3 Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Với bộ 3 đề thi Lịch Sử 11 Học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Lịch Sử 11 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 Lịch Sử 11.

3 Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1: Các cuộc cách mạng tư sản đều hướng tới thực hiện mục tiêu nào sau đây?

A. Xây dựng nhà nước pháp quyền và rthúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tự nhiên.

B. Xóa bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

C. Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.

D. Duy trì, bảo vệ và củng cố nền cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế.

Câu 2: Vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, đời sống kinh tế - xã hội của các nước Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ có sự chuyển biến to lớn, do tác động của

A. cách mạng 4.0.

B. cách mạng nhung.

C. cách mạng công nghiệp.

D. cách mạng công nghệ.

Quảng cáo

Câu 3: Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm

A. tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài.

B. giúp đỡ kinh tế và khai hóa văn minh cho các nước chậm phát triển.

C. di dân sang các nước chậm phát triển, giải quyết khủng hoảng dân số.

D. thúc đẩy sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc.

Câu 4: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản diễn ra theo trình tự nào sau đây?

A. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB độc quyền => CNTB hiện đại.

B. CNTB độc quyền => CNTB hiện đại => CNTB tự do cạnh tranh.

C. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB hiện đại => CNTB độc quyền.

D. CNTB hiện đại => CNTB độc quyền => CNTB tự do cạnh tranh.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa.

B. Tạo cơ sở cho bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

C. Đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn độc quyền sang tự do cạnh tranh.

D. Tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, như: các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt,…

Quảng cáo

Câu 6: Bức tranh biếm họa “Quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mỹ” cho anh/ chị biết điều gì?

3 Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

A. Các tổ chức độc quyền ở Mỹ chỉ có khả năng lũng đoạn nền kinh tế.

B. Các tổ chức độc quyền ở Mỹ chỉ có khả năng lũng đoạn nền chính trị.

C. Các tổ chức độc quyền ở Mỹ không có vai trò gì trong đời sống kinh tế.

D. Các tổ chức độc quyền ở Mỹ câu kết chặt chẽ và chi phối nhà nước tư sản.

Câu 7: Phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước tư bản đã cho thấy chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với thách thức nào sau đây?

A. Gia tăng tình trạng chênh lệch giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội.

B. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém.

C. Thiếu khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với bối cảnh mới.

D. Thiếu  kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.

Quảng cáo

Câu 8: Khi soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một phần nội dung trong bản tuyên ngôn nào dưới đây?

A. Tuyên ngôn hòa bình (Ấn Độ, 1920).                   

B. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).

C. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ (Mỹ, 1862).           

D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp, 1789)

Câu 9: Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô viết là

A. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Lít-va.

B. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.

C. Nga, U-crai-na, Môn-đô-va và Lát-vi-a.

D. Nga, U-crai-na, Tuốc-mê-nix-tan và Ác-mê-ni-a.

Câu 10: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu mốc hoàn thành của quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?

A. Nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới (tháng 3/1921).

B. Bản Hiệp ước Liên bang được thông qua (tháng 12/1922).

C. Tuyên ngôn thành lập Liên bang Xô viết được thông qua (tháng 12/1922).

D. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua (tháng 1/1924).

Câu 11: Trong những năm 1944 -1945, điều kiện khách quan thuận lợi nào đã thúc đẩy nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân?

A. Phát xít Đức chuyển hướng tấn công sang đánh chiếm các nước ở Bắc Âu và Tây Âu.

B. Sự viện trợ về mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa như: Liên Xô, Trung Quốc,…

C. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu.

D. Phe Đồng minh suy yếu, liên tục thất bại và buộc phải rút khỏi mặt trận Đông Âu.

Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã

A. đánh dấu sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội.

B. đánh dấu sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

C. xác lập hoàn chỉnh cục diện hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

D. khẳng định sự thắng thế hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Á.

Câu 13: Hiện nay, quốc gia nào ở châu Á đi theo con đường xã hội chủ nghĩa?

A. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

B. Cộng hòa In-đô-nê-xi-a.

C. Đại Hàn Dân Quốc.

D. Nhật Bản.

Câu 14: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là sự sụp đổ của

A. chế độ xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới.

B. mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa khoa học.

C. học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa.

D. ước mơ và niềm tin của nhân loại về chủ nghĩa cộng sản.

Câu 15: Đến cuối thế kỉ XIX, nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Hà Lan?

A. Mi-an-ma.

B. Phi-líp-pin.

C. In-đô-nê-xi-a.

D. Cam-pu-chia.

Câu 16: Những lực lượng xã hội nào mới xuất hiện ở các nước Đông Nam Á do tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây?

A. Nông dân, thợ thủ công, thương nhân.

B. Nho sĩ phong kiến, tư sản dân tộc, trí thức mới.

C. Tư sản dân tộc, trí thức mới, tiểu tư sản, công nhân.

D. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, trí thức nho học.

Câu 17: Công cuộc cải cách ở Xiêm được tiến hành chủ yếu dưới thời kì trị vì của

A. vua Ra-ma I và Ra-ma II.

B. vua Ra-ma II và Ra-ma III.

C. vua Ra-ma III và Ra-ma IV.

D. vua Ra-ma IV và Ra-ma V.

Câu 18: Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XVI, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của

A. Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô.

B. Hoàng thân Si-vô-tha.

Câu 19: Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo, ngoại trừ việc khu vực này

A. có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.

B. có nguồn tài nguyên phong phú, dân cư đông đúc.

C. là địa điểm bắt đầu của “con đường tơ lụa trên biển”.

D. nằm trên tuyến đường biển nối liền phương Đông và phương Tây.

Câu 20: Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì

A. tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.

B. kiên quyết huy động toàn dân đứng lên đấu tranh chống xâm lược.

C. nước Xiêm nghèo tài nguyên, lại thường xuyên hứng chịu thiên tai.

D. dựa vào sự viện trợ của Nhật Bản để đấu tranh chống xâm lược.

Câu 21: Điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là gì?

A. Phong trào theo khuynh hướng tư sản thay thế phong trào theo ý thức hệ phong kiến.

B. Phong trào theo ý thức hệ phong kiến thay thế phong trào theo khuynh hướng tư sản.

C. Tồn tại song song hai khuynh hướng tư sản và vô sản trong phong trào yêu nước.

D. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối.

Câu 22: Điểm chung trong phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến.

B. Phong trào đấu tranh diễn ra theo khuynh hướng tư sản.

C. Thắng lợi hoàn toàn, lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp.

D. Diễn ra quyết liệt, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản.

Câu 23: Chính sách cai trị nào của thực dân phương Tây được coi là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ giữa các cộng đồng dân cư ở Đông Nam Á?

A. “Đồng hóa văn hóa”.

B. “Cưỡng ép trồng trọt”.

C. “Chia để trị”.

D. “Ngu dân”.

Câu 24: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động tích cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến khu vực Đông Nam Á?

A. Kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn.

B. Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa.

C. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.

D. Giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội.

Câu 25: Ngô Quyền đã lựa chọn địa điểm nào làm trận địa chống quân Nam Hán xâm lược (năm 938)?

A. Cửa sông Tô Lịch.

B. Cửa sông Bạch Đằng.

C. Hoan Châu (Nghệ An).

D. Đường Lâm (Hà Nội).

Câu 26: Năm 40, Hai Bà Trưng đã lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của

A. nhà Hán.

B. nhà Ngô.

C. nhà Lương.

D. nhà Đường.

Câu 27: Người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) là

A. Lê Lợi.

B. Lê Hoàn.

C. Nguyễn Huệ.

D. Nguyễn Nhạc.

Câu 28: Năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị nghĩa quân Lam Sơn tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân

A. ra Đông Đô.

B. vào Nghệ An.

C. vào Hà Tĩnh.

D. lên núi Chí Linh.

Câu 29: Câu đố dân gian dưới đây đề cập đến anh hùng dân tộc nào?

“Được tin cấp báo, hỏi ai

Đưa quân ra Bắc diệt loài xâm lăng

Ngọc Hồi khí thế thêm hăng

Mùa xuân chiến thắng dựng bằng uy danh

Bạt hồn tướng tá Mãn Thanh

Nghìn năm văn hiến, sử xanh còn truyền?”

A. Nguyễn Huệ.

B. Trần Bình Trọng.

C. Bùi Thị Xuân.

D. Trần Quốc Toản.

Câu 30: Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi (544), Lý Bí đã

A. lập ra nhà nước Đại Cồ Việt.

B. lên ngôi vua, lấy hiệu là Lý Nam Đế.

C. tiến hành cải cách đất nước.

D. xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.

Câu 31: Trong nhiều thế kỉ, lãnh thổ Việt Nam thường xuyên là đối tượng nhòm ngó, can thiệp hoặc xâm lược của các thế lực bên ngoài do Việt Nam có

A. vị trí địa lí chiến lược.

B. trình độ dân trí thấp.

C. nền văn hóa lạc hậu.

D. nền kinh tế lạc hậu.

Câu 32: Lý Thường Kiệt chọn khúc sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chặn quân Tống xâm lược vì dòng sông này

A. nằm ở ven biển có thể chặn giặc từ biển vào.       

B. là biên giới tự nhiên ngăn cách Đại Việt và Tống.

C. chặn ngang con đường bộ để tiến vào Thăng Long.

D. là con đường thủy duy nhất để tiến vào Đại Việt.

Câu 33: Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

A. Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược.

B. Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt.

C. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.

D. Quân giặc không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt.

Câu 34: Việc những người phụ nữ như: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh,.. lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn nhằm giành lại nền độc lập, tự chủ đã cho thấy

A. vai trò, vị trí quan trọng và nổi bật của phụ nữ trong xã hội đương thời.

B. sự áp đảo và thắng lợi của chế độ mẫu quyền trước chế độ phụ quyền.

C. nam giới không có vai trò, vị trí gì trong đời sống chính trị đương thời.

D. vai trò quyết định của người phụ nữ trong đời sống chính trị đương thời.

Câu 35: Nội dung nào không phản ánh đúng kế sách đánh giặc của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược?

A. Chủ động tiến công trước để chặn thế mạnh của giặc.

B. Tích cực, chủ động chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

C. Rút lui chiến lược; chớp thời cơ để phản công.

D. Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu.

Câu 36: Nhận xét nào sau đây không đúng về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc?

A. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của người Việt.

B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

C. Minh chứng cho tinh thần bất khuất không cam chịu làm nô lệ của người Việt.

D. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ là nguyên nhân bùng nổ các cuộc đấu tranh.

Câu 37: Điểm tương đồng trong đường lối chỉ đạo chiến đấu giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và khởi nghĩa Lam Sơn là gì?

A. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.

B. Triệt để thực hiện kế sách đánh nhanh thắng nhanh, tấn công thần tốc.

C. Chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh, tránh thiệt hại cho cả hai bên.

D. Chủ động tiến công để chặn trước thế mạnh của địch (“tiên phát chế nhân”).

Câu 38: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 - 1407) thất bại đã để lại bài học kinh nghiệm nào cho các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc sau này?

A. Xây dựng thành lũy chiến đấu kiên cố.

B. Quy tụ những tướng lĩnh tài giỏi.

C. Đoàn kết được lực lượng toàn dân.

D. Xây dựng lực lượng quân sự mạnh.

Câu 39: Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)?

A. Góp phần làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

B. Lan rộng từ Bắc vào Nam, dần quy tụ thành các trung tâm kháng chiến lớn.

C. Chuyển từ chống ngoại xâm sang chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.

D. Đấu tranh quyết liệt, song còn lẻ tẻ, chưa tạo thành một phong trào thống nhất.

Câu 40: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Luôn nhân nhượng kẻ thù xâm lược để giữ môi trường hòa bình.

B. Chú trọng việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

C. Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “toàn dân đánh giặc”.

D. Phát động khẩu hiệu đấu tranh phù hợp để tập hợp lực lượng. 

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-C

3-A

4-A

5-C

6-D

7-A

8-D

9-B

10-D

11-C

12-A

13-A

14-B

15-C

16-C

17-D

18-A

19-C

20-A

21-A

22-A

23-C

24-B

25-B

26-A

27-A

28-B

29-A

30-B

31-A

32-C

33-B

34-A

35-A

36-D

37-C

38-C

39-B

40-A

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Lịch Sử 11 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Lịch Sử 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên