Top 100 Đề thi Tin học 10 Cánh diều có đáp án
Bộ 100 Đề thi Tin học 10 Cánh diều năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Tin 10.
Đề thi Tin học 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Tin 10 Cánh diều cả năm bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
- Đề thi Tin 10 Giữa kì 1 Cánh diều
- Đề thi Tin 10 Học kì 1 Cánh diều
- Đề thi Tin 10 Giữa kì 2 Cánh diều
- Đề thi Tin 10 Học kì 2 Cánh diều
Xem thêm đề thi Tin 10 cả ba sách:
Top 15 Đề thi Giữa học kì 1 Tin học 10 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
Top 15 Đề thi Học kì 1 Tin học 10 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
Top 15 Đề thi Giữa kì 2 Tin học 10 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
Top 15 Đề thi Học kì 2 Tin học 10 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học lớp 10
Thời gian làm bài:45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Tiếng còi xe cứu thương là thông tin dạng gì?
A. Thông tin dạng văn bản.
B. Thông tin dạng âm thanh.
C. Thông tin dạng hình ảnh.
D. Cả 3 dạng thông tin.
Câu 2. Trên đường đi học về Nam thấy một biển báo như hình dưới đây:
Theo em dữ liệu mà Nam nhìn thấy trên biển báo là dạng:
A. Âm thanh
B. Số
C. Chữ và hình ảnh
D. Đoạn video
Câu 3. Máy tính thực hiện mấy bước để xử lí thông tin?
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 4. Với con người hai bước của quá trình giải giải quyết một vấn đề là:
A. “Xử lí thông tin để có dữ liệu” và “xử lí dữ liệu để ra quyết định”
B. “Xử lí dữ liệu để có thông tin” và “xử lí dữ liệu để ra quyết định”
C. “Xử lí dữ liệu để có thông tin” và “xử lí thông tin để ra quyết định”
D. “Xử lí thông tin để có dữ liệu” và “xử lí thông tin để ra quyết định”
Câu 5.Trình tự các bước thu nhận và xử lí thông tin của bộ não con người:
A. Thu nhận thông tin → Xử lí thông tin → Ra quyết định.
B. Xử lí thông tin → Thu nhận thông tin → Ra quyết định.
C. Ra quyết định → Thu nhận thông tin → Xử lí thông tin.
D. Xử lí thông tin → Ra quyết định → Thu nhận thông tin.
Câu 6. Đơn vị lưu trữ dữ liệu nhỏ nhất là:
A. Bit
B. MB
C. B
D. GB
Câu 7.Một quyển sách A gồm 200 trang nếu lưu trữ trên đĩa chiếm khoảng 5MB. Hỏi 1 đĩa cứng 40GB thì có thể chứa khoảng bao nhiêu cuốn sách có dung lượng thông tin xấp xỉ cuốn sách A?
A.8000
B.8129
C.8291
D.8192
Câu 8.Nền văn minh thông tin gắn liền với loại công cụ nào?
A. Động cơ hơi nước.
B. Máy điện thoại.
C. Máy tính điện tử.
D. Máy phát điện.
Câu 9. Để sử dụng máy tính đúng cách, ta nên làm gì?
A. Sắp xếp các biểu tượng ứng dụng trên màn hình nền và thanh nhiệm vụ ngăn nắp gọn gàng, thuận tiện cho công việc.
B. Không mở quá nhiều ứng dụng cùng lúc.
C. Trước khi tắt máy tính, cần phải lưu kết quả và đóng hết các trình ứng dụng.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 10. Cho các bước sau:
(1) Chọn trình ứng dụng bị treo, nháy chuột vào nút lệnh End task.
(2) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete.
(3) Nháy chuột chọn Task Manager, hộp thoại xuất hiện.
Trình tự đúng các bước đóng chương trình ứng dụng bị treo?
A. (1) – (2) – (3)
B. (1) – (3) – (2)
C. (2) – (3) – (1)
D. (2) – (1) – (3)
Câu 11. E-Govermment là:
A. Chính phủ điện tử
B. Doanh nghiệp số.
C. Ngân hàng số.
D. Y tế số.
Câu 12. Doanh nghiệp số là:
A. Doanh nghiệp bán hàng qua mạng.
B. Doanh mạng có nhiều hệ thống máy tính.
C. Doanh nghiệp có doanh thu cao.
D. Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh.
Câu 13. Thiết bị nào trong những thiết bị sau là thiết bị thông minh?
A. Máy hút bụi.
B. Robot lau nhà.
C. Chổi quét nhà.
D. Máy hút mùi.
Câu 14.Điền vào chỗ chấm: “Nhờ vào mạng máy tính, người sử dụng có thể (1)….. để trao đổi (2)….. chia sẻ (3)….. và dùng chung các (4)….. trên mạng”.
A.Liên lạc với nhau – dữ liệu – thông tin – thiết bị
B. Dữ liệu – thông tin – liên lạc với nhau – thiết bị
C.Thông tin – dữ liệu – liên lạc với nhau – thiết bị
D.Liên lạc với nhau – thông tin – dữ liệu – thiết bị
Câu 15.Những hạn chế của mạng xã hội?
A. Đưa thông tin không chính xác hoặc tin xấu khiến chúng ta tin vào những thông tin sai lệch.
B. Có thể dễ dàng tiếp cận với những thông tin nguy hiểm, hình ảnh bạo lực.
C. Nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 16. Đâu là trang web học liệu mở?
A. https://igiaoduc.vn.
B. https://dantri.com.
C. http://thanhnien.net.
D. https://24h.com.vn.
Câu 17. Ứng dụng nào sau đây của Internet không cùng loại với những ứng dụng còn lại?
A.E-Learning
B.E-Government
C.OpenCourseWare
D.Nguồn học liệu mở
Câu 18. Việc làm nào sau đây khiến máy tính bị nhiễm phần mềm độc hại?
A. Thường xuyên truy cập vào các đường link lạ.
B. Sử dụng phần mềm diệt virus.
C. Thường xuyên cập nhật hệ điều hành.
D. Chỉ sử dụng các phần mềm có nguồn gốc rõ ràng.
Câu 19. Mạng LAN là mạng kết nối dùng trong phạm vi:
A. Lớn
B. Vừa
C. Nhỏ
D. Trên toàn thế giới
Câu 20.Đâu không phải ưu điểm của điện toán đám mây?
A.Giảm chi phí.
B.Dễ sử dụng, tiện lợi.
C.Tận dụng tối đa tài nguyên.
D.An toàn dữ liệu.
Câu 21.Đâu không phải là dịch vụ lưu trữ qua điện toán đám mây?
A.Dropbox.
B.Google Drive.
C. iCoud.
D. Paint.
Câu 22. Chọn phát biểu sai:
A. Iot là hệ thống liên mạng bao gồm các phương tiện và vật dụng, các thiết bị thông minh.
B. Cảm biến là thiết bị điện tử có khả năng tự động cảm nhận và giám sát những trạng thái của môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.
C. Mạng LAN kết nối với các máy tính ở phạm vi toàn thế giới.
D. Máy chủ là loại máy tính đặc biệt có khả năng lưu trữ và tính toán rất mạnh, cung cấp dịch vụ lưu trữ và xử lí cho nhiều máy tính khác.
Câu 23. Trong các phần mềm ứng dụng sau, đâu là phần mềm diệt virus miễn phí?
A. BKAV
B. ESET Smart Security
C. OneDirve
D. Google Meet
Câu 24. Trên một số đồ dùng ta thường gặp kí hiệu sau, kí hiệu đó có ý nghĩa gì?
A. Nhãn hiệu.
B. Đã được đăng kí bảo hộ với cơ quan pháp luật.
C. Bản quyền.
D. Các đáp án trên đều sai.
Câu 25. Luật sở hữu trí tuệ được áp dụng cho những tác phẩm như thế nào?
A. Sáng tạo tinh thần và văn hóa.
B. Xuất bản phẩm đã được số hóa như bài viết, tranh ảnh, video, ...
C. Sản phẩm kĩ thuật số như trang web, phần mềm, ...
D. Cả A, B và C.
Câu 26. Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?
A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì.
B. Cho mượn nhưng yêu cầy bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng.
C. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì.
D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn.
Câu 27. Cho một số biện pháp sau:
(1) Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân của bản thân hay người khác trên mạng xã hội.
(2) Tin tưởng hoàn toàn các địa chỉ bắt đầu bằng https://...
(3) Đặt và sử dụng mật khẩu mạnh cho các tài khoản mạng xã hội.
(4) Chia sẻ bất kì thông tin nào trên mạng xã hội mà chưa biết thông tin đó đúng hay sai.
(5) Trên mạng xã hội, nên đặt những thông tin cá nhân ở chế độ ở Ẩn.
(6) Hạn chế đăng nhập trên máy tính lạ hoặc thông qua mạng wifi không đáng tin cậy, chẳng hạn ở quán cà phê hay khách sạn.
Số biện pháp KHÔNG giúp chia sẻ thông tin một cách an toàn trong môi trường số?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 28. Một bạn viết bài đăng lên trang web của trường giới thiệu về hội thi đánh cờ ở làng A trong đó sử dụng bức ảnh và lời bình của tác giả Nguyễn Văn B đăng trên báo điện tử X. Nội dung lời bình của tác giả Nguyễn Văn B là:
“Hội thi đánh cờ ở làng A diễn ra vào mùa xuân, là một ví dụ về những phong tục văn hoá đẹp từ xa xưa của làng quê Việt Nam”.
Theo em, cách viết nào dưới đây là phù hợp cho bài viết?
A. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ ở làng A như một nét văn hoá truyền thống của làng quê Việt Nam (Nguyễn Văn B, báo điện tử X, ngày... tháng... năm..., nguồn: https://www…)”.
B. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ ở làng A như một trong những phong tục văn hoá đẹp diễn ra vào mùa thu ở làng quê Việt Nam (Nguyễn Văn B)”.
C. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ như một trong những phong tục ăn hoá đẹp diễn ra vào ngày mùng một Tết ở nông thôn Việt Nam (Nguyễn Văn B, báo điện tử X, ngày... tháng... năm..., nguồn: https://www…)”.
D. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ ở làng A như một trong những phong tục văn hoá đẹp nhưng đang bị mai một dần bởi quá trình đô thị hoá (Nguyễn Văn B, báo điện tử X, ngày... tháng... năm...).”
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Em hãy nêu một số biện pháp nhằm phòng tránh lây nhiễm phần mềm độc hại từ Internet?
Câu 2. (1 điểm) Em hãy kể tên 2 phần mềm diệt virus và cho biết phần mềm đó có chế độ diệt virus mà không cần hỏi người dùng hay không?
Câu 3. (1 điểm) Minh mượn sách của bạn rồi đem đi photo một bản để có sách học. Theo em, việc đó có vi phạm quyền tác giả hay không? Giải thích.
………………………. Hết ……………………….
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Máy tính thực hiện mấy bước để xử lí thông tin?
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 2. Trung bình 1 ảnh có dung lượng khoảng 585KB.Một thẻ nhớ 16 GB có thể chứa được bao nhiêu ảnh?
A. 17000
B. 20000
C. 25000
D. 28000
Câu 3. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A.1MB = 1024KB
B.1B = 1024 bit
C.1KB = 1024MB
D.1 Bit = 1024B
Câu 4. E-Govermment là:
A. Chính phủ điện tử
B. Doanh nghiệp số.
C. Ngân hàng số.
D. Y tế số
Câu 5. Đâu là thiết bị thông minh?
A. Máy hút bụi
B. Robot trong dây chuyền tự động hoá
C. Robot hút bụi
D. Đèn năng lượng mặt trời
Câu 6. Đâu là trang web học liệu mở?
A. https://igiaoduc.vn.
B. https://dantri.com.
C. http://thanhnien.net.
D. https://24h.com.vn.
Câu 7. Ứng dụng nào sau đây của Internet không cùng loại với những ứng dụng còn lại?
A. Nguồn học liệu mở.
B. E-Learning.
C. E-Government.
D. OpenCourseWare.
Câu 8. Chúng ta nên làm gì để tự bảo vệ bản thân khi sử dụng mạng xã hội?
A. Cẩn thận khi cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội.
B. Luôn đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng.
C. Cân nhắc trước khi chia sẻ hình ảnh, video clip hay thông tin trên mạng xã hội.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây về các thiết bị trong hệ thống IoT là sai?
A. Là những cảm biến được kết nối mạng với nhau tạo thành một hệ thống.
B. Được trang bị Trí tuệ nhân tạo (AI) để có khả năng tự thực hiện công việc.
C. Được kết nối mạng Internet để phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống tự động.
D. Được gắn cảm biến để tự cảm nhận môi trường xung quanh.
Câu 10. Trong các dịch vụ sau, dịch vụ nào không là dịch vụ đám mây:
A. Dịch vụ SMS.
B. Thư điện tử Gmail.
C. Google Drive.
D. Zoom Cloud Meeting.
Câu 11. Chọn phát biểu sai về mạng LAN?
A. Mạng LAN chỉ kết nối những máy tính trong phạm vi nội bộ.
B. Mạng LAN kết nối những máy tính trong một phạm vi nhỏ như tòa nhà, cơ quan, trường học, nhà riêng.
C. Mạng LAN kết nối các mạng máy tính trên toàn thế giới với nhau.
D. Mạng LAN là mạng trong phạm vi nội bộ của một tổ chức và thuộc quyền sử hữu của tổ chức này.
Câu 12. Trong các hành vi sau, hành vi nào vi phạm bản quyền?
A. Tải một bản nhạc miễn phí để nghe.
B. Không mua quyền sử dụng phần mềm đối với các phần mềm phải trả tiền.
C. Thay đổi mật khẩu cho thư điện tử cá nhân.
D. Sử dụng một phần mềm diệt virus đã mua bản quyền.
Câu 13. Trên các đồ dùng đã được công nhận bản quyền sẽ có kí hiệu nào?
A. ®
B. ©
C. Ф
D. @
Câu 14. Theo em, biện pháp nào không giúp chia sẻ thông tin một cách an toàn trong môi trường số?
A. Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân của bản thân hay của người khác trên mạng xã hội.
B. Đặt và sử dụng mật khẩu mạnh cho các tài khoản mạng.
C. Thay đổi mật khẩu các tài khoản mạng sau một thời gian sử dụng.
D. Tin tưởng hoàn toàn các địa chỉ bắt đầu bằng https://...
Câu 15. Trong các hành vi sau, những hành vi nào là vi phạm bản quyền?
A. Sao chép các đĩa cài đặt phần mềm.
B. Crack các phần mềm ứng dụng trả phí cần dùng.
C. Phá khóa phần mềm chỉ để thử khả năng phá khóa chứ không dùng.
D. Cả ba đáp án A,B và C
Câu 16. Lệnh nào sau đây không phải là lệnh làm việc với tệp ảnh?
A. Mở tệp ảnh mới.
B. Lưu ảnh trong một tệp với định dạng mặc định.
C. Xuất ảnh sang định dạng chuẩn.
D. Sao chép ảnh từ một lớp ảnh này sang một lớp ảnh khác.
Câu 17. Chất lượng của một ảnh không phụ thuộc vào tham số nào sau đây?
A. Kích thước ảnh.
B. Độ phân giải.
C. Mật độ điểm ảnh.
D. Màu nền.
Câu 18. Biểu tượng trong phần mềm thiết kế đồ họa GIMP có tác dụng gì?
A. Tạo lớp bản sao
B. Tạo lớp ảnh mới
C. Tắt hoặc mở chế độ hiển thị lớp ảnh
D. Thay đổi thứ tự các vị trí của các lớp ảnh
Câu 19. Kĩ thuật thiết kế trên lớp bản sao không được ứng dụng trong những tình huống nào sau đây?
A. Tạo hình bóng đổ cho một ảnh.
B. Chỉnh sửa ảnh trên một lớp.
C. Tạo một dãy hình giống nhau.
D. Giữ lại lớp gốc trước khi thiết kế thử.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây mô tả đúng về kênh alpha?
Kênh alpha là:
A. Một lớp ảnh có nền trong suốt.
B. Một lớp ảnh đặc biệt được tự động tạo ra khi mở một ảnh mới.
C. Kênh chứa độ trong suốt của tất cả các điểm ảnh của một lớp ảnh.
D. Kênh chứa thông tin về không gian màu của một ảnh.
Câu 21. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Độ trong suốt của ảnh tỉ lệ thuận với mức độ nhìn rõ ảnh.
B. Độ trong suốt của ảnh tỉ lệ nghịch với mức độ nhìn rõ ảnh.
C. Độ trong suốt của ảnh không liên quan tới mức độ nhìn rõ ảnh.
D. Độ trong suốt của điểm ảnh không thể hiện mức độ rõ nét của nó.
Câu 22. Trong các câu sau, câu nào đúng?
A. Chỉ ngôn ngữ lập trình mới mô tả được thuật toán.
B. Chỉ ngôn ngữ lập trình mới tạo ra được chương trình điều khiển máy tính.
C. Chỉ dùng ngôn ngữ lập trình bậc cao mới tạo ra được chương trình cho máy tính thực hiện.
D. Chỉ ngôn ngữ Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao.
Câu 23. Cửa sổ nào của Python có thể thực hiện ngay từng câu lệnh và thấy được kết quả
A. Cửa sổ Shell
B. Cửa sổ Code
C. Cửa sổ Start
D. Cửa sổ IDLE
Câu 24. Trong phép toán số học với số nguyên, phép toán chia lấy phần nguyên trong Python là:
A. %
B. //
C. **
D. div
Câu 25. Trong Python, các biến đều phải đặt tên theo quy tắc nào?
A. Không trùng từ khóa của Python.
B. Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.
C. Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”.
D. Cả A, B và C.
Câu 26. Câu lệnh dùng để nhập số nguyên p từ bàn phím là:
A. p=input(“Nhập số nguyên p: ”)
B. p=int(“Nhập số nguyên p: ”)
C. p=int(input(“Nhập số nguyên p: ”))
D. p=interger(input(“Nhập số nguyên p:”))
Câu 27. Kết quả của đoạn chương trình sau là:
x = 8.5
print (type(x))
A. int
B. float
C. str
D. bool
Câu 28. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về Hằng?
A. Hằng là đại lượng thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
B. Hằng là các đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
C. Hằng là đại lượng bất kì.
D. Hằng không bao gồm số học.
II. Tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Em hãy nêu một số biện pháp giúp chia sẻ thông tin một cách an toàn trong môi trường số?
Câu 2 (1 điểm): Người ta mắc dãy bóng đèn xung quanh một bảng hiệu hình chữ nhật có chiều dài a dm, chiều rộng b dm, hai bóng đèn liên tiếp cách nhau 5 cm. Em hãy viết chương trình để đưa ra màn hình số lượng bóng đèn cần mắc. Trong chương trình có gán giá trị các biến a và b bằng các giá trị cụ thể ở đầu chương trình, hãy thử nghiệm chương trình với a = 2, b = 1.
Câu 3 (1 điểm): Một trận đấu bóng giữa hai đội sẽ diễn ra trên sân vận động gồm hai loại chỗ ngồi: ghế ở hàng trước có giá là 500 nghìn đồng, ghế ở hàng sau có giá là 300 nghìn đồng. Ban tổ chức đã bán được x vé cho ghế hàng trước và y vé cho ghế hàng sau. Em hãy hoàn thiện chương trình dưới đây để nhập vào các biến x, y và đưa ra tổng số vé bán ra và tổng số tiền bán vé.
…………………….. Hết ………………………
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)
(Mỗi câu đúng là 0,25 điểm)
1. A |
2. D |
3. A |
4. A |
5. C |
6. A |
7. C |
8. D |
9. A |
10. A |
11. C |
12. B |
13. B |
14. D |
15. D |
16. D |
17. D |
18. C |
19. B |
20. C |
21. B |
22. B |
23. A |
24. B |
25. D |
26. C |
27. B |
28. B |
II. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1:
Một số biện pháp giúp chia sẻ thông tin một cách an toàn trong môi trường số:
- Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân của bản thân hay người khác trên mạng xã hội.
- Trên mạng xã hội, đặt những thông tin cá nhân ở chế độ Ẩn.
- Hạn chế đăng nhập trên máy tính lạ hoặc thông qua mạng Wifi không đáng tin cậy.
- Đặt và sử dụng mật khẩu mạnh cho các tài khoản mạng.
- Thường xuyên thay đổi mật khẩu sau một thời gian sử dụng.
Câu 2:
Câu 3:
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Trong quá trình thực hiện thuật toán, khi nào cần dùng cấu trúc rẽ nhánh?
A. Khi phải dựa trên một điều kiện cụ thể nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo.
B. Khi có các phép tính toán.
C. Khi lặp đi lặp lại một công việc nào đó.
D. Khi sử dụng các hàm toán học.
Câu 2. Chọn phát biểu không đúng?
A. x and y cho kết quả là True khi và chỉ khi x và y đều nhận giá giá trị True.
B. x or y cho kết quả False khi và chỉ khi x hoặc y nhận giá trị False.
C. not x cho kết quả đảo lại giá trị logic của x.
D. Kết nối các biểu thức logic với nhau bằng các phép toán logic sẽ được một biểu thức logic.
Câu 3. Cho A = 5, B = 10, điều kiện nào nhận giá trị False?
A. (3*A>B) or (2*A == B)
B. not(A*A + B*B <= 100)
C. (A < B) and (A + 5 != B)
D. (2*A == B) and (3*A < 2*B)
Câu 4. Kí hiệu so sánh “khác” trong Python là:
A. !=
B. #
C. ≠
D. =!
Câu 5. Python cung cấp mấy câu lệnh rẽ nhánh?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 6. Trong câu lệnh rẽ nhánh, sau <điều kiện> là kí hiệu gì?
A. dấu hai chấm “:”
B. dấu chấm “.”
C. dấu chấm phẩy “;”
D. dấu phẩy “,”
Câu 7. Cho cấu trúc câu lệnh rẽ nhánh if – else như sau:
Chọn khẳng định đúng?
A. Nếu điều kiện “Đúng” thì thực hiện “Câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2”.
B. Nếu điều kiện “Sai” thì thực hiện “Câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1”.
C. Câu lệnh hoặc các câu lệnh trong cùng nhóm phải được viết lùi vào trong một số vị trí so với dùng chứa điều kiện và viết thẳng hàng với nhau.
D. Lệnh else phải lùi vào trong so với if.
Câu 8. Hàm range(101, 1, -1) sẽ tạo ra:
A. một dãy số từ 101 về 1
B. một dãy số từ 100 về -1
C. một dãy số từ 100 về 2
D. một dãy số từ 101 về 2
Câu 9. Cú pháp đầy đủ của hàm range() là:
A. range(end, step)
B. range(start, end, step)
C. range(start, step)
D. range(1, end, step)
Câu 10. Vòng lặp với số lần không biết trước kết thúc khi:
A. <Điều kiện> sai.
B. <Điều kiện> đúng.
C. <Điều kiện> lớn hơn 0.
D. <Điều kiện> bằng 0.
Câu 11. Kết quả của đoạn chương trình sau:
s = 0
for i in range(1, 10):
s = s + i
print(s)
A. 55
B. 45
C. 11
D. 10
Câu 12. Cho đoạn chương trình sau:
i=0
while i<=5:
s=s+i
i=i+1
Trong đoạn chương trình trên vòng lặp được thực hiện bao nhiêu lần?
A. 1
B. 2
C. 6
D. 5
Câu 13. Hoạt động nào là chưa biết trước số lần lặp trong các hoạt động sau:
A. Tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến 100.
B. Mỗi ngày tập thể dục 2 lần.
C. Làm 1000 bưu thiếp.
D. Lấy ca múc nước đổ vào thùng cho đến khi đầy thùng nước.
Câu 14. Đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?
t=0
for i in range(1,m):
if (i %3 ==0) and (i %5 ==0):
t= t + i
A. Tính tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến m -1
B. Tính tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến m - 1
C. Tính tổng các số chia hết cho 3 trong phạm vi từ 1 đến m - 1
D. Tính tổng các số chia hết cho 5 trong phạm vi từ 1 đến m - 1
Câu 15. Chọn phát biểu không đúng?
A. Sử dụng chương trình con sẽ làm chương trình dễ hiểu, dễ tìm lỗi hơn.
B. Theo sau tên hàm có thể có hoặc không có các tham số.
C. Python chỉ cho phép chương trình gọi một hàm xây dựng sẵn trong các thư viện của Python.
D. Chương trình con là một đoạn câu lệnh thực hiện một việc nào đó được đặt tên.
Câu 16. Từ khóa dùng để khai báo hàm trong Python là?
A. function
B. procedure
C. return
D. def
Câu 17. Vị trí không thể viết hàm trong chương trình là:
A. Viết ở cuối chương trình.
B. Viết trong chương trình chính, trước khi có lời gọi tới nó.
C. Viết ở bên trong một chương trình khác.
D. Viết ở đầu chương trình.
Câu 18. Chọn phát biểu không đúng?
A. Phần thân hàm (gồm các lệnh mô tả hàm) phải viết lùi vào theo quy định của Python.
B. Theo sau tên hàm có thể có hoặc không có các tham số.
C. Không thể gọi một chương trình con trong Python là một hàm.
D. Để sử dụng hàm cần khai báo hàm và viết lời gọi thực hiện.
Câu 19. Output của chương trình dưới đây là gì?
def sayHello():
print(‘Hello World!’)
sayHello()
sayHello()
A. ‘Hello World!’ ‘Hello World!’
B. Hello World!
Hello World!
C. Hello Hello
D. Không có đáp án đúng
Câu 20. Hàm nào có sẵn trong thư viện math?
A. print()
B. input()
C. list()
D. sqrt()
Câu 21. Trong Python, một hàm có thể trả về một giá trị qua tên của nó nêu như có lệnh nào trước khi ra khỏi hàm?
A. return <Giá trị>
B. return <Giá trị>:
C. elif:
D. elif <Giá trị>
Câu 22. Python cung cấp hàm nào để đếm số kí tự trong một xâu kể cả kí tự dấu cách?
A. type()
B. len()
C. list()
D. bool()
Câu 23. Các kí tự trong xâu được đánh từ bắt đầu từ:
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 24. Hàm y.cout(x) cho biết:
A. Vị trí xuất hiện đầu tiên của x trong y.
B. Vị trí xuất hiện cuối cùng của x trong y.
C. Cho biết số kí tự của xâu x+y
D. Đếm số lần xuất hiện không giao nhau của x trong y.
Câu 25. Hàm y.find(x) cho biết điều gì?
A. Trả về vị trí xuất hiện cuối cùng của xâu x trong xâu y.
B. Trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên trong xâu y mà từ đó xâu x xuất hiện như một xâu con của xâu y.
C. Trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên trong xâu x mà từ đó xâu y xuất hiện như một xâu con của xâu x.
D. Trả về vị trí xuất hiện cuối cùng của xâu y trong xâu x.
Câu 26. Cho xâu s1=’ha noi’, xâu s2=’ha noi cua toi’. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Xâu s2 lớn hơn xâu s1.
B. Xâu s1 bằng xâu s2.
C. Xâu s2 nhỏ hơn xâu s1.
D. Xâu s2 lớn hơn hoặc bằng xâu s1.
Câu 27. Cho đoạn chương trình sau:
s=’abcde’
print(s[1:4])
Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu:
A. abc
B. bcde
C. bcd
D. abcd
Câu 28. Cho đoạn chương trình sau:
y=’abcae’
x1=’a’
x2=’d’
print(y.replace(x1,x2))
Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu:
A. bce
B. adbcade
C. dbcde
D. dbcae
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Sử dụng câu lệnh if để viết chương trình cho nhập vào một số thực x từ bàn phím và đưa ra giá trị tuyệt đối của x (|x|).
Câu 2. (1 điểm) Cho xâu s = 'Vietnamese', y = 'e'. Em hãy viết câu lệnh thực hiện các công việc sau:
a) Đưa ra kí tự thứ ba của xâu s.
b) Đưa ra độ dài của xâu s.
c) Xác định vị trí đầu tiên trong xâu s mà từ đó xâu y xuất hiện như một xâu con của s.
d) Xác định xâu con của xâu s từ vị trí 4 đến trước vị trí 7.
Câu 3. (1 điểm) Xây dựng hàm sum_ digits tính tổng các chữ số của số nguyên dương n. Viết chương trình nhập số nguyên không âm n từ bản phím, sử dụng hàm đã xây dựng đưa ra màn hình tổng các chữ số của n.
Gợi ý:
Hàm được xây dựng dựa trên cơ sở hai phép xử lí:
- Trích chữ số hàng đơn vị của n: n % 10.
- Xoá chữ số hàng đơn vị của n: n // 10.
Việc xử lí kết thúc khi có n bằng 0
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Tin học lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Trong các câu sau đây, số câu phát biểu đúng là:
(1) Trong câu lệnh rẽ nhánh của ngôn ngữ lập trình bậc cao phải có một biểu thức logic thể hiện điều kiện rẽ nhánh.
(2) Biểu thức logic chỉ được lấy làm điều kiện rẽ nhánh nếu chưa chạy chương trình đã xác định được giá trị của biểu thức đó đúng hay sai.
(3) Có thể kết nối các biểu thức logic với nhau bằng các phép tính logic để được một điều kiện rẽ nhánh.
(4) Trong Python câu lệnh rẽ nhánh có dạng: if <điều kiện> else <các câu lệnh>.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2. Hãy xác định giá trị của các biểu thức logic sau đây nếu A có giá trị bằng 5, B có giá trị bằng 0.
(A < B) and (A + B > 20)
A. False
B. True
C. None
D. Tất cả đều sai.
Câu 3. Cấu trúc lặp với số lần biết trước là:
A. for <Biến chạy> in range(m,n)
<Khối lệnh cần lặp>
B. while <Điều kiện>:
<Câu lệnh hay khối lệnh>
C. for <Biến chạy> in range(m,n):
D. for <Biến chạy> in range(m,n):
<Khối lệnh cần lặp>
Câu 4. Cho đoạn lệnh sau:
for i in range(5):
print(i)
Trên màn hình i có các giá trị là:
A. 0 1 2 3 4 5
B. 1 2 3 4 5
C. 0 1 2 3 4
D. 1 2 3 4
Câu 5. Cho đoạn chương trình sau:
s=0
i=1
while i<=5:
s=s+1
i=i+1
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của s là:
A. 9
B. 15
C. 5
D. 10
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dùng câu lệnh while ta cũng thể hiện được cấu trúc lặp với số lần biết trước.
B. Dùng câu lệnh for ta cũng thể hiện được cấu trúc lặp với số lần không biết trước.
C. Trong Python có 2 dạng lặp: Lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước.
D. Câu lệnh thể hiện lặp với số lần không biết trước phải sử dụng một biểu thức logic làm điều kiện lặp.
Câu 7. Cho các phát biểu sau, số phát biểu sai là:
(1) Sử dụng chương trình con sẽ làm chương trình dễ hiểu, dễ tìm lỗi hơn.
(2) Hàm chỉ được gọi một lần duy nhất ở chương trình chính.
(3) Hàm luôn trả một giá trị qua tên của hàm.
(4) Python chỉ cho phép chương trình gọi một hàm xây dựng sẵn trong các thư viện của Python.
(5) Khai báo hàm trong Python luôn có danh sách tham số.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 8. Thư viện math cung cấp:
A. Thủ tục vào ra của chương trình.
B. Hỗ trợ việc tạo ra các lựa chọn ngẫu nhiên
C. Các hằng và hàm toán học.
D. Hỗ trợ trực tiếp các định dạng nén và lưu trữ dữ liệu
Câu 9. Khi sử dụng hàm sqrt() ta cần khai báo thư viện:
A. math
B. ramdom
C. zlib
D. datetime
Câu 10. Hàm gcd(x,y) trả về:
A. Bội chung nhỏ nhất của x và y.
B. Căn bậc hai của x và y.
C. Ước chung lớn nhất của x và y.
D. Trị tuyệt đối của x và y.
Câu 11. Trong các câu sau đây, câu nào sai?
A. Có thể ghép các xâu để được xâu mới.
B. Có thể tìm vị trí của một xâu con trong một xâu.
C. Không thể đếm số lần xuất hiện một xâu con trong một xâu.
D. Có thể tạo xâu mới bằng cách thay thế xâu con trong một xâu.
Câu 12. Hàm len() cho biết:
A. Độ dài (hay số kí tự) của xâu.
B. Chuyển xâu ban đầu thành kí tự in hoa.
C. Vị trí xuất hiện đầu tiên của một xâu trong xâu khác.
D. Vị trí của kí tự bất kì trong xâu.
Câu 13. Hàm y.cout(x) cho biết:
A. Vị trí xuất hiện đầu tiên của x trong y.
B. Vị trí xuất hiện cuối cùng của x trong y.
C. Cho biết số kí tự của xâu x+y
D. Đếm số lần xuất hiện không giao nhau của x trong y.
Câu 14. Cho đoạn chương trình sau:
y=’abcae’
x1=’a’
x2=’d’
print(y.replace(x1,x2))
Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu:
A. bce
B. adbcade
C. dbcde
D. dbcae
Câu 15. Cho đoạn chương trình sau:
>>> friends = ['Mai', 'Minh', 'Nga', 'Anh', 'Giang', 'Lan']
>>> friends.sort()
>>> print(friends)
Kết quả nhận được là gì?
A. ['Anh', 'Giang', 'Lan', 'Mai', 'Minh', 'Nga']
B. ['Nga', 'Minh', 'Mai', 'Lan', 'Giang', 'Anh']
C. ['Anh', 'Giang', 'Mai', 'Minh', 'Nga', 'Lan']
D. ['Lan', 'Nga', 'Minh', 'Mai', 'Giang', 'Anh']
Câu 16. Để thêm phần tử vào cuối danh sách ta dùng hàm:
A. append()
B. pop()
C. clear()
D. remove()
Câu 17. Cho đoạn chương trình:
a=[1,2,3]
a.pop(2)
print(a)
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên thì danh sách a có các phần tử:
A. a=[1,2]
B. a=[2,3]
C. a=[1,3]
D. a=[2]
Câu 18. Cho đoạn chương trình:
a=[1,2,3]
a.insert(0,2)
print(a)
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên thì danh sách a có các phần tử:
A. a=[0,1,2,3]
B. a=[2,3]
C. a=[2,1,2,3]
D. a=[1,2,3,2]
Câu 19. Chọn phát biểu không đúng?
A. Quá trình xác định lỗi và sửa lỗi được gọi là gỡ lỗi.
B. Trong Python có công cụ hỗ trợ cho người dùng tìm lỗi.
C. Lỗi ngoại lệ là lỗi câu lệnh viết không theo đúng quy định của ngôn ngữ.
D. Lỗi ngữ nghĩa còn gọi là lỗi logic là lỗi mặc dù các câu lệnh viết đúng theo quy định của ngôn ngữ nhưng sai trong thao tác xử lí nào đó.
Câu 20. Hãy chọn báo lỗi đúng, sau khi thực hiện câu lệnh sau:
int(‘abc’)
A. TypeEror
B. NameError
C. ValueError
D. IndexError
Câu 21. Lỗi nào sau đây khó phát hiện nhất?
A. Lỗi cú pháp.
B. Lỗi ngữ nghĩa.
C. Lỗi ngoại lệ.
D. Lỗi Runtime.
Câu 22. Công cụ Debug dùng để:
A. Chạy chương trình.
B. Lưu chương trình.
C. Mở chương trình.
D. Gỡ lỗi.
Câu 23. Quá trình giải toán bằng lập trình trên máy tính có …bước.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 24. Bước kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình là:
A. Lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để điễn đạt đúng thuật toán.
B. Xác định những giá trị đã cho và mối quan hệ giữa chúng.
C. Tìm thuật toán dựa trên bước xác định bài toán, dựa trên mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho với những giá trị cần tìm, đồng thời xác định cách tổ chức dữ liệu có thể sử dụng tương ứng với thuật toán đó.
D. Dùng các bộ dữ liệu khác nhau để kiểm thử và hiệu chỉnh chương trình.
Câu 25. Công đoạn thiết kế phần mềm là:
A. Phân tích nhu cầu của cộng đồng cần phục vụ, xác định vai trò của phần mềm, xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng.
B. Chuyển những mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh thực hiện được trên máy tính để máy tính “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế.
C. Chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm.
D. Thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời trước khi phần mềm đến tay người sử dụng.
Câu 26. Để trở thành một lập trình viên, em cần chuẩn bị những kiến thức, kĩ năng gì?
A. Biết cách tự học.
B. Học tiếng Anh chuyên ngành.
C. Học và nâng cao kĩ thuật chuyên môn.
D.Tất cả các kiến thức, kĩ năng trên.
Câu 27. Em hiểu thế nào là lập trình?
A. Mô tả quá trình thực hiện của máy tính
B. Chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm.
C. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình nào đó để máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
D. Xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng.
Câu 28. Để theo học ngành phát triển phần mềm, em cần chuẩn bị tốt những môn học nào?
A. Toán học, tin học.
B. Tin học, tiếng anh.
C. Tin học, mỹ thuật.
D. Toán học, vật lý.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Giải thích ý nghĩa của các lệnh sau:
a) A.append(x)
b) A.pop(5)
Câu 2. (1 điểm) Chương trình sau thực hiện nhập từ thiết bị vào chuẩn hai dòng:
- Dòng thứ nhất chứa hai số nguyên p và q ghi cách nhau một dấu cách.
- Dòng thứ hai là danh sách số nguyên A = (a1, a2, …, an), các số ghi trên một dòng cách nhau một dấu cách. Dữ liệu vào đảm bảo 1 ≤ p ≤ q ≤ n. Tính và đưa ra thiết bị ra chuẩn hai số nguyên trên một dòng:
min{ai, i = p, p+1, q} và max{ai, i = p, p+1, q}.
Chương trình thỉnh thoảng cho kết quả sai với một số bộ dữ liệu p, q và A nào đó. Em hãy tìm và sửa lỗi để được chương trình cho kết quả đúng với mọi bộ dữ liệu vào p, q và A.
Câu 3. (1 điểm) Em hãy viết chương trình nhập một xâu kí tự bất kì từ bàn phím. Cần sắp xếp lại các chữ số thì dồn sang trái, các chữ cái tiếng Anh thì dồn sang phải xâu, các kí tự khác thì giữ nguyên vị trí.
……………………. Hết …………………….
Xem thêm đề thi các môn học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)