3 Đề thi Giữa kì 2 KTPL 10 Cánh diều (có đáp án) | Kinh tế Pháp luật 10

Với bộ 3 đề thi Giữa kì 2 Kinh tế Pháp luật 10 năm 2024 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Cánh diều và sưu tầm từ đề thi Kinh tế Pháp luật 10 của các trường THPT trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 2 Kinh tế Pháp luật 10.

3 Đề thi Giữa kì 2 KTPL 10 Cánh diều (có đáp án)

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 KTPL 10 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Kinh tế Pháp luật 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hệ thống các quy phạm pháp luật nào sau đây có hiệu lực pháp lí cao nhất ?

A. Hiến pháp.

B. Pháp luật.

C. Nghị định.

D. Thông tư.

Câu 2. Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí

A. cao nhất.

B. thông dụng nhất.

C. thấp nhất.

D. quy tắc nhất.

Quảng cáo

Câu 3. Cơ quan nào sau đây ban hành Hiến pháp?

A. Chính phủ.

B. Quốc hội.

C. Tòa án nhân dân.

D. Chủ tịch nước.

Câu 4. Chủ thể nào sau đây là người ký bản Hiến pháp?

A. Chủ tịch quốc hội.

B. Chủ tịch nước.

C. Tổng bí thư.

D. Phó chủ tịch nước.

Câu 5. Theo Hiến pháp 2013, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước

A. độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

B. tự do, bình đẳng, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

C. độc lập, theo chế độ tư bản chủ nghĩa và thống nhất.

D. độc lập, theo chế độ xã hội chủ nghĩa, lãnh thổ chia cắt.

Quảng cáo

Câu 6. Theo Hiến pháp 2013, lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm

A. đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

B. đất liền, trung du, đồng bằng, miền núi.

C. đất liền, hải đảo, lãnh hải và nội thủy.

D. đất liền, vùng trời, vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 7. Theo Hiến pháp 2013, mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị

A. nghiêm trị.

B. quản lí.

C. thúc quản.

D. tố cáo.

Câu 8. Chức năng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thực hiện các quyền

A. lập pháp, hành pháp và tư pháp.

B. lập pháp, tư pháp và phân lập.

C. lập pháp, hành pháp và phân lập.

D. hành pháp, tư pháp và phân lập.

Quảng cáo

Câu 9. V thích sưu tầm hình ảnh, tư liệu, hiện vật về biển đảo Việt Nam. Sau một thời gian tích cực tìm kiếm, V sưu tầm được một số tư liệu quý về việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của các thế hệ đi trước. V thấy trên mạng có thông báo về cuộc thi “Tìm hiểu chủ quyền biển đảo Tổ quốc”, thấy đây là cuộc thi rất có ý nghĩa nên V đã đăng ký tham gia. Trong trường hợp trên V cần làm gì để tuyên truyền cuộc thi rộng rãi hơn?

A. V cần vận động các bạn trong lớp tích cực tham gia.

B. Để mọi người tự biết và tìm hiểu cuộc thi.

C. V cần chuẩn bị đủ kiến thức để tham gia cuộc thi.

D. V có thể giữ cho riêng mình để cơ hội có giải cao hơn.

Câu 10. Cơ sở hình thành Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. liên kết giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

B. liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.

C. liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp thống trị.

D. liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Câu 11. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do lao động.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 12. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa năm 2013, quyền con người được cơ quan nào công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm?

A. Quốc hội.

B. Chính phủ.

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

D. Nhà nước.

Câu 13. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về

A. sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

B. thư tín, điện thoại, điện tín.

C. tự do ngôn luận.

D. bất khả xâm phạm chỗ ở.

Câu 14. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền như thế nào đối với những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân?

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.

B. Quyền bầu cử, ứng cử.

C. Quyền quản lý xã hội.

D. Quyền đáp trả.

Câu 15. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền sở hữu về

A. thu nhập hợp pháp.

B. tài nguyên rừng.

C. nguồn lợi ở vùng biển.

D. tài nguyên khoáng sản.

Câu 16. Xem trộm điện thoại của người khác là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. tự do ngôn luận.

C. bất khả xâm phạm về thân thể.

D. bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 17. Nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản

A. công.

B. cá nhân.

C. riêng.

D. đi kèm.

Câu 18. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, giáo dục bắt buộc là bậc nào sau đây?

A. Đại học.

B. Trung học Cơ Sở.

C. Tiểu học.

D. Trung học phổ thông.

Câu 19. Nhận định nào sau đây không đúng với nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường?

A. Tài nguyên thiên nhiên là sở hữu toàn dân nên người dân có thể tuỳ ý sử dụng.

B. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế cạnh tranh công bằng, bình đẳng với nhau.

C. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, bao gồm cả Nhà nước, nhân dân.

D. Nước ta có nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Câu 20. Phương án nào sau đây theo Hiến pháp 2013 quy định vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ?

A. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.

B. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

C. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

D. Thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.

Câu 21. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định Nhà nước không thu học phí đối với cấp học nào sau đây?

A. Giáo dục mầm non.

B. Giáo dục tiểu học.

C. Giáo dục trung học.

D. Giáo dục đại học.

Câu 22. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm những cơ quan nào sau đây?

A. Cơ quan lập pháp , cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

B. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Hội đồng nhân dân và cơ quan kiểm sát.

C. Cơ quan lập pháp, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị xã hội.

D. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ và cơ quan Tòa án.

Câu 23. Quốc hội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế thể hiện chức năng nào của Quốc hội?

A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

B. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.

C. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.

D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Câu 24. Ủy ban nhân dân do cơ quan nào bầu ra?

A. Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu.

B. Chính phủ bầu.

C. Bộ và các cơ quan ngang bộ bầu.

D. Nhân dân địa phương bầu.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm). Quyền con người được quy định trong Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2. Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Công dân Việt Nam có quyền kinh doanh tất cả các mặt hàng.

b. Tài nguyên thiên nhiên là sở hữu toàn dân nên người dân có thể tuỳ ý sử dụng.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-A

3-B

4-A

5-A

6-A

7-A

8-A

9-A

10-D

11-D

12-D

13-A

14-A

15-A

16-D

17-A

18-C

19-A

20-A

21-B

22-A

23-D

24-A

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người như sau:

- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội (Điều 16);

- Mọi người đều có quyền sống (Điều 19);

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm;

- Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật (Điều 20);

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình;

- Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình;

- Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 21);...

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Sai, vì công dân Việt Nam có quyền kinh doanh những mặt hàng trong phạm vi cho phép của pháp luật, một số mặt hàng bị pháp luật cấm kinh doanh.

b. Sai, tài nguyên thiên nhiên là sở hữu toàn dân nhưng việc sử dụng phải hợp lí trong khuôn khổ pháp luật để tránh việc sử dụng lãng phí gây ô nhiễm môi trường.

MA TRẬN ĐỀ GIỮA HỌC KÌ 2

NỘI DUNG HỌC TẬP

Mức độ

NB

TH

VD

VDC

Bài 14. Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2

1

1

Bài 15. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị

2

2

2

Bài 16. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

2

2

1

1

Bài 17. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học,công nghệ, môi trường

2

1

1

1

Bài 18. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Kinh tế Pháp luật 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về

A. chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị.

B. chính sách tài chính, công thương.

C. doanh nghiệp tư nhân, cổ phần.

D. chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh.

Câu 2. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào?

A. 1/1/2015.

B. 28/11/2013.

C. 1/11/2014.

D. 1/1/2014.

Câu 3. Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

A. Đạo luật cơ bản.

B. Đạo luật thứ yếu.

C. Đạo luật thi hành.

D. Đạo luật chủ yếu.

Câu 4. Hiến pháp có vai trò như thế nào để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

A. Cơ sở, nền tảng.

B. Chi phối, phụ thuộc.

C. Cụ thể hóa.

D. Chi tiết hóa.

Câu 5. Phương án nào sau đây là hình thức chính thể của nhà nước Việt Nam?

A. Cộng hòa Nghị viện nhân dân.

B. Cộng hòa hỗn hợp.

C. Cộng hòa dân chủ nhân dân.

D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Câu 6. Hiến pháp năm 2013 khẳng định bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước

A. pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

B. chuyên chế xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

C. cai trị xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

D. độc quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Câu 7. Tất cả quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về

A. nhân dân.

B. liên minh công - nông.

C. Đảng cộng sản.

D. giai cấp thống trị.

Câu 8. Phân quyền trong cơ cấu tổ chức quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước.

B. tập trung, chia đảng phái, quản lý chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước.

C. thống nhất, có sự phân công bắt buộc, kiểm điểm giữa các cơ quan nhà nước.

D. tập trung, phân nhánh, điều hòa linh hoạt giữa các cơ quan nhà nước.

Câu 9. Theo Hiến pháp 2013, thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. Hà Nội.

B. Thăng Long.

C. Đại La.

D. Đông Kinh.

Câu 10. Tổ chức nào sau đây không phải là tổ chức chính trị - xã hội?

A. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

B. Công đoàn Việt Nam.

C. Toà án nhân dân tối cao.

D. Hội Nông dân Việt Nam.

Câu 11. Công dân bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?

A. Không giới hạn tuổi.

B.Từ 18 tuổi trở lên.

C. Đủ 21 tuổi trở lên.

D. Từ 25 tuổi trở lên.

Câu 12. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa năm 2013, quyền con người được cơ quan nào công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm?

A. Quốc hội.

B. Chính phủ.

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

D. Nhà nước.

Câu 13. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa năm 2013, quyền của công dân bao gồm quyền trên các lĩnh vực

A. chính trị, dân sự, văn hoá, kinh tế, xã hội.

B. dân sự, văn hoá, kinh tế, xã hội.

C. văn hoá, kinh tế, xã hội.

D. kinh tế, xã hội.

Câu 14. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền như thế nào đối với những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân?

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.

B. Quyền bầu cử, ứng cử.

C. Quyền quản lý xã hội.

D. Quyền đáp trả.

Câu 15. Hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. tự do về thân thể của công dân.

Câu 16. Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền tự do cá nhân của công dân.

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 17. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu

A. toàn dân.

B. chính quyền địa phương.

C. của Ủy ban nhân dân.

D. cá nhân.

Câu 18. Theo hiến pháp 2013, tài nguyên nào được coi là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật?

A. Đất đai.

B. Nước.

C. Rừng.

D. Biển.

Câu 19. Nguồn năng lượng nào sau đây được Nhà nước khuyến khích sử dụng?

A. Năng lượng khí đốt, năng lượng hạt nhân.

B. Năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

C. Năng lượng dầu mỏ, năng lượng tái tạo.

D. Năng lượng hóa thạch, năng lượng dầu mỏ.

Câu 20. Phương án nào sau đây theo Hiến pháp 2013 quy định vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ?

A. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.

B. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

C. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

D. Thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.

Câu 21. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định Nhà nước không thu học phí đối với cấp học nào sau đây?

A. Giáo dục mầm non.

B. Giáo dục tiểu học.

C. Giáo dục trung học.

D. Giáo dục đại học.

Câu 22. Cơ quan quyền lực (cơ quan đại biểu của nhân dân) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

B. Chính phủ và Ủy ban nhân dân.

C. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân.

D. Chủ tịch nước và Chính phủ.

Câu 23. Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia thể hiện chức năng nào của Quốc hội?

A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

B. Thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ.

C. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.

D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Câu 24. Cơ quan tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. Chính phủ và Ủy ban nhân dân.

B. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân.

C. Chủ tịch nước và Chính phủ.

D. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy cho biết, hiện nay nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?

Câu 2 (2,0 điểm). Em có nhận xét gì về hành vi của các nhân vật, tổ chức trong những trường hợp sau?

a. Ông T và con trai thường xuyên dùng kích điện đánh bắt cá trên sông.

b. Bà H nhập hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc về bán cho người dân.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-A

4-A

5-D

6-A

7-A

8-A

9-A

10-C

11-B

12-D

13-A

14-A

15-B

16-B

17-A

18-A

19-B

20-A

21-B

22-A

23-D

24-B

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 12 của Hiến pháp năm 2013.

- Theo đó, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Hành vi của ông T và con trai là sai, vi phạm pháp luật, đây là hành vi có thể gây ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên bất hợp pháp gây cạn kiệt nguồn cá đang sinh trưởng.

b. Bà H nhập hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc về bán cho người dân là hành động vi phạm pháp luật.

Xem thử

Xem thêm bộ đề thi Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều năm 2024 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên