3 Đề thi Học kì 1 Tin học 10 Kết nối tri thức (có đáp án)
Với bộ 3 đề thi Học kì 1 Tin học 10 năm 2024 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Kết nối tri thức và sưu tầm từ đề thi Tin học 10 của các trường THPT trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 Tin học 10.
Đề thi Học kì 1 Tin 10 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề)
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Cuối học kì 1 Tin 10 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1.Thứ tự các bước quá trình xử lí thông tin/dữ liệu bằng máy tính là:
A. Xử lí dữ liệu → Tiếp nhận dữ liệu → Đưa ra kết quả
B. Đưa ra kết quả → Tiếp nhận dữ liệu → Xử lí dữ liệu
C. Tiếp nhận dữ liệu → Đưa ra kết quả → Xử lí dữ liệu
D. Tiếp nhận dữ liệu → Xử lí dữ liệu → Đưa ra kết quả
Câu 2. Định nghĩa nào về Byte là đúng?
A. Là một ký tự.
B. Là một đơn vị dữ liệu 8 bit.
C. Là đơn vị đo tốc độ của máy tính.
D. Là dãy 8 chữ số.
Câu 3. Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị thông minh?
A. Đồng hồ vạn niên
B. Điện thoại Iphone 14
C. Đồng hồ kết nối điện thoại
D. Camera có kết nối wifi
Câu 4. Tại sao cần xây dựng bảng mã Unicode?
A. Dùng cho các quốc gia sử dụng chữ tượng hình.
B. Dùng một bảng mã chung cho mọi quốc gia, giải quyết vấn đề thiếu vị trí cho bộ kí tự của một số quốc gia, đáp ứng nhu cầu cần dùng nhiều ngôn ngữ đồng thời trong cùng một ứng dụng.
C. Để đảm bảo bình đẳng cho mọi quốc gia trong ứng dụng tin học.
D. Bảng mã ASCII mã hóa mỗi kí tự bởi 1 byte. Giá thành thiết bị lưu trữ ngày càng rẻ nên không cần phải sử dụng các bộ kí tự mã hóa bởi 1 byte.
Câu 5.Theo quy tắc cộng 2 số nhị phân, thì 0+0=?
A. 0
B. 1
C. 11
D. 10
Câu 6.Kết quả phép nhân hai số 10102 và số 1102 là:
A. 111100
B. 111000
C. 110100
D. 101101
Câu 7. Cho mệnh đề p là “Hoàng khéo tay”, q là “Hoàng chăm chỉ”. Em hãy diễn giải bằng lời các mệnh đề “p AND NOT q”?
A. Hoàng khéo tay nhưng không chăm chỉ
B. Hoàng khéo tay và chăm chỉ
C. Hoàng khéo tay hoặc chăm chỉ
D. Hoàng không khéo tay nhưng chăm chỉ
Câu 8. Điều nào sai khi nói về ảnh định dạng “.PNG”?
A. Tuy kích thước giảm đáng kể so với ảnh bitmap nhưng chất lượng ảnh đủ tốt.
B. Kích thước tệp nhỏ, giảm được chi phí lưu trữ.
C. Kích thước tệp nhỏ nên khi dùng với web tải về nhanh hơn.
D. Công nghệ web không dùng được với các định dạng ảnh khác với “.PNG”.
Câu 9. Số bit cần thiết để biểu diễn được một giây âm thanh được gọi là gì?
A. Tốc độ bit.
B. Quãng đường bit.
C. Chiều dài bit.
D. Tín hiệu số.
Câu 10. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Mạng LAN là mạng mà các máy tính được kết nối trực tiếp với nhau qua cáp truyền tín hiệu.
B. Mạng LAN là mạng kết nối các máy tính trong một quy mô địa lí nhỏ.
C. Các máy tính trong mạng LAN cần được đặt trong một phòng.
D. Mạng LAN là mạng mà các máy tính được kết nối qua cùng một bộ thu phát wifi.
Câu 11. Trong điện toán đám mây, thuật ngữ Nền tảng như là dịch vụ được viết tắt là gì?
A. IaaS
B. NaaS
C. PaaS
D. CaaS
Câu 12. Đâu không phải là sản phẩm của Internet vạn vật?
A. Chăn nuôi thông minh
B. Nhà thông minh
C. Thành phố thông minh
D. Nhà cao tầng
Câu 13. Phát biểu nào đúng?
A. IoT là mạng kết nối các thiết bị thông minh thông qua mạng Internet nhằm thu thập dữ liệu trên phạm vi toàn cầu.
B. IoT là mạng của các thiết bị thông minh nhằm thu thập và xử lí dữ liệu tự động.
C. IoT là mạng của các thiết bị tiếp nhận tín hiệu.
D. IoT là mạng của các máy tính, nhằm trao đổi dữ liệu với nhau.
Câu 14. Bạn A khi mở máy tính tại 1 quan nét có phát hiện 1 tài khoản facebook chưa đăng thoát. Bạn A vào sử dụng tài toàn đó, cụ thể nhắn tin vay tiền 1 vài người bạn trong nhóm.
Hành vi bạn A có vi phạm sử dụng thông tin trên mạng không?
A. Bạn A không vi phạm.
B. Bạn A vi phạm.
C. Chủ quán nét vi phạm.
D. Không ai phải chịu trách nhiệm.
Câu 15. Phần mềm độc hại là phần mềm như thế nào?
A. Viết ra với ý đồ xấu, gây ra các tác động không mong muốn.
B. Phần mềm ứng dụng được chia sẻ trên mạng.
C. Phần mềm hệ thống chia sẻ trên mạng.
D. Các trò trơi điện tử trên mạng.
Câu 16. Loại file nào được nêu sau đây có thể phát tán được virus?
A. .exe
B. .com
C. .doc
D. Tất cả các file trên
Câu 17. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về cơ chế phát tán của worm?
A. Tận dụng lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành.
B. Lừa người sử dụng tải phần mềm.
C. Gắn mình vào một tệp khác để khi tập đó được sử dụng thì phát tán.
D. Chủ động phát tán qua thư điện tử và tin nhắn, lợi dụng sự bất cẩn của người dùng.
Câu 18. Bản quyền của phần mềm không thuộc về đối tượng nào?
A. Người lập trình.
B. Người đầu tư.
C. Người mua quyền sử dụng.
D. Người mua quyền tài sản.
Câu 19. Có một truyện ngắn, tác giả để trên website để mọi người có thể đọc. Cho một số hành vi sau:
(1) Tải về máy của mình để đọc.
(2) Tải về và đăng lại trên trang Facebook của mình cho bạn bè cùng đọc.
(3) Ghi ra đĩa CD tặng cho các bạn.
(4) Đăng tải đường link trên trang Facebook của mình cho mọi người tìm đọc.
Những hành vi nào sau đây là vi phạm bản quyền?
A. (1) và (2).
B. (2) và (3).
C. (2) và (4).
D. (2), (3) và (4).
Câu 20. Hành vi nào là hành vi xấu khi giao tiếp trên mạng?
A. Đưa thông tin sai lệch lên mạng.
B. Gửi thư rác, tin rác.
C. Vi phạm bản quyền khi sử dụng dữ liệu.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 21. Hành vi nào sau đây không là hành vi vi phạm pháp luật về chia sẻ thông tin?
A. Chia sẻ tin tức của trang báo Lao Động lên trang cá nhân Facebook.
B. Chia sẻ văn hoá phẩm đồi truỵ trên mạng.
C. Đăng tin sai sự thật về người khác lên Zalo.
D. Phát tán video độc hại lên mạng.
Câu 22. Ngôn ngữ lập trình là gì?
A. Là ngôn ngữ máy tính.
B. Là ngôn ngữ biểu diễn thuật toán dưới dạng dễ hiểu.
C. Là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.
D. Là ngôn ngữ dùng để thực hiện các giao tiếp giữa người và máy tính.
Câu 23. Trong phép toán số học với số nguyên, phép toán lấy phần dư trong Python là gì?
A. %
B. mod
C. //
D. div
Câu 24. Sau các lệnh dưới đây, các biến a và b nhận giá trị bao nhiêu?
>>>a, b=2, “OK”
>>>a, b=3*a, a*b
A. 6 và OKOK
B. 6 và OK
C. 3 và OKOK
D. 2 và OKOK
Câu 25. Kết quả của dòng lệnh sau
>>>x=6.7
>>>type(x)
A. int.
B. float.
C. string.
D. double.
Câu 26. Câu lệnh nào dùng để đưa dữ liệu từ bàn phím vào?
A. print().
B. input().
C. nhap().
D. enter().
Câu 27. Biểu thức lôgic nào sau đây thể hiện số a thuộc nửa khoảng (5, 7]
A. 5 < a <= 7
B. 5<= a <=7
C. 5 < a < 7
D. 5 <= a < 7
Câu 28. Trong câu lệnh lặp:
j = 0
for j in range(10):
print("A")
Khi kết thúc câu lệnh trên lệnh có bao nhiêu chữ “A” xuất hiện?
A. 10 lần.
B. 1 lần.
C. 5 lần.
D. Không thực hiện.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
a) Phá khoá một phần mềm là hành vi vi phạm bản quyền. Việc sử dụng một phần mềm do người khác phá khoá có vi phạm bản quyền hay không?
b) Hình thức học trực tuyến rất phổ biến. Nhà cung cấp dịch vụ học trực tuyến phải chuẩn bị sẵn các học liệu có bản quyền. Khi mua một khoá học, người mua sẽ được sử dụng các học liệu của bài học và được cấp tài khoản để truy cập bài giảng. Một người mua một khoá học cho cả một nhóm bạn có bị coi là vi phạm bản quyền hay không?
Câu 2: (1,5 điểm)
Em hãy viết chương trình để tính số tiền bạn Hoa phải trả khi mua thiệp mừng năm mới. Yêu cầu giá tiền 1 thiệp và số thiệp bạn Hoa mua là các số nguyên được nhập vào từ bàn phím.
……………………… Hết ………………………
ĐÁP ÁN - ĐỀ SỐ 1
Phần I. Trắc nghiệm (7 điểm)
Mỗi câu trắc nghiệm đúng: 0,25 điểm
1. D |
2. B |
3. A |
4. B |
5. A |
6. A |
7. A |
8. D |
9. A |
10. B |
11. C |
12. A |
13. B |
14. B |
15. A |
16. D |
17. C |
18. C |
19. B |
20. D |
21. A |
22. C |
23. A |
24. A |
25. B |
26. B |
27. A |
28. A |
Phần II. Tự luận (3 điểm)
Câu 1:
a) Phá khoá một phần mềm là hành vi vi phạm bản quyền. Việc sử dụng một phần mềm do người khác phá khoá cũng là vi phạm bản quyền dù không trực tiếp phá khoá.
b) Cũng giống như nhiều người có thể sử dụng một phần mềm cài trên một máy tính dùng chung, thì nhiều người cũng có thể sử dụng một tài khoản chung duy nhất để học trực tuyến mà không vi phạm bản quyền.
Câu 2:
Chương trình có thể được viết như sau:
#Tính tiền mua hàng
dongia = int(input("Giá tiền 1 thiệp: "))
soluong = int(input("Số thiệp bạn Hoa mua: "))
print("Số tiền bạn Hoa cần thanh toán là: ", dongia*soluong, "đồng")
Ma trận đề kiểm tra cuối học kì 1 năm học 2024 - 2025, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
MÔN: TIN HỌC 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
(ĐỊNH HƯỚNG CS)
TT |
Nội dung kiến thức/kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Tổng số câu |
Tổng% điểm |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||
1 |
Chủ đề 1. Máy tính và xã hội tri thức |
4 |
2 |
2 |
1 |
9 |
22,5 % (2,25 điểm) |
|||||
2 |
Chủ đề 2. Mạng máy tính và Internet |
4 |
3 |
1 |
8 |
20,0 % (2,0 điểm) |
||||||
3 |
Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số |
2 |
2 |
1 |
4 |
1 |
25,0 % (2,5 điểm) |
|||||
4 |
Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính (Bài 16 – 20) |
3 |
2 |
1 |
1 |
1 |
7 |
1 |
32,5 % (3,25 điểm) |
|||
Tổng |
13 |
9 |
1 |
4 |
1 |
2 |
0 |
28 |
2 |
100% (10,0 điểm) |
||
Tỉ lệ % |
32,5% |
37,5% |
25% |
5% |
70% |
30% |
||||||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
100% |
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Chọn phương án ghép đúng.
Thiết bị số là:
A. thiết bị có thể thực hiện được các phép tính số học.
B. thiết bị có thể xử lí thông tin.
C. máy tính điện tử.
D. thiết bị lưu trữ, truyền và xử lí dữ liệu số.
Câu 2. Chọn ý đúng trong các câu sau:
A. 1MB = 1024KB.
B. 1PB = 1024 GB.
C. 1ZB = 1024PB.
D. 1Bit = 1024B.
Câu 3. Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào là thiết bị thông minh?
A. Máy tính bỏ túi.
B. Máy hút bụi.
C. Robot lau nhà điều khiển qua Internet.
D. Máy fax truyền tài liệu qua đường điện thoại.
Câu 4. Unicode mã hóa mỗi kí tự bởi:
A. 1 byte.
B. 2 byte.
C. 4 byte.
D. Từ 1 đến 4 byte.
Câu 5. Số 110011 trong hệ nhị phân đổi sang hệ thập phân bằng bao nhiêu?
A. 51.
B. 60.
C. 55.
D. 155.
Câu 6. Tên của quy trình này là gì?
A. Quy trình thực hiện phép tính trên máy tính.
B. Quy trình xử lí thông tin trên máy tính.
C. Quy trình mã hoá thông tin trên máy tính.
D. Quy trình tính toán trên máy tính.
Câu 7. Phương án nào có kết quả sai?
A. p = 0, q = 1; p XOR NOT q = 0
B. p = 1, q = 0; p XOR NOT q = 1
C. p = 0, q = 0; p XOR NOT q = 1
D. p = 1, q = 1; p XOR NOT q = 1
Câu 8. Tốc độ 128 kb/s hay kbps được hiểu là:
A. tốc độ truyền dữ liệu trong 1 giây.
B. lượng dữ liệu để phát được 1 giây âm thanh là 128 kilobit.
C. dung lượng truyền dữ liệu trong 1 giây.
D. dung lượng lưu trữ dữ liệu của thiết bị.
Câu 9: Điện thoại thông minh khác với điện thoại thường như thế nào?
A. Điện thoại thông minh có khả năng thực hiện một số tính toán phức tạp.
B. Điện thoại thông minh có khả năng cài đặt một số phần mềm ứng dụng nên có thể truy cập Internet và hiển thị dữ liệu đa phương tiện.
C. Điện thoại thông minh với hệ điều hành có các tính năng thông minh hơn so với điện thoại thường.
D. Điện thoại thông minh cài đặt được hệ điều hành thông minh.
Câu 10. Phạm vi sử dụng mạng Internet là gì?
A. Chỉ trong gia đình.
B. Chỉ trong một cơ quan.
C. Trong phạm vi một tòa nhà.
D. Toàn cầu.
Câu 11. Điện toán đám mây là gì?
A. Là điện toán máy chủ ảo.
B. Là việc phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua Internet với chính sách
thanh toán theo mức sử dụng. SaaS, PaaS, IaaS là các loại hình dịch vụ chủ yếu của
điện toán đám mây.
C. Điện toán đám mây là một giải pháp toàn diện, cung cấp CNTT như một dịch vụ.
D. Là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp giúp mọi dữ liệu được đồng bộ hoá
trên cloud.
Câu 12. Phát biểu nào đúng?
A. Bất cứ dịch vụ trực tuyến nào (dịch vụ tương tác qua Internet) đều là dịch vụ đám mây.
B. Báo điện tử đăng tin tức hàng ngày là dịch vụ đám mây.
C. Nhắn tin ngắn trên điện thoại (SMS) là sử dụng dịch vụ đám mây.
D. Web-mail (thư điện tử trên giao diện web) là dịch vụ đám mây.
Câu 13. Trong điện toán đám mây, SaaS có nghĩa là gì?
A. Cơ sở hạ tầng như là dịch vụ
B. Nền tảng như là dịch vụ
C. Phần mềm như là dịch vụ
D. Giao tiếp như là dịch vụ
Câu 14. Đâu là phần mềm độc hại?
A. Worm, Adware, Virus.
B. Photosop.
C. BKAV.
D. Word.
Câu 15. Tình huống nào sau đây có thể làm lộ mật khẩu?
A. Website hay ứng dụng online bạn thanh toán trực tuyến bằng thẻ bảo mật kém, bị hacker tấn công.
B. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng tại siêu thị, cửa hàng tiện ích.
C. Rút tiền tại cây ATM.
D. Mua hàng trên amazon.com.
Câu 16. Điều nào sau đây sai khi nói về các đặc điểm của virus?
A. Virus là các chương trình gây nhiễu hoặc phá hoại.
B. Virus có khả năng tự nhân bản để lây lan.
C. Virus không phải là một chương trình hoàn chỉnh.
D. Virus chỉ hoạt động trên hệ điều hành Windows.
Câu 17. Điều nào sau đây sai khi nói về trojan?
A. Trojan nhằm mục đích chiếm đoạt quyền và chiếm đoạt thông tin.
B. Trojan cần đến cơ chế lây lan khi muốn khống chế một số lượng lớn các máy tính.
C. Trojan là virus.
D. Rootkit là một loại hình trojan.
Câu 18. Quyền tác giả là gì?
A. Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
B. Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với bất kì tác phẩm nào.
C. Là quyền của nhà nước đối với tác phẩm do công dân họ sáng tạo ra.
D. Là hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động.
Câu 19. Tình huống nào sau đây là tình huống vi phạm bản quyền tác giả?
A. Linh mua USB giá rẻ với nội dung các bài hát được sưu tầm trên mạng Internet mà chưa có thoả thuận gì với tác giả.
B. Lan mua đĩa CD có bản quyền, sau khi cài đặt trên máy tính của mình thì Lan tiếp tục cài đặt trên máy tính của bạn.
C. Vinh mua tài khoản office 365 bản quyền trên mạng.
D. Cả A, B và C.
Câu 20. Hành vi đăng trên mạng xã hội hình ảnh của một người bạn mà không hỏi ý kiến của người bạn đó thì đó là hành vi:
A. vi phạm pháp luật.
B. vi phạm đạo đức.
C. không vi phạm gì.
D. vi phạm thuần phong mĩ tục của Việt Nam.
Câu 21. Nếu đăng trên mạng xã hội nhận xét có tính xúc phạm đến một người khác thì hành vi này là:
A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm đạo đức.
C. Tùy mức độ, có thể vi phạm đạo đức hay pháp luật.
D. Không vi phạm gì.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chương trình dịch là phần mềm để dịch các chương trình máy tính sang ngôn ngữ máy.
B. Chương trình dịch là phần mềm để phát hiện lỗi của các chương trình máy tính.
C. Chương trình dịch là phần mềm để phát hiện lỗi và thực hiện các chương trình máy tính do người sử dụng viết ra.
D. Chương trình dịch là phần mềm để dịch các chương trình máy tính viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy.
Câu 23. Tên biến nào sau đây, không hợp lệ trong Python?
A. _name
B. 123ABC
C. xyzABC
D. k123_d
Câu 24. Kết quả khi thực hiện câu lệnh sau:
>>>10 - 5 ** 2 + 8//3 +2
A. -11.
B. 11.
C. 7.
D. Câu lệnh bị lỗi.
Câu 25. Câu lệnh nào trong các lệnh sau sẽ báo lỗi?
A. int(5*2)
B. float(123)
C. str(5)
C. float("123 + 5.5")
Câu 26. Xác định kiểu của biểu thức sau?
“34 + 28 – 45 ”
A. int.
B. float.
C. bool.
D. string.
Câu 27. Kết quả của chương trình sau là gì ?
A. x lớn hơn y
B. x bằng y
C. x nhỏ hơn y
D. Chương trình bị lỗi
Câu 28. Cho đoạn chương trình:
j = 0
for i in range(5):
j = j + i
print(j)
Sau khi thực hiện chương trình giá trị của biến j bằng bao nhiêu?
A. 10.
B. 12.
C. 15.
D. 14.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1: (1, 5 điểm) Cho tình huống: Do mâu thuẫn ở một diễn đàn trên mạng, một nhóm nữ sinh đánh một bạn nữ khác. Các bạn xung quanh đã không can ngăn mà còn quay phim rồi đưa lên mạng xã hội. Do có nhiều bình luận thiếu thiện ý trên mạng xã hội dẫn đến xấu hổ với bạn bè, nạn nhân đã bỏ nhà đi mà không để lại lời nhắn.
Câu hỏi:
1. Trong tình huống trên, hành vi nào vi phạm pháp luật, hành vi nào vi phạm đạo đức?
2. Theo em, yếu tố nào của internet đã khiến sự việc trở nên trầm trọng mất kiểm soát.
Câu 2: (1, 5 điểm) Em hãy viết chương trình nhập vào từ bàn phím số tự nhiên n và tính tổng:
S = 1 + 1/2 + 1/3 + ... + 1/n
……………………… Hết ………………………
Ma trận đề kiểm tra cuối học kì 1 năm học 2024 - 2025, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
MÔN: TIN HỌC 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
(ĐỊNH HƯỚNG ICT)
TT |
Nội dung kiến thức/kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Tổng số câu |
Tổng% điểm |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||
1 |
Chủ đề 1. Máy tính và xã hội tri thức (Bài 1, 2, 7) |
2 |
2 |
4 |
10,0 % (1,0 điểm) |
|||||||
2 |
Chủ đề 2. Mạng máy tính và Internet |
4 |
3 |
7 |
17,5 % (1,75 điểm) |
|||||||
3 |
Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số |
2 |
2 |
1 |
4 |
1 |
20,0 % (2,0 điểm) |
|||||
4 |
Chủ đề 4. Ứng dụng tin học |
3 |
3 |
6 |
15,0 % (1,5 điểm) |
|||||||
5 |
Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính (Bài 16 – 20) |
4 |
3 |
1 |
1 |
7 |
2 |
37,5 % (3,75 điểm) |
||||
Tổng |
15 |
0 |
13 |
0 |
0 |
2 |
0 |
1 |
28 |
3 |
100% (10,0 điểm) |
|
Tỉ lệ % |
37,5% |
32,5% |
20% |
10% |
70% |
30% |
||||||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
100% |
Lưu ý:
– Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
– Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.
– Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu; số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Quá trình xử lí thông tin/dữ liệu bằng máy tính gồm mấy bước?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 2.Quy đổi 3 MB ra KB?
A. 3 MB = 1024 KB
B. 3 MB = 3072 KB
C. 3 MB = 2048 KB
D. 3 MB = 3074 KB
Câu 3. Thiết bị nào là thiết bị thông minh?
A.
B.
C.
D.
Câu 4. Điện thoại thông minh khác với điện thoại thường như thế nào?
A. Điện thoại thông minh có khả năng thực hiện một số tính toán phức tạp.
B. Điện thoại thông minh có khả năng cài đặt một số phần mềm ứng dụng nên có thể truy cập Internet và hiển thị dữ liệu đa phương tiện.
C. Điện thoại thông minh với hệ điều hành có các tính năng thông minh hơn so với điện thoại thường.
D. Điện thoại thông minh cài đặt được hệ điều hành thông minh.
Câu 5. Phạm vi sử dụng mạng Internet là gì?
A. Chỉ trong gia đình.
B. Chỉ trong một cơ quan.
C. Trong phạm vi một tòa nhà.
D. Toàn cầu.
Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Mạng LAN là mạng mà các máy tính được kết nối trực tiếp với nhau qua cáp truyền tín hiệu.
B. Mạng LAN là mạng kết nối các máy tính trong một quy mô địa lí nhỏ.
C. Các máy tính trong mạng LAN cần được đặt trong một phòng.
D. Mạng LAN là mạng mà các máy tính được kết nối qua cùng một bộ thu phát wifi.
Câu 7. Phát biểu nào đúng?
A. Bất cứ dịch vụ trực tuyến nào (dịch vụ tương tác qua Internet) đều là dịch vụ đám mây.
B. Báo điện tử đăng tin tức hàng ngày là dịch vụ đám mây.
C. Nhắn tin ngắn trên điện thoại (SMS) là sử dụng dịch vụ đám mây.
D. Web-mail (thư điện tử trên giao diện web) là dịch vụ đám mây.
Câu 8. Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ đám mây là gì?
A. Người dùng không bị lệ thuộc vào phương tiện cá nhân, thời gian và địa điểm làm việc miễn là có kết nối Internet.
B. Ổn định và an toàn.
C. Chi phí rẻ hơn so với tự mua sắm phần cứng và phần mềm.
D. Cả A, B và C.
Câu 9. Cuộc tấn công Trojan-Backdoor được thực hiện như thế nào?
A. Phần mềm gián điệp có mục đích ăn trộm thông tin để chuyển ra ngoài.
B. Là một loại spyware ngầm ghi hoạt động của bàn phím và chuột để tìm hiểu người sử dụng máy tính làm gì.
C. Tạo một tài khoản bí mật, giống như cửa sau, để có thể truy cập ngầm vào máy tính.
D. Chiếm quyền cao nhất của máy, có thể thực hiện được mọi hoạt động kể cả xóa các dấu vết.
Câu 10. Biện pháp nào bảo vệ thông tin cá nhân không đúng khi truy cập mạng?
A. Không ghi chép thông tin cá nhân ở nơi người khác có thể đọc.
B. Chỉ truy cập các trang web tin cậy, hãy cảnh giác với các thông tin giả, lừa đảo.
C. Cẩn trọng khi truy cập mạng qua wifi công cộng.
D. Đăng tải tất cả thông tin cá nhân lên mạng cho mọi người cùng biết.
Câu 11. Địa chỉ nào cung cấp các học liệu?
A. https://hanhtrangso.nxbgd.vn
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 12. Cho một số hành vi sau:
(1) Công bố thông tin cá nhân của người khác khi chưa được phép.
(2) Đưa tin không chính xác lên mạng xã hội.
(3) Chia sẻ bài viết của trang web nhà nước.
(4) Bình luận thiếu văn hóa trên bài đăng của bạn bè.
(5) Phát tán thư điện tử, tin nhắn rác cho mọi người.
Số hành vi vi phạm về đạo đức, pháp luật và văn hóa khi sử dụng mạng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 13. Bản quyền của phần mềm không thuộc về đối tượng nào?
A. Người lập trình.
B. Người đầu tư.
C. Người mua quyền sử dụng.
D. Người mua quyền tài sản.
Câu 14. Quyền tác giả là gì?
A. Là quyền của nhà nước đối với tác phẩm do công dân họ sáng tạo ra.
B. Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với bất kì tác phẩm nào.
C. Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
D. Là hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động.
Câu 15. Hành vi nào nghiêm cấm trên không gian mạng?
A. Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật;
B. Các hành vi chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng;
C. Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng các phương tiện thanh toán trái phép;
D. Tất cả các hành vi trên đều bị nghiêm cấm.
Câu 16. Chọn phương án ghép đúng.
Một bản thiết kế đồ hoạ vectơ
A. bị giới hạn bởi dung lượng tệp.
B. có thể thêm các thành phần mới một cách dễ dàng.
C. được sử dụng bởi các thợ chụp ảnh.
D. chỉ mở được bằng Photoshop.
Câu 17. Để thay đổi một ngôi sao thành một khối lập phương, em sẽ tìm công cụ ở thanh công cụ nào?
A. Bảng màu.
B. Thanh điều khiển thuộc tính.
C. Hộp công cụ.
D. Hộp thoại lệnh.
Câu 18. Chức năng nào trong bảng chọn Path dùng để chuyển hình a thành hình b?
A. Union (Phép hợp).
B. Difference (Phép hiệu).
C. Intersection (Phép giao).
D. Exclusion (Phép hiệu đối xứng).
Câu 19. Để tuỳ chỉnh màu tô và màu vẽ trong Inkscape, ta sử dụng hộp thoại?
A. Stroke Style.
B. Fill and Stroke.
C. Opacity.
D. Fill Style.
Câu 20. Điểm neo góc được thể hiện bằng hình gì?
A. Hình tam giác.
B. Hình vuông, hình tròn.
C. Hình thoi.
D. Hình bình hành.
Câu 21. Muốn đặt văn bản theo đường đã có, ta dùng lệnh gì?
A. File/ Put on Path.
B. Text/ Put the Path.
C. Text/ Put in Path.
D. Text/ Put on Path.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về python?
A. Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao.
B. Python có mã nguồn mở thu hút được nhiều nhà khoa học cùng phát triển.
C. Python có các lệnh phức tạp nên không phổ biến trong giáo dục.
D. Python có các câu lệnh khá gần ngôn ngữ tự nhiên.
Câu 23. Output của lệnh sau là:
print(1+ 2 + 3+ 4)
A. 10
B. 15
C. 1 + 2 + 3 + 4
D. 3 + 2 + 4
Câu 24. Đâu là quy tắc đúng khi đặt tên biến cho Python?
A. Tên biến có thể bắt đầu bằng dấu gạch dưới “_”
B. Có thể sử dụng keyword làm tên biến
C. Tên biến có thể bắt đầu bằng một chữ số
D. Tên biến có thể có các kí hiệu @, #, %, &,…
Câu 25. Lệnh sau sẽ in ra kết quả gì?
A. Tin học 3 + lớp 10 2
B. Tin học 3 lớp 10 2
C. Tin học Tin học Tin học 10 lớp 10
D. Tin họcTin họcTin họclớp 10lớp 10
Câu 26. Kết quả của dòng lệnh sau
>>> x, y, z = 10, “10”, 9.5
>>> type(z)
A. int.
B. float.
C. bool.
D. str.
Câu 27. Trong Python, để nhập vào số nguyên n từ bàn phím, ta dùng lệnh nào?
A. n = int(input(ˈchuỗi thông báo: ˈ))
B. n = (input(ˈchuỗi thông báoˈ))
C. n = float(input(ˈchuỗi thông báoˈ))
D. n = input(ˈchuỗi thông báo: ˈ)
Câu 28. Trong cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ, < câu lệnh 1 > được thực hiện khi nào?
A. Điều kiện sai
B. Điều kiện đúng
C. Điều kiện bằng 0
D. Điều kiện khác 0
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Hình thức học trực tuyến rất phổ biến. Nhà cung cấp dịch vụ học trực tuyến phải chuẩn bị sẵn các học liệu có bản quyền. Khi mua một khoá học, người mua sẽ được sử dụng các học liệu của bài học và được cấp tài khoản để truy cập bài giảng. Một người mua một khoá học cho cả một nhóm bạn có bị coi là vi phạm bản quyền hay không?
Câu 2 (1 điểm): Hoàn thiện chương trình dưới đây, chương trình nhập từ bàn phím 3 số thực a, b, c đưa ra thông điệp “Cả ba số đều dương” nếu cả ba số đều dương.
Chương trình |
Kết quả chạy với a bằng 8 |
a = …. (input(“a=”)) b = …. (input(“b=”)) c = …. (input(“c=”)) if ….: print(“Cả ba số đều dương”) |
A = 8 B = 4 C = 5 Cả ba số đều dương |
Câu 3 (1 điểm): Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số tự nhiên n và tính tổng:
S = 1 × 2 + 2 × 3 + 3 × 4 + ... + (n − 1) × n.
……………………… Hết ………………………
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Phần I. Trắc nghiệm (7 điểm)
Mỗi câu trắc nghiệm đúng: 0,25 điểm
1. A |
2. B |
3. B |
4. A |
5. D |
6. B |
7. D |
8. D |
9. C |
10. D |
11. D |
12. D |
13. C |
14. C |
15. D |
16. B |
17. C |
18. A |
19. B |
20. C |
21. D |
22. C |
23. A |
24. A |
25. D |
26. B |
27. A |
28. B |
Phần II. Tự luận (3 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Cũng giống như nhiều người có thể sử dụng một phần mềm cài trên một máy tính dùng chung, thì nhiều người cũng có thể sử dụng một tài khoản chung duy nhất để học trực tuyến mà không vi phạm bản quyền.
Câu 2: (1 điểm)
a = float(input(“a=”))
b = float(input(“b=”))
c = float(input(“c=”))
if (a > 0) and (b > 0) and (c > 0):
print(“Cả ba số đều dương”)
Câu 3: (1 điểm)
Chương trình có thể viết như sau:
S = 0
n = int(input("Nhập số tự nhiên n: "))
for i in range(2, n + 1):
S = S + (i - 1)*i
print("Với n = ", n, "tổng cần tìm là: ", S)
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1.Định nghĩa nào về Byte là đúng?
A. Là một kí tự
B. Là đơn vị dữ liệu 8 bit
C. Là đơn vị đo tốc độ của máy tính
D. Là một dãy 8 chữ số
Câu 2.Quy đổi 3 MB ra KB?
A. 3 MB = 3071 KB
B. 3 MB = 3072 KB
C. 3 MB = 3073 KB
D. 3 MB = 3074 KB
Câu 3.Chọn phát biểu đúng về IoT?
A. IoT là mạng kết nối các thiết bị thông minh thông qua mạng Internet nhằm thu thập dữ liệu trên phạm vi toàn cầu.
B. IoT là mạng của các thiết bị thông minh nhằm thu thập và xử lý dữ liệu tự động.
C. IoT là mạng của các thiết bị tiếp nhận tín hiệu.
D. IoT là mạng của các máy tính, nhằm trao đổi dữ liệu với nhau.
Câu 4. Kết nối nào không phải là kết nối phổ biến trên các PDA (Trợ thủ số cá nhân) hiện nay?
A. Bluetooth
B. Wifi
C. Hồng ngoại
D. USB
Câu 5. Điện toán đám mây là gì?
A. Là điện toán máy chủ ảo.
B. Là việc phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua internet với chính sách thanh toán theo mức sử dụng. SaaS, PaaS, IaaS là các loại hình dịch vụ chủ yếu của điện toán đám mây.
C. Điện toán đám mây là một giải pháp toàn diện, cung cấp CNTT như một dịch vụ.
D. Là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp giúp mọi dữ liệu được đồng bộ hoá trên cloud.
Câu 6. Phạm vi sử dụng mạng internet là gì?
A. Chỉ trong gia đình.
B. Chỉ trong một cơ quan.
C. Trong phạm vi một tòa nhà.
D. Toàn cầu.
Câu 7. Dịch vụ lưu trữ đám mây của Microsoft là gì?
A. Mediafire.
B. Google Driver.
C. OneDriver.
D. Cả 3 đáp án đều đúng.
Câu 8. Đâu không phải là sản phẩm của Internet vạn vật?
A. Giao thông thông minh
B. Nhà thông minh
C. Thành phố thông minh
D. Nhà cao tầng
Câu 9. Việc nào sau đây có thể gây hại cho máy tính?
A. Mở email gửi tới từ một địa chỉ lạ.
B. Nháy chuột vào liên kết bên trong email mà không biết nó sẽ dẫn tới đâu.
C. Cắm USB vào máy để xem các tệp trong USB mà không kiểm tra virus.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 10. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về cơ chế phát tán của worm?
A. Tận dụng lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành.
B. Lừa người sử dụng tải phần mềm.
C. Gắn mình vào một tệp khác để khi tệp đó được sử dụng thì phát tán.
D. Chủ động phát tán qua thư điện tử và tin nhắn, lợi dụng sự bất cần của người dùng.
Câu 11. Địa chỉ nào cung cấp các học liệu?
A. https://hanhtrangso.nxbgd.vn
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 12. Tình huống nào sau đây là tình huống vi phạm bản quyền tác giả?
A. Vinh mua tài khoản Office 365 bản quyền trên mạng.
B. Lan mua đĩa CD có bản quyền, sau khi cài đặt trên máy tính của mình thì Lan tiếp tục cài đặt trên máy tính của bạn.
C. Hoa dùng nhờ một phần mềm trên máy tính của bạn mình.
D. Linh mua USB giá rẻ với nội dung các bài hát được sưu tầm trên mạng internet mà chưa có thoả thuận gì với tác giả.
Câu 13. Hành vi nào sau đây không là hành vi vi phạm pháp luật về chia sẻ thông tin?
A. Đăng tin sai sự thật về người khác lên Zalo.
B. Chia sẻ văn hoá phẩm đồi truỵ trên mạng.
C. Chia sẻ tin tức của trang báo Lao Động lên trang cá nhân Facebook.
D. Phát tán video độc hại lên mạng.
Câu 14. Nếu đăng trên mạng xã hội nhận xét có tính xúc phạm đến một người khác thì hành vi này là:
A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm đạo đức.
C. Không vi phạm gì.
D. Tùy theo mức độ, có thể vi phạm đạo đức hay pháp luật.
Câu 15. Để bảo vệ thông tin cá nhân, em không nên làm việc nào sau đây?
A. Cài đặt phần mềm diệt virus.
B. Từ chối cung cấp thông tin cá nhân chỉ để đọc tin tức, tải tệp, mua hàng qua mạng, …
C. Để chế độ công khai thông tin cá nhân trên các tài khoản mạng xã hội.
D. Hạn chế đăng nhập ở nơi công cộng (quán cà phê, nhà ga, sân bay, …).
Câu 16. Tổ hợp phím tắt để tạo ra một bản sao của đối tượng đang được chọn là:
A. Ctrl + A.
B. Ctrl + D.
C. Shift + D.
D. Shift + F.
Câu 17. Vẽ một hình tròn bằng Inkscape và thiết lập màu RGB cho hình tròn gồm ba giá trị: R: 255, G: 255 và B: 255. Hỏi hình tròn kết quả có màu gì?
A. Đỏ.
B. Xanh lá.
C. Xanh da trời.
D. Không màu.
Câu 18. Khi tô màu cho một đối tượng, nếu muốn đối tượng đó che phủ hoàn toàn các đối tượng nằm dưới, ta phải đặt giá trị Opacity và Alpha bằng bao nhiêu?
A. 0.
B. 50.
C. 100.
D. 255.
Câu 19. Biểu tượng sau đây trong hộp thoại Fill and Stroke có ý nghĩa gì?
A. Đối tượng được lấp đầy bởi một mẫu hoa văn.
B. Đối tượng trở về trạng thái ban đầu, điều này cần thiết khi ta sao chép đối tượng và thay đổi thuộc tính cho đối tượng.
C. Màu chuyển giữa hai hoặc nhiều màu từ tâm của đối tượng.
D. Màu chuyển giữa hai hoặc nhiều màu.
Câu 20. Điểm neo trơn được thể hiện bằng hình gì?
A. hình tam giác.
B. hình vuông hay hình tròn.
C. hình thoi.
D. hình bình hành.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây là sai khi làm việc với đoạn văn bản trong Inkscape?
A. Trong một đoạn văn bản có nhiều chữ ta có thể tô mỗi chữ một màu khác nhau.
B. Nếu đặt đoạn văn uốn lượn theo một đường, ta không thể thay đổi định dạng đó.
C. Trong một đoạn văn có nhiều chữ, ta có thể tùy chỉnh để mỗi chữ độ cao thấp khác nhau.
D. Ta có thể đặt đoạn văn bản theo một khuôn dạng nhất định.
Câu 22. Phần mở rộng nào sau đây là đúng của tệp Python?
A. .python.
B. .pl.
C. .py.
D. .pt.
Câu 23. Giá trị của biểu thức sau trong Python sẽ là bao nhiêu?
6 – 6 / 2 + 4 * 5 – 6 / 2
A. 17.
B. 20.
C. 18.
D. 19.
Câu 24. Trong ngôn ngữ Python, tên biến nào sau đây đặt sai theo quy tắc?
A. 11tinhoc
B. tinhoc11
C. tin_hoc
D. _11
Câu 25. Kết quả khi thực hiện câu lệnh sau:
>>>10 - 5 ** 2 + 8//3 +2
A. -11.
B. 11.
C. 7.
D. Báo lỗi.
Câu 26. Kết quả của dòng lệnh sau
>>> x, y, z = 10, “10”, 9.5
>>> type(y)
A. int.
B. float.
C. bool.
D. str.
Câu 27. Chọn phát biểu không đúng?
A. Lệnh int( ) có chức năng chuyển đổi số thực hoặc xâu chứa số nguyên thành số nguyên.
B. Lệnh str( ) dùng để chuyển đổi các kiểu dữ liệu khác thành xâu kí tự.
C. Lệnh int( ), float( ) không thực hiện xâu là biểu thức toán.
D. Lệnh type( ) dùng để nhận biết kiểu dữ liệu của biến trong Python.
Câu 28. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về biểu thức lôgic?
A. Biểu thức lôgic là biểu thức chỉ nhận giá trị True hoặc False
B. Giá trị của biểu thức lôgic thuộc kiểu bool
C. Ngoài hai giá trị True, False biểu thức lôgic nhận giá trị undefined
D. Biểu thức “2*3//5==1” mang giá trị True
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Việc sử dụng không được phép một phần mềm hay bộ sưu tập dữ liệu của một người mà người này không đăng kí bản quyền có vi phạm bản quyền không?
Câu 2 (1 điểm):
a) Em hãy viết biểu thức logic trong Python tương ứng với câu sau:
Số x nằm trong khoảng (50; 100]
b) Em hãy tìm một vài giá trị m, n thỏa mãn biểu thức sau:
50%m == 0 and n%4 !=0
Câu 3 (1 điểm): Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số tự nhiên n và tính tổng:
S = 1 + 1/2 + 1/3 + ... + 1/n
……………………… Hết ………………………
Xem thêm bộ đề thi Tin học 10 Kết nối tri thức năm 2024 hay khác:
Đề thi Giữa kì 1 Tin học 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)
Đề thi Giữa kì 2 Tin học 10 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề)
Đề thi Học kì 2 Tin học 10 Kết nối tri thức có đáp án (7 đề)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)