[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 10 có đáp án (6 đề)

[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 10 có đáp án (6 đề)

Với [Năm 2023] Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 10 có đáp án (6 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Lịch Sử 10.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài:45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:

Câu 1.Sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi vua, khôi phục lại quốc hiệu

A. Đại Cờ Việt.

B. Đại Ngu.

C. Đại Việt.

D. Đại Nam.

Câu 2.Ở Việt Nam, loại chữ viết nào dưới đây ra đời vào khoảng thế kỉ XVII?

A. Chữ Quốc ngữ.

B. Chữ Khơ-me cổ.

C. Chữ Nôm.

D. Chữ Chăm cổ.

Câu 3.Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Lương Thế Vinh là

A. Lập thành toán pháp.

B. Lam Sơn thực lục.

C. Đại thành toán pháp.

D. Đại Việt sử kí toàn thư.

Câu 4.Trong các thế kỉ XVI – XVIII, “Đại Minh khách phố” là tên gọi của người đương thời dành cho đô thị nào?

A. Thanh Hà.

B.Thăng Long.

C. Phố Hiến.

D. Hội An.

Câu 5.Hoàng Triều luật lệ còn có tên gọi khác là

A. Hình thư.

B. Luật Gia Long.

C. Luật Hồng Đức.

D. Quốc triều hình luật.

Câu 6.Ở Việt Nam, dưới thời kì cai trị của vương triều phong kiến nào chữ Nôm được nâng lên thành văn tự chính của quốc gia?

A. Tiền Lê.

B. Nguyễn.

C. Lê sơ.

D. Tây Sơn.

Câu 7.Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân văn hóa Sa Huỳnh là

A. trao đổi, buôn bán.

B. đánh bắt hải sản.

C. nông nghiệp trồng lúa.

D. săn bắt, hái lượm.

Câu 8.Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Đầu voi phất ngọn cờ vàng

Làm cho giới nữ vẻ vang oai hùng

Quần thoa mà giỏi kiếm cung

Đạp luồng sóng dữ theo cùng bào huynh”

A. Hai Bà Trưng.

B. Bà Triệu.

C. Bùi Thị Xuân.

D. Lê Trân.

Câu 9.Một trong những phong tục – tập quán của cư dân Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc còn duy trì đến ngày nay là

A. dán ngược chữ Phúc trước cửa vào dịp đầu năm.

B. dùng bánh trôi, bánh chay vào ngày Tết Hàn thực.

C. ăn trầu và sử dụng trầu cau vào các dịp trọng đại.

D. lì xì trẻ nhỏ và người cao tuổi vào Tết nguyên đán.

Câu 10.Nguyên nhân nào sau đây giúp bản sắc văn hóa Việt vẫn được bảo tồn qua hàng nghìn năm Bắc thuộc?

A. Người Việt phát huy được bản lĩnh, trí tuệ của mình.

B. Những phong tục, tập quán đã được hình thành từ lâu đời.

C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 11.Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của trận Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền tổ chức là gì?

A. Tiến công vào những thành trì kiên cố nhất của địch.

B. Thực hiện tiến công thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.

C. Chủ động tiến công nhằm chặn trước thế mạnh của giặc.

D. Lợi dụng thủy triều và địa thế tự nhiên để tổ chức trận địa mai phục.

Câu 12.Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự giảm sút của ngoại thương Đại Việt dưới thời Lê sơ?

A. Tác động sâu sắc từ sự suy giảm của quan hệ ngoại thương quốc tế.

B. Các cửa biển của Đại Việt bị bồi lấp, gây khó khăn cho thuyền bè qua lại.

C. Nhà nước phong kiến hạn chế giao lưu, buôn bán với các nước bên ngoài.

D.Hàng hóa Đại Việt mẫu mã đơn điệu, không hợp thị hiếu người nước ngoài.

Câu 13.Năm 1527, nhận thấy sự suy sụp và bất lực của triều đình nhà Lê, Mạc Đăng Dung đã

A.ép vua Lê nhường ngôi, lập raVương triềuMạc.

B.cùng vua LêCung Hoàngcủng cố lại triều đình.

C.tiến hành khởi nghĩa lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.

D.cầu viện nhà Minh để lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.

Câu 14.Với việc đánhbại cuộc tấn công xâm lược của quân Xiêm và Mãn Thanh, phong trào Tây Sơnđãcó đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?

A.Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.

B.Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

C.Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê – Trịnh, Nguyễn.

D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước.

II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):So vớicác cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý – Trần, khởi nghĩa Lam Sơn có điểm gì khác biệt?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm

1-C

2-A

3-C

4-A

5-B

6-D

7-C

8-B

9-C

10-D

11-D

12-C

13-A

14-B







II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):Điểm khác biệt giữa khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý – Trần:

- Bối cảnh diễn ra:

+ Các cuộc kháng chiến thời Lý - Trần: Đại Việt vẫn là một quốc gia độc lập, có chủ quyền; các thế lực ngoại xâm (Tống, Mông - Nguyên) đem quân sang xâm lược Đại Việt.

+ Khởi nghĩa Lam Sơn:Đại Việt đã bị mất độc lập, chủ quyền, chịu ách áp bức, đô hộ của nhà Minh.

- Mục đích:

+ Các cuộc kháng chiến thời Lý - Trần:tiến hành kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Khởi nghĩa Lam Sơn:tiến hành khởi nghĩa chống ngoại xâm để giành lại độc lập, chủ quyền của dân tộc.

-Lực lượng tổ chức cuộc đấu tranh:

+ Các cuộc kháng chiến thời Lý - Trần: nhà nước phong kiến => có điều kiện thuận lợi để phát động cuộc kháng chiến toàn dân.

+ Khởi nghĩa Lam Sơn: các hào trưởng, nghĩa sĩ ở địa phương => không có danh nghĩa chính thức, phải bí mật dấy binh => khó khăn trong huy động toàn dân kháng chiến.

- Tổ chức chiến đấu:

+ Các cuộc kháng chiến thời Lý - Trần:giữ thế chủ động về chiến lược, buộc các thế lực ngoại xâm phải đánh theo cách đánh của quân dân Lý - Trần.

+ Khởi nghĩa Lam Sơn: trong những năm 1418 - 1424, nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu trong tình thế bị động về chiến lược; có sự kết hợp giữa tiến công với hòa hoãn tạm thời để xây dựng và phát triển lực lượng. Từ năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn giành được thế chủ động về chiến lược.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài:45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:

Câu 1.Ở Việt Nam, khoảng thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ ra đời gắn liền với hoạt động truyền giáo của tôn giáo nào?

A. Đạo giáo.

B. Nho giáo.

C. Phật giáo.

D. Thiên Chúa giáo.

Câu 2.Bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt có nhan đề là

A. Đại Việt sử kí.

B. Đại Nam thực lục.

C. Đại Việt thông sử.

D. Đại Việt sử kí toàn thư.

Câu 3.Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về

A. Phú Xuân (Huế).

B. Vạn An (Nghệ An).

C. Thăng Long (Hà Nội).

D. Lam Kinh (Thanh Hóa).

Câu 4.Bộ luật nào sau đây được ban hành dưới triều Nguyễn?

A. Hình luật.

B. Hình thư.

C. Quốc triều hình luật.

D. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 5.Từ cuối thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, lãnh thổ Đại Việt dần được mở rộng về phía

A.Đông.

B.Tây.

C. Nam.

D.Bắc.

Câu 6.Thái độ của nhà Nguyễn với các nước phươngTây như thế nào?

A. Thiết lập quan hệ giao hảo, tốt đẹp với các nước phương Tây.

B. Khuyến khích các thương nhân phương Tây tới Việt Nam buôn bán.

C. Thực hiện“đóng cửa”, không chấp nhận đặt quan hệ với các nước phương Tây.

D. Không khuyến khích song cũng không hạn chế hoạt động buôn bán với phương Tây.

Câu 7.Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những dấu tích nào của Người tối cổ?

A. Răng hóa thạch và công cụ lao động bằng đá.

B. Xương sọ hóa thạch và công cụ lao động bằng sắt.

C. Công cụ lao động bằng sắt, đồ dùng sinh hoạt bằng gốm.

D. Bộ xương hóa thạch có niên đại cách ngày nay 30 – 40 vạn năm.

Câu 8.Dưới thời Lý – Trần – Lê, một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp được nhà nước phong kiến Đại Việt quan tâm thực hiện và đưa vào trong các bộ luật là

A. thâm canh tăng vụ.

B. bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

C. lai tạo nhiều giống cây trồng mới.

D. sử dụng rộng rãi phân bón trong trồng trọt.

Câu 9.Nội dung nào dưới đây khôngphản ánh đúng về Vương quốc Phù Nam?

A. Trong các thế kỉ III – V, Phù Nam là quốc gia phát triển nhất Đông Nam Á.

B. Ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, trên cơ sở của nền văn hóa Đông Sơn.

C. Địa bàn chủ yếu thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay.

D. Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn.

Câu 10.Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Quân Lam Sơn đặt dưới sự lãnh đạo của các tướng lĩnh tài giỏi như: Lê Hoàn; Nguyễn Trãi…

B.Quân Minhbị hao tổn binh lực nên chủ độnggiảng hòa với quân Lam Sơn vàrút quân.

C.Tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của người Việt.

D. Quân Minh có quân số ít; vũ khí thô sơ, lạc hậu, khí thế chiến đấu kém cỏi.

Câu 11.Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt người Việt phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?

A. Khai hóa văn minh cho người Việt.

B. Giúp người Việt được mở mang tri thức.

C. Nô dịch, đồng hóa dân tộc Việt về văn hóa.

D. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.

Câu 12.Nét đặc trưng nổi bật nhất trong truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam là gì?

A.Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

B.Xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ.a

C.Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

D.Nhân dân cần cù và sáng tạo trong lao động.

Câu 13.Nguyên nhân nào dẫn đến sự toàn vẹn, thống nhấtcủa lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI – XVIII?

A.Chăm-pa cho quân quấy phá biên giới phía Nam của Đại Việt.

B.Nhà Minh huy động hơn 20 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.

C.Chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.

D.Các thế lực phong kiến nổi dậy hình thành cục diện “loạn 12 sứ quân”.

Câu 14.Chiến thắng Bạch Đằng của người Việt do Ngô Quyền lãnh đạo đã

A. tạo điều kiện để đi đến giành độc lập, tự chủ hoàn toàn vào năm 939.

B. lật đổ ách cai trị của nhà Hán, giành lại nền độc lập, tự chủ cho dân tộc.

C. chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

D. mở đầu cho phong trào đấu tranh yêu nước, giành độc lập, tự chủ của người Việt.

II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):Có ý kiến cho rằng:“Trong quá trình đấu tranh kiên cường của mình, phong trào nông dân Tây Sơn đã làm nên hai sự nghiệp lớn: bước đầu thống nhất đất nước và đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.”Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm

1-D

2-A

3-C

4-D

5-C

6-C

7-A

8-B

9-B

10-C

11-C

12-A

13-C

14-C







II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

* Phát biểu:em đồng ý với ý kiến cho rằng:“Trong quá trình đấu tranh kiên cường của mình, phong trào nông dân Tây Sơn đã làm nên hai sự nghiệp lớn: bước đầu thống nhất đất nước và đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.”

* Chứng minh:

a/ Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động, bước đầu hoàn thành thống nhất đất nước.

- Cuối thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến ở Đàng Ngoài và Đàng Trong khủng hoảng.

-Năm 1771, khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở Tây Sơn (Bình Định), đặt dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

- Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn, làm chủ vùng đất Đàng Trong.

- Trong những năm 1786 – 1788, quân Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê => xóa bỏ sự phân cách Đàng Ngoài – Đàng Trong, làm chủ toàn bộ đất nước => sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.

b/Đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền dân tộc.

-Kháng chiến chống quân Xiêm (1785).

+ Sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh cùng tàn quân trốn chạy sang Xiêm cầu cứu => vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân Xiêm kéo sang xâm lược Đại Việt.

+ 1785, Nguyễn Huệ tổ chức trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan quân xâm lược.

- Kháng chiến chống quân Thanh (1789).

+Năm 1788, vua Càn Long sai tướng đem 29 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.

+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, tiến quân từ Phú Xuân ra Bắc.

+Tháng 1/1789, vua Quang Trung tổ chức trận Ngọc Hồi – Đống Đa => quân Thanh đại bại.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài:45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I.Trắc nghiệmkhách quan(4,0 điểm)

Chọn đáp án đúng cho những câu hỏi sau:

Câu 1:Năm 1831 – 1832, vua Minh Mệnh đã quyết định

A. lập Văn Miếu (ở Hà Nội) để thờ Khổng Tử.

B. chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.

C. lập Sùng Chính viện để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm.

D. mở trường Quốc Tử Giám để dạy học cho con em của quan lại.

Câu 2.Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc đã

A.mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam.

B.chấm dứt thời kì Bắc thuộc, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

C.tạo điều kiện đưa đất nước vươn lên, phát triển thành quốc gia hùng mạnh.

D. đặt nền móng cho cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam thắng lợi hoàn toàn.

Câu 3:Nội dung nào khôngphản ánh đúng tình hình sản xuất nông nghiệp của Đại Việt từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI?

A.Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại.

B.Nhà nước không quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp.

C.Thiên tai, hạn hán, mất mùa, nạn đói thường xuyên xảy ra.

D. Nông nghiệp phát triển, diện tích sản xuất được mở rộng.

Câu 4:Nội dungnào không phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?

A. Lật đổ sự thống trị củacác chính quyềnMạc,Lê – Trịnh.

B.Bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền quốc gia.

C.Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

D.Thi hành nhiều chính sách tiến bộ để phát triển đất nước.

Câu 5:Nhà nước Âu Lạc ra đời dựa trên cơ sở thắng lợi của

A. cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh do Lê Lợi lãnh đạo.

B. cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán do Khu Liên lãnh đạo.

C. cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần do Thục Phán lãnh đạo.

D. cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Lương do Lí Bí lãnh đạo.

Câu 6:Nội dung nào dưới đây khôngphản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1406 - 1407)?

A. Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn.

B. Nhà Hồkhông xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.

C. Nhà Hồ không xây dựng được thành lũy kiên cố.

D. Quân Minh có ưu thế hơn về vũ khí, lực lượng chiến đấu.

Câu 7:Đời sống kinh tế - xã hội của cư dân văn hóa Hòa Bình so với cư dân văn hóa Sơn Vi có điểm khác là

A.sử dụng đá làm nguyên liệu chính để chế tác công cụ lao động.

B.sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước.

C.lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính.

D.đãhình thành một nền nông nghiệp sơ khai.

Câu 8:So với chữ Hán và chữ Nôm, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh (xuất hiện ở Đại Việt vào khoảng thế kỉ XVII) có điểm gì khác biệt?

A.Quá nhiều hình, nét, kí hiệu, nên khả năng phổ biến bị hạn chế.

B. Số lượng các kí tự, chữ quá lớn gây khó khăn cho việc ghi nhớ.

C. Số lượng chữ ít, khó khăn trong việc diễn đạt khái niệm phức tạp.

D. Kí hiệu đơn giản nhưng khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ ghi nhớ.

II. Phần tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).Phát biểu ý kiến của anh/ chị về nhận định: chủ động là tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1075 – 1077).

Câu2(3,0 điểm).Vương triều Nguyễn được xác lập trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Theo anh/ chị, nhà Nguyễn đã có những đóng góp gì với lịch sử dân tộc?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm

1-B

2-D

3-D

4-A

5-C

6-C

7-D

8-D

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Phát biểu ý kiến:“Chủ động là tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1077 – 1075)” là nhận định chính xác.

Chứng minh:

* Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc (“Tiên phát chế nhân”)

-Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, triều đình nhà Lý đã chủ động đối phó bằng nhiều biện pháp tích cực.

-Thái ÚyLý Thường Kiệtlà người đảm đương việc tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống xâm lược. Chủ trương của ông là “ngồi im đợi giặc không bằng đem quân ra trước trặn thế mạnh của giặc “.

=>Vì vậyLý Thường Kiệtđã tổ chức cuộc tập kích vào đất Tống với mục đích phá tan các cứ điểmUng Châu, Khâm Châuvà LiêmChâu.

* Chủ động xây dựng các tuyến phòng thủ để chống giặc

- Nhà Lý đãchủ độngchuẩn bị lực lượng, xây dựng các tuyến phòng thủ đểđối phó với các cánh quân xâm lược của nhà Tống:

+ Bố trí một đạo quân do Lý Kế Nguyên chỉ huy, thực hiệnđóng dọc dải nước ven biển từ Móng Cái đến cửa sôngBạch Đằngnhằm chặn đánh thủy binh của quânTống.

+ Tăng cường lực lượng phòng thủ tuyến biên giới phíaBắc.

+ Chủ động xây dựng phòng tuyến chống giặc trên sông Như Nguyệt (Sông Cầu).

*Chủ động chớp thời cơ quân giặc gặp khó khăn để tổ chức tổng tiến công

- Ngày18/1/1077,sau khi tới được bờ Bắc của sông Như Nguyệt, quân Tống chia ra chiếm đóng ở những nơi trọng yếu.

- Quân Tống nhiều lần cho quân vượt sống Như Nguyệt nhưng thất bại.

=> Không thể liên hệ với thủy binh,cũng không thể tiến đánh Thăng Long,lại thêm thiếu lương thực, khí hậu, thủy thổ khác biệt.. nên quân Tống rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

-Nắm bắt thời cơ, LýThường Kiệtchủ trương mở các cuộc công kích lớn lớnkhiến quân Tống thất bại nặng nề.

*Chủ động đưa ra đề nghị “giảng hòa” để kết thúc chiến tranh

-Sau khi giành thắng lợi quyết định trên sông Như Nguyệt, mặc dù Đại Việt đã có ưu thế vượt trội hơn hẳn so với quân Tống; tuy nhiên, Lý Thường Kiệt vẫn khéo léo, chủ động đưa ra đề nghị “giảng hòa”, nhằm: “không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu” của nhân dân, lại tỏ rõ thiện chí hòa bình của dân tộc Đại Việt.

Câu 2 (3,0 điểm):

Bối cảnh xác lập Vương triều Nguyễn

- Bối cảnh thế giới:

+Các nước tư bản phương Tâyđẩy mạnh tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.

+Từ cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến chuyên chế ở các nước châu Á lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng; nhiều quốc gia đã trở thành thuộc địa của các nước phương Tây.

- Bối cảnh trong nước:

+Chế độ phong kiến Việt Nam đã ở giai đoạn khủng hoảng, suy thoái.

+Phải đối phó với nhiều thế lực chống đối, như: các thế lực “phục Lê” (ví dụ: phong trào đấu tranh của Lê Duy Lương,...); tàn dư của quân Tây Sơn; các tín đồ theo Thiên Chúa giáo; các cuộc khởi nghĩa của nông dân,... => tình hình đất nước mất ổn định.

Đóng góp của Vương triều Nguyễn với lịch sử dân tộc:

- Các chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn có đóng góp lớn trong việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam và xác lập, thực thi chủ quyền trên những vùng đất mới (đặc biệt là tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

- Hoàn thành sự nghiệp thống nhấtlãnh thổđất nước từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau.

-Có nhiều đóng góp trong việc khai hoang, mở rộng diện tích lãnh thổ. Ví dụ: lập ra hai huyện mới là Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình),...

-Cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mệnh đã để lại di sản lớn về việc tổ chức và quản lí quốc gia.

-Để lại những di sản văn hóa đồ sộ:

+ Nhiều công trình sử học, địa lí,... quan trọng, cung cấp tài liệu quý giá cho việc nghiên cứu hiện nay.

+ Nhiều di sản văn hóa dưới thời Nguyễn đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, như: quần thể cố đô Huế, nhã nhạc cung đình, phố cổ Hội An,...

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài:45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Câu 1 (2,0 điểm):Hãy cho biết những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam thời Bắc thuộc.

Câu 2 (5,0 điểm):Lập bảng thống kê về các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV theo mẫu sau:

STT

Tên cuộc kháng chiến/ khởi nghĩa

Lãnh đạo chủ chốt

Trận đánh tiêu biểu

Kết quả


























Câu3 (3,0 điểm):Vương triều Mạc được thành lập trong bối cảnh nào? Trình bày những nét cơ bản trong chính sách cai trị của nhà Mạc. Theo anh/ chị, nhà Mạc có vai trò như thế nào đối với lịch sử dân tộc?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (2,0 điểm)

- Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: nhờ công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích trồng trọt được mở rộng và các công trình thuỷ lợi được xây dựng nên năng suất lúa cao hơn trước.

+ Thủ công nghiệp: việc khai thác vàng, bạc được đẩy mạnh, các nghề truyền thống (rèn sắt,đúc đồng,...) phát triển; xuất hiện mội số nghề mới như làm giấy, thuỷ tinh.

+ Thương mại: nhờ sự phát triển của thủ công nghiệp và hệ thống giao thông thuỷ, bộ phát triển nên việc buôn bán được mở rộng và phái triển hơn.

-Vănhóa: một mặt nhân dân ta đã tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa, nhưng mặt khác vẫn bảo tồn nền văn hóa truyền thống dân tộc.

-hội: mâuthuẫn giữa nhândânViệt Nam với các chính quyền đô hộ phương Bắc ngàycàng gay gắt; cáccuộc đấu tranh của nhândânViệt Nam diễn ra sôinổi, liêntục, rộng khắp.

Câu 2 (5,0 điểm)

1 – Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (980 - 981).

+ Lãnh đạo chủ chốt: Lê Hoàn.

+ Trận đánh tiêu biểu: Trận Bạch Đằng.

+ Kết quả: thắng lợi.

2 – Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077).

+ Lãnh đạo chủ chốt: Lý Thường Kiệt.

+ Trận đánh tiêu biểu: Trận Ung Châu, Liêm Châu; Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.

+ Kết quả: thắng lợi.

3 – Ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần (1258 - 1288)

+ Lãnh đạo chủ chốt: Các vua Trần, Trần Hưng Đạo,...

+ Trận đánh tiêu biểu:

Lần thứ nhất: trận Đông Bộ Đầu,...

Lần thứ hai: trận Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết,...

Lần thứ ba: trận Bạch Đằng,...

+ Kết quả: thắng lợi.

4 – Kháng chiến chống Minh thời Hồ (1406 - 1407)

+ Lãnh đạo chủ chốt: Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Hồ Nguyên Trừng.

+ Trận đánh tiêu biểu: Trận đánh tại thành Đa Bang.

+ Kết quả: thất bại.

5 – Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược Minh (1418 - 1427)

+ Lãnh đạo chủ chốt: Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

+ Trận đánh tiêu biểu: trận Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang,...

+ Kết quả: thắng lợi.

Câu 3 (3,0 điểm)

Bối cảnh thành lập của vương triều Mạc

- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

- Sau khi dẹp yên các thế lục phong kiến khác, nhận thấy sự bất lực, suy sụp của dòng họ Lê, năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi và thành lập ra triều đại mới – triều Mạc.

Chính sách cai trị của nhà Mạc

- Trong những năm đầu thống trị, nhà Mạc: xây dựng chính quyển theo mô hình cũ của nhà Lê; tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại; cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, xây dựng lực lượng quân đội mạnh,...

- Trước sức ép từ hai phía (phía Bắc: nhà Minh đe dọa xâm lược, phía Nam: các cựu thần nhà Lê chống đối) => nhà Mạc đã dâng sổ sách, thần phục nhà Minh để yên mặt Bắc.

Vai trò của vương triều Mạc đối với lịch sử dân tộc

- Đến đầu thế ki XVI, triều Lê sơ đã đi vào thời kì suy vong, các vua Lê ngày càng ăn chơi, sa đoạ, không còn quan tâm đến tình hình đất nước và đời sống nhân dân. Vì vậy, về khách quan, việc nhà Mạc thay thế cho nhà Lê là điều phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử.

- Sau khi thành lập, trong thời gian đầu, nhà Mạc đã cố gắng thi hành nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội=> những chính sách này của nhà Mạc đã bước đầu tạo điều kiện để ổn định tình hình đất nước.

- Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, việc nhà Mạc tiến hành cuộc chiến tranh Nam triều đã khiến cho đời sống nhân dân khổ cực, cùng với đó, việc thực hiện chính sách đối ngoại nhân nhượng thái quá đối với nhà Minh đã khiến cho sự tin tưởng của nhân dân đối với triều Mạc giảm sút, nhà Mạc suy thoái dần.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài:45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Câu 1 (3,0 điểm):Hãynêunhững đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc.

Câu 2 (3,0 điểm):Những yếu tố cơ bản nào tạo nên thắng lợi của nhân dân Đại Việt trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)?

Câu 3(4,0 điểm)Cho đoạn trích sau:

“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

(Nguồn: Sách giáo khoa Lịch Sử 10, NXB Giáo dục, 2006, tr118)

a. Giải thích ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ nói trên của vua Quang Trung.

b. Nêu những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 5:

Câu 1 (3,0 điểm):

-Hai Bà Trưng: lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống quân xâm lược Đông Hán; mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng, giành lại nền độc lập dân tộc, tự chủ của nhân dân Việt Nam chống ách đô hộ củaphong kiến phương Bắc.

-Lý Bí: liên kết với các hào kiệt nổi dậy khởi nghĩa chống quân nhà Lương, lập ra nhà nước Vạn Xuân=> khẳng định sự trưởng thành về ý thức dân tộc, lòng tự tin vào năng lực quản lí, làm chủ đất nước của nhân dân Việt Nam.

- Triệu Quang Phục: kế tục sự nghiệp của Lý Bí tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương giành được quyền tự chủ trong thời gian ngắn.

- Khúc Thừa Dụ: lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, đánh đổ ách thống trị của nhà Đường; xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ => đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, đặt nền móng để nhân dân Việt Nam tiến tới thắng lợi hoàn toàn.

- Ngô Quyền: đập tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán; mở ra thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.

Câu 2 (3,0 điểm):

-Yếu tố chủ quan

+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Đại Việt.

+ Nhà Trần có đường lối chiến lược đấu tranh đúng đắn.

+ Quân dân nhà Trần thực hiện nhiều chiến thuật quân sự độc đáo, linh hoạt, sáng tạo.

+ Nhà Trần có đội ngũ tướng lĩnh tài giỏi, như: Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Lê Phụ Trần,...

-Yếu tố khách quan:quân Nguyên – Mông khi xâm lược Đại Việt phải đối mặt với nhiều khó khăn: thiếu lương thực; không hợp khí hậu, thuỷ thổ; không phát huy được sở trường của kị binh,...

Câu 3:

a. Giải thích ý nghĩa của đoạn trích trong bài hiểu dụ của vua Quang Trung

- Đánh đuổi quân xâm lược để bảo vệ, gìn giữ, phát huy phong tục, tập quán và các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc (“Đánh để cho dài tóc / Đánh để cho đen răng”).

- Tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền (“Đánh cho nó chích luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn”– Đánh cho quân giặc không còn một chiếc xe, không còn một mảnh áo giáp).

- Thể hiện lòng tự hào, tự tôn, tinh thần tự chủ (“Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” – Đánh để cho quân địch biết nước Nam anh hùng đã có chủ).

b. Những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn với lịch sử dân tộc

-Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động, bước đầu hoàn thành thống nhất đất nước.

- Đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền dân tộc.

- Tiến hành các cải cách tiến bộ (dưới thời vua Quang Trung) nhằm xây dựng, phát triển đất nước.

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên