gần gũi với đời thường, trong đó việc miêu tả nét riêng của ngôn ngữ nhân vật được đặc biệt chú trọng.

Quảng cáo

* Câu chuyện và truyện kể

Câu chuyện

Truyện kể

Là nội dung của tác phẩm tự sự bao gồm nhân vật, bối cảnh và sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian.

Gắn liền với câu chuyện nhưng không đồng nhất: nó bao gồm các sự kiện được tổ chức theo mạch kể của văn bản tự sự, gắn liền với vai trò của người kể chuyện, hệ thống điểm nhìn và lớp lời văn nghệ thuật. Chú ý đến truyện kể tức là chú ý đến cách câu chuyện được kể như thế nào.

* Điểm nhìn trong truyện kể

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Điểm nhìn là vị trí quan sát, trần thuật, đánh giá.

2. Phân loại

- Điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật được kể.

- Điểm nhìn bên ngoài (miêu tả sự vật, con người ở những bình diện ngoại hiện, kể về những điều mà nhân vật không biết) và điểm nhìn bên trong (kể và tả xuyên qua cảm nhận, ý thức của nhân vật).

- Điểm nhìn không gian (nhìn xa – nhìn gần) và điểm nhìn thời gian (nhìn từ thời điểm hiện tại, miêu tả sự việc như nó đang diễn ra hay nhìn lại quá khứ, để lại qua lăng kính hồi ức,…).

3. Điểm nhìn trong câu chuyện

- Câu chuyện được kể có thể gắn với một điểm nhìn thấu suốt mọi sự việc, một quan điểm, một cách đánh giá mang tính định hướng cho người đọc. 

- Câu chuyện được kể cũng có thể gắn với nhiều quan điểm, cách đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập nhau, xoay quanh sự việc hay nhân vật.

Quảng cáo

* Lời người kể chuyện và lời nhân vật

Lời người kể chuyện

Lời nhân vật

- Gắn với ngôi kể, điểm nhìn, ý thức và giọng điệu của người kể chuyện.

- Chức năng: miêu tả, trần thuật, đưa ra những phán đoán, đánh giá đối với đối tượng được miêu tả, trần thuật cũng như định hướng việc hình dung, theo dõi mạch kể của người đọc.

- Là ngôn ngữ độc thoại hay đối thoại gắn với ý thức, quan điểm, giọng điệu của chính nhân vật.

 

Lời người kể chuyện và lời nhân vật có khả năng kết nối, cộng hưởng, giao thoa với nhau tạo nên hiện tượng đặc biệt về lời văn như lời nửa trực tiếp, lời độc thoại nội tâm, lời nhại,..

b. Thơ

* Cấu tứ trong thơ

Cấu tứ

Tứ thơ

- Là một khâu then chốt, mang tính chất khởi đầu của hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo thơ nói riêng.

- Gắn liền với việc xác định, hình dung hướng phát triển của hình tượng thơ, cách triển khai bài thơ, sao cho toàn bộ nhận thức, cảm xúc, cảm giác của nhà thơ về một vấn đề, đối tượng, sự việc nào đó có thể được bộc lộ chân thực, tự nhiên, sinh động và trọn vẹn nhất.

- Là sản phẩm của hoạt động cấu tứ trông thơ.

- Giúp đưa bài thơ thoát khỏi sơ đồ ý khô khan, trừu tượng để hiện diện như một cơ thể sống; tổ chức của bài thơ mới trở nên chặt chẽ, mọi yếu tố cấu tạo đều liên hệ mật thiết với nhau và đều hướng về một ý tưởng – hình ảnh trung tâm.

* Yếu tố tượng trưng trong thơ

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Trước một hình ảnh, hình tượng chứa đựng nhiều tầng nghĩa và gợi lên những cảm nhận đa chiều, người ta có căn cứ để nói đến sự hiện diện của yếu tố tượng trưng. Yếu tố tượng trưng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính chất tượng trưng của bài thơ.

2. Yếu tố tượng trưng trong thơ tượng trưng

Mọi hình ảnh, hình tượng thơ, xét từ bản chất, đã có tính chất tượng trưng. Nhưng với những sáng tác thuộc trường phái thơ tượng trưng hoặc thuộc loại hình thơ tượng trưng, tính chất này đã đạt một chất lượng mới. Điều này liên quan đến sự tự ý thức sâu sắc của nhà thơ về các mối tương giao bí ẩn trong đời sống, nổi bật là tương giao giữa con người với tạo vật, vũ trụ.

- Tác giả rất chú ý tô đậm tính biểu tượng của các hình ảnh, chi tiết, sự việc,… 

- Việc phối hợp các âm tiết, thanh điệu, nhịp điệu nhằm khơi dậy những cảm giác bất định, mơ hồ.

-  Những thủ pháp nghệ thuật: hòa trộn cảm nhận của nhiều giác quan; diễn tả chi tiết những sắc thái chuyển động tinh vi của sự vật, hiện tượng,…

................................

................................

................................

Các dạng bài Văn 11 Giữa kì 1 Kết nối tri thức

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Bài tập 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Con yêu mẹ

– Con yêu mẹ bằng ông trời

Rộng lắm không bao giờ hết

– Thế thì làm sao con biết

Là trời ở những đâu đâu

Trời rất rộng lại rất cao

Mẹ mong, bao giờ con tới!

– Con yêu mẹ bằng Hà Nội

Để nhớ mẹ con tìm đi

Từ phố này đến phố kia

Con sẽ gặp ngay được mẹ

– Hà Nội còn là rộng quá

Các đường như nhện giăng tơ

Nào những phố này phố kia

Gặp mẹ làm sao gặp hết!

– Con yêu mẹ bằng trường học

Suốt ngày con ở đấy thôi

Lúc con học, lúc con chơi

Là con cũng đều có mẹ

– Nhưng tối con về nhà ngủ

Thế là con lại xa trường

Còn mẹ ở lại một mình

Thì mẹ nhớ con lắm đấy

Tính mẹ cứ là hay nhớ

Lúc nào cũng muốn bên con

Nếu có cái gì gần hơn

Con yêu mẹ bằng cái đó

– À mẹ ơi có con dế

Luôn trong bao diêm con đây

Mở ra là con thấy ngay

Con yêu mẹ bằng con dế

(Bầu trời trong quả trứng, Xuân Quỳnh, NXB Kim Đồng, 1982)

Câu 1. Văn bản “Con yêu mẹ” thuộc thể thơ nào?

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Câu 3. Tình yêu của đứa con dành cho mẹ được tác giả so sánh với hình ảnh nào?

Câu 4. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ?

“ Con yêu mẹ bằng Hà Nội Để nhớ mẹ con tìm đi”

Câu 5. Người con trong bài thơ là người như thế nào?

Câu 6. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là gì?

Câu 7. Nêu thông điệp sau khi đọc văn bản.

Câu 8. Đọc xong văn bản “Con yêu mẹ” của Xuân Quỳnh, em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình với cha mẹ?

Bài tập 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH

( Nguyễn Thi)

(Lược phần đầu: Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân, xuất thân từ một gia đình nông dân có mối thù sâu nặng với Mĩ – nguy: ông nội và bố Việt đều bị giặc giết hại; mẹ Việt vừa phải vất vả nuôi con vừa phải đương đầu với những đe doạ, hạch sách của bọn giặc, cuối cùng cũng chết vì bom đạn. Truyền thống cách mạng vẻ vang của gia đình và những đau thương mất mát nặng nề do tội ác của Mĩ – nguy gây ra đối với gia đình Việt đều được chủ Nam ghi chép vào một cuốn sổ của gia đình.

Việt và Chiến hàng hát tòng quân đi giết giặc. Trong trận chiến đấu ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt đã hạ được một xe bọc thép của địch nhưng bị thương nặng và lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, dòng hồi ức lại đua anh trở về với những kĩ niệm thân thiết đã qua: kỉ niệm về má, chị Chiến, chú Năm, về đồng đội và anh Tánh,...)

Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên. Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ. Ước gì bây giờ lại được gặp má. Phải, ví như lúc má đang bơi xuồng, má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng để ở dưới xuống lên cho Việt ăn... Nhưng mấy giọt mưa lất phất trên cổ làm Việt choàng tỉnh hẳn. Một sự vắng lặng như từ trên trời lao xuống chạy từ cổ Việt, lan dài cho tới ngón chân. Việt có một mình ở đây thôi ư? Câu hỏi bật ra trong đầu Việt rồi dội lại trong từng chân lông kẻ tóc. Cái cảm giác một mình bật lên một cách rõ ràng nhất, mênh mông nhất, trong đêm thứ hai này, khi Việt cảm thấy không còn bò đi được nữa, khi những hình ảnh thân yêu thường kéo đến rất nhanh rồi cũng vụt tan biến đi rất nhanh chỉ vì một cành cây gãy, một giọt mưa rơi trên mặt, hoặc một tiếng động nhỏ của ban đêm. Việt muốn chạy thật nhanh, thoát khỏi sự vắng lặng này, về với ánh sáng ban ngày, gặp lại anh Tánh, níu chặt lấy các anh mà khóc như thằng Út em vẫn níu chân chị Chiến, nhưng chân tay không nhấc lên được. Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mua ngoài vàm sông", cái mà Việt vẫn nghe các chị nói hồi ở nhà, Việt nằm thở dốc...

Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai... Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lăng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng môi và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hỏi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm... chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra... Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên... Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ...

Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến. Phía đó là sự sống. Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng. Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong..

(Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978)

Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể.

Câu 2. Người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của ai? Nêu một số câu văn cho thấy được cảm xúc xuất phát từ điểm nhìn đó.

Câu 3. Em hãy nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong câu “Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng môi và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hỏi Đồng khởi.”

Câu 4. Hãy xác định 03 câu văn là lời của nhân vật Việt, tìm hiểu tâm trạng của việt bộc lộ trong những câu văn đó.

Câu 5. Qua văn bản, em hãy nêu phẩm chất của nhân vật Việt?

Câu 6. Bằng việc tìm hiểu về cảm xúc của nhân vật Việt trước khó khăn, kết hợp với hiểu biết xã hội của em, em hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Bản lĩnh một người được thể hiện rõ nhất ở thái độ của họ khi đối mặt với khó khăn

................................

................................

................................

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên