Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Toán 10 Kết nối tri thức



Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 1 Toán 10 Kết nối tri thức với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 10 nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Toán 10 Giữa kì 1.

Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Toán 10 Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Toán 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, chỉnh sửa dễ dàng:

Quảng cáo

Đề cương ôn tập Toán 10 Giữa kì 1 Kết nối tri thức gồm hai phần: Nội dung ôn tập và Bài tập ôn luyện, trong đó:

- 60 bài tập trắc nghiệm;

- 15 bài tập tự luận;

I. NỘI DUNG ÔN TẬP

Chương I. Mệnh đề và tập hợp

Bài 1: Mệnh đề

- Mệnh đề, mệnh đề chứa biến.

- Mệnh đề phủ định.

- Mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo.

- Mệnh đề tương đương.

- Mệnh đề có chứa kí hiệu ∀, ∃.

Bài 2: Tập hợp và các phép toán trên tập hợp

- Các khái niệm cơ bản về tập hợp: tập hợp, tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau.

- Các tập hợp số.

- Các phép toán trên tập hợp: giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, hiệu của hai tập hợp.

Chương II. Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Bài 3: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

- Bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

- Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ.

Bài 4: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

- Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

- Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ.

Chương III. Hệ thức lượng trong tam giác

Bài 5: Giá trị lượng giác của một góc từ 0° đến 180°

- Giá trị lượng giác của một góc.

- Mối liên hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc bù nhau.

Bài 6: Hệ thức lượng trong tam giác

- Định lí côsin.

- Định lí sin.

- Ứng dụng vào giải tam giác và các bài toán thực tế.

II. BÀI TẬP ÔN LUYỆN

A. TRẮC NGHIỆM

Chương I. Mệnh đề và tập hợp

Bài 1: Mệnh đề

Câu 1. Câu nào là một mệnh đề?

A. 13 là số nguyên tố.

B. Bây giờ là mấy giờ?

C. Cảnh báo đường trơn, lái xe cẩn thận!

D. Các em phải học hành chăm chỉ nhé!

Câu 2. Mệnh đề phủ định của mệnh đề “x,x2+x+5>0” là

A. x,x2+x+50.

B. x,x2+x+50.

C. x,x2+x+5<0.

D. x,x2+x+5<0.

Câu 3. Chọn mệnh đề đúng

A. x,x2x.

B. x,15x28x+1>0.

C. x,x<0.

D. x,x2>0.

Câu 4. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

A. Tất cả các số tự nhiên đều không âm.

B. Nếu tứ giác ABCD có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường thì tứ giác ABCD là hình bình hành.

C. Nếu tứ giác ABCD có hai đường chéo bằng nhau thì tứ giác ABCD là hình chữ nhật.

D. Nếu tứ giác ABCD là hình thoi thì tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau.

Câu 5. Câu nào sau đây là mệnh đề sai?

A. 8 là hợp số.

B. 17 là số nguyên tố.

C. 25 là số chính phương.

D. 21 chia hết cho 5.

Câu 6. Cho mệnh đề P: "π là một số vô tỉ". Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề phủ định của  P ?

A. π là một số vô tỉ.

B. π không là một số vô tỉ.

C. π không là một số thực.

D. π không là một số hữu tỉ.

Câu 7. Mệnh đề "x,  x2=3" có ý nghĩa là

A. Bình phương của mỗi số thực đều bằng 3.

B. Có ít nhất một số thực mà bình phương của nó bằng 3.

C. Chỉ có duy nhất một số thực mà bình phương của số đó bằng 3.

D. Nếu x là số thực thì x2 = 3.

Câu 8. Tìm mệnh đề đảo của mệnh đề: "Nếu tam giác có 2 cạnh bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân".

A. Một tam giác là tam giác cân nếu và chỉ nếu tam giác đó có 2 cạnh bằng nhau.

B. Một tam giác không có hai cạnh bằng nhau thì tam giác đó không là tam giác cân.

C. Nếu một tam giác là tam giác cân thì tam giác đó có hai cạnh bằng nhau.

D. Tam giác đó là tam giác cân.

Câu 9. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng?

A. Nếu hai số nguyên a và b cùng chia hết cho 3 thì a.b chia hết cho 3.

B. Nếu a2 < b2 thì a < b.

C. Một tứ giác là hình vuông nếu chúng tứ giác đó có hai đường chéo vuông góc.

D. Một tam giác cân có một góc bằng 60° thì tam giác đó đều.

Câu 10. Cho mệnh đề chứa biến P(x): "x2 > 3x" với x là số thực. Mệnh đề nào đúng?

A. P(3).

B. P(4).

C. P(1).

D. P(2).

................................

................................

................................

B. TỰ LUẬN

Bài 1. Cho tập hợp A = (-∞;3]; B = (1;5]. Tìm A ∪ B, A ∩ B, A \ B, B \ A.

Bài 2. a) Cho tập hợp M = x    x212x23x2=0. Viết tập hợp M dưới dạng liệt kê.

b) Cho hai tập hợp A = (-2;3) và B = [1;+∞). Xác định các tập hợp A ∩ B và A \ B.

Bài 3. Biểu diễn các tập hợp sau trên trục số và tìm A ∪ B, A ∩ B, A \ B.

a) A = (-3;5) và B = [1;+∞).

b) A = x|x3 và B = x|2<x<2.

Bài 4. Cho các tập hợp A = (-∞;m) và B = [3m - 1; 3m + 3]. Tìm m để:

a) A ∩ B = ∅;

b) B ⊂ A.

Bài 5. Biểu diễn miền nghiệm của các bất phương trình sau

a) 2x - 4y ≥ 6;

b) x - 3y < 0.

Bài 6. Biểu diễn hình học tập nghiệm của hệ bất phương trình x+2y6x+y4x0y0.

Bài 7. Một xưởng sản xuất nước mắm, mỗi lít nước mắm loại I cần 3 kg cá và 2 giờ công lao động, đem lại mức lãi là 50 000 đồng; mỗi lít nước mắm loại II cần 2 kg cá và 3 giờ công lao động, đem lại mức lãi 40 000 đồng. Xưởng có 230 kg cá và cần làm việc trong 220 giờ. Hỏi xưởng đó nên sản xuất mỗi loại nước mắm bao nhiêu lít để có mức lãi cao nhất?

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương Toán 10 Kết nối tri thức có lời giải hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên