Bộ 8 Đề thi Lịch Sử 10 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

Bộ 8 Đề thi Lịch Sử 10 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

Với Bộ 8 Đề thi Lịch Sử 10 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Lịch Sử 10.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài:45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I.Trắc nghiệmkhách quan(4,0 điểm)

Chọn đáp án đúng cho những câu hỏi sau:

Câu 1:Một trong những tác phẩm văn học chữ Nôm xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du là

A.Truyện Kiều.

B.Độc Tiểu Thanh kí.

C.Thanh Hiên thi tập.

D.Bắc Hành tạp lục.

Câu 2.Đâu là nhận xét khôngđúng về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc?

A. Tất cả các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.

B. Diễn ra sôi nổi, quyết liệt trên phạm vi rộng lớn.

C. Thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

D. Một số cuộc khởi nghĩa thắng lợi, giành được quyền tự chủ.

Câu 3:Có nhiều nhân tố chủ quan thúc đẩy các chính quyền phong kiến ở Đại Việt mở rộng quan hệ thương mại với nước ngoài trong các thế kỉ XVI - XVIII, ngoại trừ

A.sự phát triển của nền sản xuất trong nước.

B.nhu cầu mua bán các loại vũ khí chiến tranh.

C.sự phát triển của thương mại quốc tế sau phát kiến địa lý.

D.lợi nhuận thu được từ các hoạt động thương mại với bên ngoài.

Câu 4:Thành phần quan lại thời Lê sơ có điểm gì khác so với thời Lý - Trần?

A. Chủ yếu xuất thân từ giới nho sĩ đỗ đạt.

B. Nhà sư chiếm số lượng lớn trong triều đình.

C. Chủ yếu xuất thân là các quý tộc trong dòng họ.

D. Đều là con cháu được nhiệm tử chức vụ của cha ông.

Câu 5:Những thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của dân tộc Việt Nam?

A. Cơ sở hình thành nền văn minh sông Hồng.

B. Định hình các giá trị văn hóa của người Việt.

C. Phát triển nền văn hóa bản địa của người Việt.

D. Hoàn thiện nền văn hóa bản địa của người Việt.

D.sự phát triển của thương mại quốc tế ssau phát kiến địa lý.

Câu 6:Nội dung nào dưới đây khôngphản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1406 - 1407)?

A. Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn.

B. Nhà Hồkhông xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.

C. Nhà Hồ không tổ chức, lãnh đạo nhân dân kháng chiến.

D. Quân Minh có ưu thế hơn về vũ khí, lực lượng chiến đấu.

Câu 7:Đời sống kinh tế - xã hội của cư dân văn hóa Ngườm, Sơn Vi có điểm gì khác biệt so với cư dân Phùng Nguyên, Sa Huỳnh?

A. Sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tác công cụ lao động.

B. Sử dụng công cụ đá ghè đẽo, lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính.

C. Nông nghiệp trồng lúa nước giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế.

D. Kĩ thuật chế tác đá phát triển, hoàn thiện; biết chế tạo đồ gốm.

Câu 8:Nội dung nào không phản ánh đúng hoạt động đối nội của các triều đại phong kiến Đại Việt từ thế kỉ X - XV?

A.Áp dụng chính sách ngụ binh ư nông với quân đội địa phương.

B.Xây dựng nền kinh tế vững mạnh, lấy nông nghiệp làm gốc.

C.Thực hiện chính sách nhu viễn đối với vùng biên cương.

D.Hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng phân quyền.

II. Phần tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).Nêu những sự kiện chứng tỏ tính liên tục và rộng lớn của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.

Câu2(3,0 điểm).Phân tích những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn với lịch sử dân tộc Việt Nam.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài:45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:

Câu 1.Cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) được lập ra dưới thời kì cai trị của nhà

A. Đinh.

B. Lý.

C. Trần.

D. Lê sơ.

Câu 2.Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của thi hào Nguyễn Du là

A. “Cung oán ngâm khúc”.

B. “Chinh phụ ngâm khúc”.

C. “Đoạn trường tân thanh”.

D. “Phủ biên tạp lục”.

Câu 3.Người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc xăm mình để

A. tránh bị thủy quái làm hại.

B. xua đuổi tà ma.

C. tăng tính thẩm mỹ.

D. hóa tranh trong dịp lễ hội.

Câu 4.Năm 1054, vua Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước thành

A. Đại Cồ Việt.

B. Đại Việt.

C. Việt Nam.

D. Đại Ngu.

Câu 5.Một trong những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu nhất của nhân dân Đại Việt ở thế kỉ XVI – XVIII là

A. “Cung oán ngâm khúc”.

B. “Đoạn trường tân thanh”.

C. “Nam quốc sơn hà”.

D. “Bình Ngô đại cáo”.

Câu 6.Ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích nào của Người tối cổ?

A. Công cụ lao động bằng đồng.

B. Răng hóa thạch.

C. Bộ xương hóa thạch.

D. Công cụ lao động bằng sắt.

Câu 7.Để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục – khoa cử, nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lê sơ đã quyết định

A. dựng bia, ghi tên Tiến sĩ ở Văn Miếu.

B. lập Văn Miếu để thờ Khổng Tử.

C. lập trường Quốc Tử Giám.

D. 5 năm tổ chức một kì thi Hội.

Câu 8.Trong các thế kỉ XVII – XVIII, thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong của Đại Việt là

A. Phố Hiến.

B. Thăng Long.

C. Thanh Hà.

D. Hội An.

Câu 9.Nét đặc trưng nổi bật nhất trong truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam là gì?

A.Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

B.Xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ.a

C.Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

D. Nhân dân cần cù và sáng tạo trong lao động.

Câu 10.Chính quyền đô hộ phương Bắc chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc nhằm mục đích gì?

A. Thành lập quốc gia riêng của người Hán.

B. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống của snhân dân Âu Lạc.

C. Thành lập quốc gia mới thần phục chính quyền phong kiến Trung Quốc.

D. Xóa tên Âu Lạc, biến Âu Lạc thành một bộ phận lãnh thổ Trung Quốc.

Câu 11.Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Quân Minh có quân số ít; vũ khí thô sơ, lạc hậu, khí thế chiến đấu kém cỏi.

B.Tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của người Việt.

C.Quân Minhbị hao tổn binh lực nên chủ độnggiảng hòa với quân Lam Sơn vàrút quân.

D. Quân Lam Sơn đặt dưới sự lãnh đạo của các tướng lĩnh tài giỏi như: Lê Hoàn; Nguyễn Trãi…

Câu 12:Nguyên nhân nào dẫn đến sự toàn vẹn, thống nhấtcủa lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI – XVIII?

A.Chăm-pa cho quân quấy phá biên giới phía Nam của Đại Việt.

B.Nhà Minh huy động hơn 20 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.

C.Chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.

D.Các thế lực phong kiến nổi dậy hình thành cục diện “loạn 12 sứ quân”.

Câu 13.Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của trận Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền tổ chức là gì?

A. Chủ động rút lui chiến lược tạo thế trận kháng chiến lâu dài.

B. Chủ động tiến công nhằm chặn trước thế mạnh của giặc.

C. Thực hiện tiến công thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.

D. Lợi dụng thủy triều và địa thế tự nhiên để tổ chức trận địa mai phục.

Câu 14.Thái độ của nhà Nguyễn với các nước phươngTây như thế nào?

A. Thiết lập quan hệ giao hảo, tốt đẹp với các nước phương Tây.

B. Khuyến khích các thương nhân phương Tây tới Việt Nam buôn bán.

C. Thực hiện“đóng cửa”, không chấp nhận đặt quan hệ với các nước phương Tây.

D. Không khuyến khích song cũng không hạn chế hoạt động giao lưu buôn bán với phương Tây.

II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a.Phân tích nhữngcống hiến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc Việt Nam.

b.Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của phong trào Tây Sơn?

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài:45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi sau:

Câu 1:Dưới triều đại nào sau đây, giáo dục thi cử đặc biệt phát triển?

A. Triều Trần. B. Triều Hồ.

C. Triều Lý. D. Triều Lê sơ.

Câu 2:Để chủ động đối phó với giặc Tống xâm lược lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã thực hiện kế sách

A. ngụ binh ư nông.

B. tiên phát chế nhân.

C. vườn không nhà trống.

D. đánh chắc, tiến chắc.

Câu 3:Câu nói: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” là của

A. Trần Bình Trọng.

B. Trần Quốc Tuấn.

C. Trần Quang Khải.

D. Trần Thủ Độ.

Câu 4:Đối với các nước Phương Tây nhà Nguyễn thực hiện chính sách gì?

A. Đóng cửa.

B. Mở cửa.

C. Thân thiện.

D. Thần phục.

Câu 5:Người biết tận dụng thời cơ, nổi dậy giành chính quyền tự chủ vào năm 905 là

A. Ngô Quyền.

B. Khúc Thừa Hạo.

C. Khúc Thừa Dụ.

D. Dương Đình Nghệ.

Câu 6:Nhà Trần đã vận dụng kế sách gì của Ngô Quyền để để tổ chức kháng chiến chống quân Nguyên (năm 1288)?

A. Tiên phát chế nhân.

B. Vườn không nhà trống.

C. Đánh nhanh thắng nhanh.

D. Đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng.

Câu 7:Thể loại văn học nào dưới đây phát triển phong phú và hoàn thiện dưới triều Nguyễn?

A. Văn học chữ Hán.

B. Văn học chữ Nôm.

C. Văn học dân gian.

D. Văn học chính thống.

Câu 8:Quốc hiệu Đại Cồ Việt có từ thời Vua nào?

A. Lý Nam Đế.

B. Lý Thái Tổ.

C. Trần Nhân Tông.

D Đinh Tiên Hoàng.

Câu 9:Đâu khôngphải bài học lịch sử mà chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã để lại cho lịch sử dân tộc ta?

A. Dựa vào địa hình, địa thế hiểm trở để dánh giặc.

B. Đoàn kết nhân dân, tổ chức trận địa mai phục.

C. Đánh vào tâm lý chủ quan, hống hách của giặc.

D. Tiến công thần công làm cho quân địch bất ngờ.

Câu 10:Sự nghiệp giành quyền tự chủ của họ Khúc có ý nghĩa lịch sử gì?

A. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc.

B. Khôi phục lại sự nghiệp của Vua Hùng, Vua Thục.

C. Tạo tiền đề cho đất nước vươn lên, phát triển thành quốc gia hùng mạnh.

D. Đặt cơ sở nền móng cho sự nghiệp giành độc lập, tự chủ của nhân dân ta.

Câu 11:Đâu không phải là điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp của nước ta phục hồi và phát triển đầu thế kỷ X ?

A. Đất nước giành được độc lập, tự chủ.

B. Nhà nước có những chính sách tích cực.

C. Năng suất lao động không ngừng tăng lên.

D. Truyền thống lao động cần cù của nhân dân ta.

Câu 12:Đâu khôngphải là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê?

A. Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Lê Hoàn.

B. Nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo của Lê Hoàn.

C. Quân Tống lực lượng mỏng và không có sự chuẩn bị kĩ.

D. Tinh thần yêu nước, ý chí chống ngoại xâm của người Việt.

Câu 13:Năm 1831 - 1832, trong cuộc cải cách hành chính, Vua Minh Mạng đã chia nước ta thành

A. 30 đạo Thừa Tuyên.

B. 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Tuyên.

C. Hai vùng: Bắc Thành và Gia Định Thành.

D. ba vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực Doanh.

Câu 14:Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của nông nghiệp nước ta trong các thế kỉ X - XV?

A. Ngoài trồng lúa, nhân dân còn trồng nhiều cây lương thực khác.

B. Một số làng chuyên làm nghề thủ công được hình thành.

C. Hệ thống đê từ đầu nguồn đến cửa biển được xây đắp.

D. Diện tích đất canh tác được mở rộng.

Câu 15:Biểu hiện nào cho thấy sự phát triển của giáo dục, thi cử ở thời Lê sơ?

A. Lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cho con em quan lại đến học.

B.Giáo dục, thi cử trở thành nguồn đào tạo quan chức cho đất nước.

C. Cứ 3 năm có một kì thi Hội, dựng bia ghi danh Tiến sĩ ở Văn Miếu.

D. Mỗi năm tổ chức một kì thi Hội, tuyển chọn nhân tài cho đất nước.

Câu 16:Đóng góp đầu tiên của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc cuối thế kỉ XVIII là

A. lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, giúp vua Lê thống nhất đất nước.

B. xây dựng và phát triển kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

C. đập tan các tập đoàn phong kiến cát cứ, bước đầu thống nhất đất nước.

D. đánh bại 29 vạn quân Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc.

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1(3,0 điểm):Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (Tên cuộc kháng chiến và khởi nghĩa; Thời gian; Lãnh đạo; Thắng lợi tiêu biểu; kết quả).

Câu 2(3,0 điểm):Khái quát tình hình giáo dục Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Nêu ý nghĩa của việc dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám?

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài:45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:

Câu 1.Ở Đại Việt, Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất dưới thời

A.Tiền Lê.

B.Lý – Trần.

C.Lê sơ.

D. Đinh – Tiền Lê.

Câu 2.Vào đầu thế kỉ XIX, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các đô thị ở Đại Việt suy tàn dần, thậm chí không còn được nhắc đến, ngoại trừ

A. Thanh Hà.

B. Thăng Long.

C. Hội An.

D. Phố Hiến.

Câu 3.Ở Việt Nam, dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện từ thời kì nào?

A. Văn hóa Ngườm.

B. Văn hóa Sơn Vi.

C. Văn hóa Bắc Sơn.

D. Văn hóa Hòa Bình.

Câu 4.Dưới thời cai trị của vua Quang Trung,Sùng Chính viện làcơ quan phụ trách việc giáo dục và dịch kinh sách từ chữ Hán sang

A.chữ Quốc ngữ.

B.chữ Phạn.

C. chữNôm.

D. chữChăm cổ.

Câu 5.Năm 1821, cuộc khởi nghĩa của nông dân do Phan Bá Vành lãnh đạo nổ ra ra ở vùng

A. Truông Mây (Bình Định).

B. Trà Lũ (Nam Định).

C. Sơn Nam hạ (Nam Định, Thái Bình).

D. Phiên An (Gia Định).

Câu 6.Nội dung nào khôngphản ánh đúng những biến đổi lớn của nhà nước Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII?

A.Nhà Lê sụp đổ, nhà Mạc được thành lập.

B.Đại Việt bị nhà Minh xâm lược, đô hộ.

C.Cục diệnTrịnh – Nguyễn phân tranh.

D.Đất nước bị chia cắt trong thời gian dài.

Câu 7.Nội dung nào dưới đây khôngphản ánh đúng biểu hiện của truyền thống yêu nước ở Việt Nam thời phong kiến?

A.Tiếp thu văn hóa nước ngoài, từ bỏ bản sắc của dân tộc.

B. Nỗ lực xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ.

C. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

D. Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

Câu 8.Thái độ của nhà Nguyễn với các nước phươngTây như thế nào?

A. Thiết lập quan hệ giao hảo, tốt đẹp với các nước phương Tây.

B. Khuyến khích các thương nhân phương Tây tới Việt Nam buôn bán.

C. Thực hiện“đóng cửa”, không chấp nhận đặt quan hệ với các nước phương Tây.

D. Không khuyến khích song cũng không hạn chế hoạt động giao lưu buôn bán với phương Tây.

Câu 9.Điểm độc đáo trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền là gì?

A. Thực hiện “đánh nhanh thắng nhanh”.

B. Tấn công trước để chặn thế mạnh của giặc.

C. Dùng kế đóng cọc gỗ trên khúc sông hiểm yếu.

D. Vờ giảng hòa để tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng.

Câu 10.Nội dung nào dưới đây khôngphản ánh đúng về Vương quốc Phù Nam?

A. Trong các thế kỉ III – V, Phù Nam là quốc gia phát triển nhất Đông Nam Á.

B. Ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, trên cơ sở của nền văn hóa Đông Sơn.

C. Địa bàn chủ yếu thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay.

D. Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn.

Câu 11.Sau khi đánh bại quân Nam Hán, năm 939, Ngô Quyền đã

A. lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ).

B. xưng vương, xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).

C. lập ra nhà nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)

D. bãi bỏ chức Tiết độ sứ, đặt lại quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

Câu 12.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của quân Mông – Nguyên trong ba lần tiến đánh Đại Việt, ngoại trừviệc

A. đường lối quân sự của Đại Việt rất độc đáo, linh hoạt.

B. lực lượng quân Nguyên – Mông ít, khí thế chiến đấu kém cỏi.

C. Đại Việt có đội ngũ tướng lĩnh giỏi với nhiều danh tướng kiệt xuất.

D. nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm.

Câu 12.Bao trùm trong xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa

A. nông dân Việt Nam với địa chủ người Hán.

B. bộ phận hào trưởng người Việt với chính quyền đô hộ.

C. địa chue người Hán với bộ phận hào trưởng người Việt.

D. nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ phương Bắc.

Câu 14.Thông điệp mà vua Quang Trung muốn gửi gắm tới quân sĩ qua câu hiểu dụ: “Đánh để cho dài tóc/ Đánh để cho đen răng” là gì?

A.Tiêu diệt quân xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc.

B.Đánh giặc để giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

C.Khẳng định chủ quyền dân tộc (“Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”).

D. Đánh đuổi quân Thanh, tạo đà thắng lợi để xâm chiếm vùng biên giới.

II. Tự luận (3,0 điểm)

a.Phân tích nét độc đáo trong kế sách đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).

b. Chiến thắng Bạch Đằng (938) của Ngô Quyền có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài:45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Câu 1:Công trình văn hóa vật thể nào của nhà Nguyễn được UNESCO công nhận là di sản thế giới?

A. Phố cổ Hội An.

B. Kinh thành Huế.

C. Thánh địa Mỹ Sơn.

D. Nhã nhạc cung đình Huế.

Câu 2:Điểm giống nhau trong thể chế chính trị của các nhà nước: Văn Lang, Âu Lạc; Chăm - pa; Phù Nam là gì ?

A. quân chủ chuyên chế.

B. quân chủ sơ khai.

C. quân chủ lập hiến.

D. dân chủ cổ đại.

Câu 3:Cho các dữ liệu sau:

1. Kháng chiến chống Tống thời Lý.

2. Kháng chiến chống thời Tiền Lê.

3. Khởi nghĩa Lam Sơn.

4. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.

Hãy sắp xếp theo thời gian diễn ra các sự kiện trên.

A.1, 2, 3, 4.

B. 2, 3, 4, 1.

C. 2, 1, 4, 3.

D. 3, 4, 1, 2.

Câu 4:Kinh đô của triều Nguyễn được đặt ở

A. Phú Xuân (Huế).

B. Gia Định (Sài Gòn).

C. Thăng Long (Hà Nội).

D. Phủ Quy Nhơn (Bình Định).

Câu 5:Chữ Nôm chính thức được đưa vào nội dung thi cử dưới thời kì cai trị của triều đại nào?

A. Mạc.

B. Nguyễn.

C. Tiền Lê.

D. Tây Sơn.

Câu 6: Nhà Nguyễn chủ trương hạn chế hoạt động của tôn giáo nào?

A. Phật giáo.

B. Đạo giáo.

C. Nho giáo.

D. Thiên Chúa giáo.

Câu 7:Kế sách được nhà Trần thực hiện trong cả ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên là

A.“ngụ binh ư nông”.

B.“tiên phát chế nhân”.

C.“vườn không nhà trống”.

D.“đánh nhanh, thắng nhanh”.

Câu 8:Hình thư - Bộ luật thành văn đầu tiên củaĐại Việtđược ban hànhdướitriều đại nào?

A. Nhà Lê.

B. Nhà Lý.

C. Nhà Trần.

D. Nhà Hồ.

Câu 9:Cuộc khởi nghĩa nào đánh dấu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta trong nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi về căn bản?

A. Khởi nghĩa Lí Bí.

B. Khởi nghĩa Ngô Quyền.

C. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

D. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.

Câu 10:Các vua Tiền Lê, Lý vào đầu năm mới làm lễ cày “tịch điền” nhằm mục đích

A.cầu cho mùa mạng bội thu.

B. mở rộng diện tích canh tác.

C. khuyến khích nhân dân sản xuất.

D. bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

Câu 11:Dưới thời Lê sơ, quan lại chủ yếu được tuyển chọn dưới hình thức nào?

A. Chọn con em quan lại.

B. Cha truyền con nối.

C. Giáo dục, thi cử.

D. Tiến cử.

Câu 12:Thờinhà Trầnai được mệnh danhlà "Lưỡng quốc trạng nguyên"?

A. Lê Quý Đôn.

B. Chu Văn An.

C. Phạm Sư Mạnh.

D. Mạc Đĩnh Chi.

Câu 13:Dòng sông nào đã 3 lần ghi danh trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc?

A. Sông Như Nguyệt.

B. Sông Bạch Đằng.

C. Sông Kinh Thầy.

D. Sông Lục Đầu.

Câu 14:Đô thịnổi tiếng ở Đàng Trongđược gọi là “Đại Minh Khách phố” là

A. Hội An.

B. Phố Hiến.

C. Thanh Hà.

D. Thăng Long.

Câu 15:Năm 1785, nghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân Xiêm trong trận quyết chiến ở

A. Ngọc Hồi - Đống Đa.

B. Rạch Gầm - Xoài Mút.

C. Chi Lăng - Xương Giang.

D. Tốt Động - Chúc Động.

Câu 16:Trong các cuộc đấu tranh sau, cuộc đấu tranh nào của nhân dân Việt Nam khôngnằm trong thời Bắc thuộc?

A. Khởi nghĩaPhùng Hưng.

B. Khởi nghĩaBà Triệu.

C. Khởi nghĩa Lý Bí.

D. Khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu17:Ý kiến nào không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi chủ yếu của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông dưới thời Trần?

A. Đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của triều đình.

B. Sự đoàn kết một lòng của nhân dân bên cạnh triều đình.

C. Sự lãnh đạo của vua Trần và các tướng lĩnh tài giỏi.

D. Sự giúp đỡ của các nước láng giềng.

Câu18:Nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là

A. chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

B. xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ.

C. xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

D. đoàn kết tất cả các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

Câu 19: Nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự phát triển của nông nghiệp của nước ta ở các thế kỉ X - XV là do

A. thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

B. nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng.

C. chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước.

D. nhân dân học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ bên ngoài.

Câu 20:Ý nào không phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?

A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

B. Có nhiều chính sách tiến bộ dưới thời vua Quang Trung.

C. Đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc.

D. Hoàn thành thống nhất đất nước về lãnh thổ, về bộ máy nhà nước.

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):Tình hình phát triển của kinh tế nông nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ X - XV. Nguyên nhân, ý nghĩa của sự phát triển đó.

Câu 2 (3,0 điểm):Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài:45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:

Câu 1.“Hổ trướng khu cơ” là tác phẩm của

A. Đào Duy Từ.

B. Phùng Khắc Khoan.

C. Lê Quý Đôn.

D. Lê Hữu Trác.

Câu 2.Nghề thủ công nào mới xuất hiện ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII?

A. Làm giấy.

B. Dệt vải.

C. Đúc đồng.

D. Làm đồng hồ.

Câu 3.Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của Đại việt dưới thời Lý là

A. Chùa Một Cột (Hà Nội).

B. Thành Tây Đô (Thanh Hóa).

C. Chùa Thiên Mụ (Huế).

D. Thành Đa Bang (Ba Vì).

Câu 4.Quân đội nhà Lý – Trần được tuyển chọn theo chế độ nào dưới đây?

A. “Nghĩa vụ quân sự”.

B. “Ngụ binh ư nông”.

C. “Ngụ nông ư binh”.

D. “Quân điền”.

Câu 5.Tầng lớp nào trong xã hội sẽ đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc?

A. Quan lại người Hán.

B. Hào trưởng bản địa.

C. Nông dân làng xã.

D. Địa chủ người Hán.

Câu 6.Các di tích khảo cổ thuộc văn hóa Sa Huỳnh phân bố chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?

A. Bắc Bộ. B. Nam Bộ.

C. Tây Nguyên. D. Nam Trung Bộ.

Câu 7.Dòng sông lịch sử chia cắt Đại Việt thành: Đàng Trong và Đàng Ngoài là

A.sông Lệ Thủy (Quảng Trị).

B.sông Bến Hải (Quảng Trị).

C.sông Mã (Thanh Hóa).

D. sông Gianh (Quảng Bình).

Câu 8.Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Vua nào quét sạch quân Đường

Nổi danh Bố Cái Đại vương thủa nào?”

A. Ngô Quyền. B. Bà Triệu.

C. Phùng Hưng. D. Mai Thúc Loan.

Câu 9.Nội dung nào dưới đây mô tả không đúngvề tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Vua là người đứng đầu đất nước.

B. Giúp việc cho vua có Lạc Hầu, Lạc Tướng.

C. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc hầu đứng đầu.

D. Dưới bộ là các xóm, làng do Bồ chính cai quản.

Câu 10.Trong các thế kỉ XVI – XVIII, ở Việt Nam, lĩnh vực khoa học tự nhiên

A. bị suy giảm so với thời Lê sơ.

B. không có điều kiện phát triển.

C. phát triển mạnh mẽ, đạt nhiều thành tựu.

D. tiến bộ hơn hẳn so với các nước phương Tây.

Câu 11.Năm 1831 – 1832, vua Minh Mệnh đã quyết định

A. lập Văn Miếu (ở Hà Nội) để thờ Khổng Tử.

B. chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.

C. lập Sùng Chính viện để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm.

D. mở trường Quốc Tử Giám để dạy học cho con em của quan lại.

Câu 12.Nét đặc trưng nổi bật nhất trong truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam là gì?

A.Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

B.Xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ.a

C.Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

D.Nhân dân cần cù và sáng tạo trong lao động.

Câu 13.Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự giảm sút của ngoại thương Đại Việt dưới thời Lê sơ?

A. Tác động sâu sắc từ sự suy giảm của quan hệ ngoại thương quốc tế.

B. Các cửa biển của Đại Việt bị bồi lấp, gây khó khăn cho thuyền bè qua lại.

C. Nhà nước phong kiến hạn chế giao lưu, buôn bán với các nước bên ngoài.

D.Hàng hóa Đại Việt mẫu mã đơn điệu, không hợp thị hiếu người nước ngoài.

Câu 14.Với việc đánhbại cuộc tấn công xâm lược của quân Xiêm và Mãn Thanh, phong trào Tây Sơnđãcó đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?

A.Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.

B.Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

C.Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê – Trịnh, Nguyễn.

D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước.

II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):Phân tích nguyên nhântạo nên thắng lợi của nhân dân Đại Việt trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)?

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài:45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Phần II. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Câu 1.Đặc điểm công cụ lao động của Người tối cổ ở Việt Nam là

A. chủ yếu là tre, gỗ, xương thú.

B. công cụ đá, ghè đẽo thô sơ.

C. bằng đá, ghè đẽo hai mặt.

D. công cụ đá, mài nhẵn.

Câu 2.Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng trong các di chỉ văn hóa nào dưới đây?

A. Ngườm.

B. Sơn Vi.

C. Hòa Bình.

D. Phùng Nguyên.

Câu 3.Kinh đô của triều Nguyễn được đặt ở

A. Phủ Quy Nhơn (Bình Định).

B. Thăng Long (Hà Nội).

C. Gia Định (Sài Gòn).

D. Phú Xuân (Huế).

Câu 4.Chữ Nôm chính thức được đưa vào nội dung thi cử từ

A. triều Mạc.

B. triều Nguyễn.

C. triều Tiền Lê.

D. triều Tây Sơn.

Câu 5.Nhà Nguyễn chủ trương hạn chế hoạt động của tôn giáo nào?

A. Phật giáo.

B. Đạo giáo.

C. Nho giáo.

D. Thiên Chúa giáo.

Câu 6.Di sản văn hóa phi vật thể nào của nhà Nguyễn được UNESCO công nhận là di sản thế giới?

A. Phố cổ Hội An.

B. Kinh thành Huế.

C. Thánh địa Mỹ Sơn.

D. Nhã nhạc cung đình Huế.

Câu7. Tôn giáo nào mới được du nhập vào nước ta trong thế kỉ XVI?

A. Phật giáo.

B. Đạo giáo.

C. Hindu giáo.

D. Thiên chúa giáo.

Câu8.Chiến thắng nào của nhân dân ta đã đánh bại quân xâm lược Mãn Thanh thế kỉ XVIII?

A.Ngọc Hồi, Đống Đa.

B.Tốt Động - Chúc Động.

C.Chi Lăng - Xương Giang.

D.Rạch Gầm - Xoài Mút.

Câu9. Mục đích ban đầu của việc dùng chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh trong thế kỉ XVII là để

A. nâng cao trình độ học vấn cho quan lại, sĩ phu phong kiến.

B. cải thiện hiểu biết về thế giới bên ngoài cho người dân.

C. phục vụ mục đích truyền bá đạo Thiên chúa thuận tiện.

D. phổ biến tư tưởng của đạo Phật trong nhân dân.

Câu 10: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào nông dân Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII?

A. Chứng minh sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân Việt Nam.

B. Đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước sau thời gian dài chia cắt.

C. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc trước sự xâm lược của kẻ thù.

D. Xóa bỏ tình trạng chia cắt, hoàn thành việc thống nhất đất nước.

Câu 11.Làng nghề thủ công Bát Tràng gắn liền với việc sản xuất

A. tranh Đông Hồ.

B. chiếu.

C. đúc đồng.

D. đồ gốm.

Câu 12. Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua nào?

A. Lê Thái Tông.

B. Lê Thánh Tông.

C. Lê Hiến Tông.

D. Lê Túc Tông.

Câu 13.Ý nào không phản ánh đúng về những điều kiện hình nền văn minh Đại Việt?

A. Gắn với công cuộc mở rộng và phát triển kinh tế.

B. Gắn với công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

C. Đất nước hoàn toàn độc lập, hòa bình, thống nhất.

D. Gắn với công cuộc xây dựng, phát triển nhà nước phong kiến độc lập.

Câu 14.So với bộ máy nhà nước thời Lý - Trần - Hồ, bộ máy nhà nước thời Lê sơ đã

A. tổ chức quy củ, chặt chẽ, chế độ quân chủ chuyên chế phát triển đỉnh cao.

B. bãi bỏ các chức quan trung gian, tăng cường quyền lực của nhà vua.

C. cải cách, kiện toàn hành chính từ trung ương đến địa phương.

D. tổ chức thi cử đều đặn, đưa người đỗ đạt vào làm quan.

Câu 15: Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là

A. Phố Hiến.

B. Hội An.

C. Thanh Hà.

D. KinhKì.

Câu 16: Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của quân Xiêm năm 1785?

A. Chiến thắng Bạch Đằng.

B. Chiến thắng Chi Lăng.

C. Chiến thắng Xương Giang

D. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).Cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông có ý nghĩa gì đối với sự phát triển củachế độ phong kiến Việt Nam?

Câu 2 (3,0 điểm).Trình bày cơ sở hình thành, biểu hiện và đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài:45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Câu 1:Một nét mới trong ngoại thương nước ta ở các thế kỉ XVI - XVIII là có sự xuất hiện của các thương nhân

A. Trung Quốc.

B. Nhật Bản.

C. phương Tây.

D. Gia-va.

Câu 2:Bộ luật “Hoàng triều luật lệ” còn được gọi là

A. Hình thư.

B. Gia Long.

C.Hình luật.

D. Hồng Đức.

Câu 3:Ở các thế kỷ XVI - XVIII ở nước ta, hệ tư tưởng, tôn giáo nào vẫn giữ vị trí thống trị trong xã hội nhưng không còn vai trò độc tôn?

A. Phật giáo.

B. Nho giáo.

C. Đạo giáo.

D. Thiên Chúa giáo.

Câu 4: Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là

A. Phố Hiến.

B. Hội An.

C. Thanh Hà.

D. KinhKì.

Câu 5: Tôn giáo nào mới được du nhập vào nước ta trong thế kỉ XVI?

A. Phật giáo.

B. Đạo giáo.

C. Hindu giáo.

D. Thiên chúa giáo.

Câu 6:Nữ thi sĩ nào được mệnh danh "Bà chúa thơ Nôm"?

A. Đoàn Thị Điểm.

B. Hồ Xuân Hương.

C. Ngọc Hân Công chúa.

D. Bà huyện Thanh Quan.

Câu 7:Thế kỉ XVI, nước ta bị chia cắt bởi cục diện

A. Nam triều - Bắc triều.

B. Vua Lê - chúa Trịnh.

C. Họ Trịnh - họ Nguyễn.

D. Đàng Trong - Đàng Ngoài.

Câu 8:Sự kiện nào trên thế giới đã tác động đến sự phát triển ngoại thương của nước ta trong thế kỉ XVI - XVIII?

A. Vẽ được hải đồ.

B. Cách mạng tư sản.

C. Các cuộc phát kiến địa lí.

D. Đóng được tàu vượt đại dương.

Câu 9: Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của quân Xiêm năm 1785?

A. Chiến thắng Bạch Đằng.

B. Chiến thắng Chi Lăng.

C. Chiến thắng Xương Giang

D. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.

Câu 10.Vua Gia Long đã chia đất nước thành

A. 2 miền: miền Bắc và miền Nam.

B. 3 trấn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.

C. 3miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

D. 3 vùng: Bắc thành, Gia Định và các Trực Doanh.

Câu 11:Chiến thắng nào của nhân dân ta đã đánh bại quân xâm lược Mãn Thanh thế kỉ XVIII?

A.Tốt Động - Chúc Động.

B.Ngọc Hồi, Đống Đa.

C.Rạch Gầm - Xoài Mút.

D.Chi Lăng - Xương Giang.

Câu 12:Câu ca “Con ơi mẹ bảo con này/ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” cho chúng ta biết điều gì?

A.Đời sống bình yên của nhân dân.

B. Tình yêu thương con cái của cha mẹ.

C. Tình trạng nhân dân bị bóc lột tàn bạo.

D. Phản ánh tệ tham quan dưới triều Nguyễn.

Câu 13:So với thế kỉ XVIII, nhân dân dưới thời Nguyễn

A. được nhà nước quan tâm thông qua các chính sách tiến bộ.

B. sống vất vả, cực khổ, thường xuyên mất mùa, thiên tai.

C. sống trong điều kiện đất nước hòa bình, thống nhất.

D. có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xã hội ổn định.

Câu 14:Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?

A. Đất nước thống nhất nhưng chính quyền suy thoái.

B. Chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc.

C. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

D. Phong trào nông dân bị đàn áp.

Câu 15.Đất nước ta bị chia cắt trong những thế kỉ XVI - XVIII là do

A. nhu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.

B. quyền lợi của các tập đoàn phong kiến trong nước.

C. tác động của tình hình thế giới và các nước láng giềng.

D. sự phát triển của các vùng miền theo các hướng khác nhau.

Câu 16:Điểm mới thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là

A. xuất hiện nhiều thợ thủ công giỏi.

B. xuất hiện nhiều làng nghề thủ công mới.

C. hàng thủ công được buôn bán ở nhiều nước.

D. xuất hiện phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng.

Câu 17:Điểm khác biệt của phong trào nông dân thời Nguyễn so với các triều đại trước là

A. quy mô rộng lớn và liên tục.

B. diễn ra liên tục ngay từ đầu triều đại.

C. số lượng đấu tranh lớn hơn rất nhiều.

D. lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

Câu 18:Chính sách quân điền thời Nguyễn không đạt hiệu quả là do

A. nông nghiệp quá lạc hậu.

B. nông dân không quan tâm đến ruộng đất.

C. diện tích ruộng đất công ở làng xã quá nhiều.

D. ruộng công chỉ còn khoảng 20% tổng diện tích ruộng đất.

Câu 19: Mục đích ban đầu của việc dùng chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh trong thế kỉ XVII là để

A. nâng cao trình độ học vấn cho quan lại, sĩ phu phong kiến.

B. cải thiện hiểu biết về thế giới bên ngoài cho người dân.

C. phục vụ mục đích truyền bá đạo Thiên chúa thuận tiện.

D. phổ biến tư tưởng của đạo Phật trong nhân dân.

Câu 20: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào nông dân Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII?

A. Chứng minh sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân Việt Nam.

B. Đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước sau thời gian dài chia cắt.

C. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc trước sự xâm lược của kẻ thù.

D. Xóa bỏ tình trạng chia cắt, hoàn thành việc thống nhất đất nước.

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):Trình bày sự phát triển của thương nghiệp nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII.

Câu 2 (4,0 điểm):Phân tích những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên