Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20 có đáp án (5 phiếu)



Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Ở lại với chiến khu, Chú ở bên Bác Hồ, Trên đường mòn Hồ Chí Minh trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Đọc thơ "Chú ở bên Bác Hồ", người được gia đình Nga nhắc đến trong bài thơ là ai ?

A. Chú của Nga

B. Bác Hồ

C. Những người chiến sĩ đã hi sinh

Câu 2: Đọc truyện " Ở lại với chiến khu", trung đoàn trưởng tới gặp các em nhỏ để làm gì ?

A. Để báo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi về hoàn cảnh chiến khu sắp tới còn nhiều gian khổ.

B. Để báo cho các chiến sĩ nhỏ tin các em sắp phải về sống với gia đình.

C. Để thông báo việc các chiến sĩ nhỏ phải về với gia đình nhằm tránh hoàn cảnh khó khăn của chiến khu trong thời gian sắp tới. 

Câu 3: Trong những từ ngữ sau, từ nào cùng nghĩa với Tổ quốc ?

A. Dựng xây

B. Kiến thiết 

C. Non sông

Câu 4: Đọc truyện " Ở lại với chiến khu", vì sao các em không muốn trở về nhà ?

A. Vì các em đều không thấy nhớ nhà.

B. Vì các em thích cuộc sống ở chiến khu hơn.

C. Vì các em không muốn sống chung với tụi Tây và Việt gian.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Chép lại các câu sau khi điền s hoặc x vào chỗ trống :

a) Long đang chơi đá bóng ngoài …ân cỏ.

b) Chiếc ..e máy này rất đắt tiền.

c) Cuối tuần, em sẽ …ang thăm ông bà ngoại.

Bài 2: Chép lại các câu sau khi điền  uôt hoặc uôc vào chỗ trống :

a) Bé Na hay làm điệu, ngắm v… trước khi ra khỏi nhà.

b) Em có sợ ch… không?

c) Xôi r… là một món ăn ngon.

Bài 3: Đặt câu với mỗi từ sau :

- đất nước

- dựng xây

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

C

C

C


II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Chép lại các câu sau khi điền s hoặc x vào chỗ trống :

a) Long đang chơi đá bóng ngoài sân cỏ.

b) Chiếc xe máy này rất đắt tiền.

c) Cuối tuần, em sẽ sang thăm ông bà ngoại.

Bài 2: Chép lại các câu sau khi điền  uôt hoặc uôc vào chỗ trống :

a) Bé Na hay làm điệu, ngắm vuốt trước khi ra khỏi nhà.

b) Em có sợ chuột không?

c) Xôi ruốc là một món ăn ngon.

Bài 3: Đặt câu với mỗi từ sau :

- Đất nước đang ngày càng phát triển.

- Em sẽ cố gắng học thật tốt để sau này góp phần dựng xây đất nước phát triển.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Ở lại với chiến khu, Chú ở bên Bác Hồ, Trên đường mòn Hồ Chí Minh trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Trong bài đọc: "Trên đường mòn Hồ Chí Minh",  những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ?

A. Đường lên dốc trơn và lầy.

B. Nhìn lên chỉ thấy những chiếc ba lô lù lù nối nhau trên những cái lưng cong cong.

C. Những dặm rừng đen lại, cây cháy thành than chọc lên nền trời mây.

Câu 2: Từ nào cùng nghĩa với từ bảo vệ ?

A. Kiến thiết

B. Xây dựng

C. Gìn giữ

Câu 3: Lời nói của Mừng có gì cảm động :

" - Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm, anh nờ…"

A. Mừng xin được ở chiến khu với người lớn

B. Mừng xin được ăn ít để chia sẻ gian khổ với người lớn và được ở lại.

C. Mừng xin trung đoàn trưởng thương các bạn nhỏ tội nghiệp.

Câu 4: Khi Nga nhắc tới chú, thái độ của bố mẹ Nga ra sao ?

A. Ngập ngừng, không nói lên lời.

B. Mẹ đỏ hoe đôi mắt, bố ngước lên bàn thờ và trả lời Nga rằng: chú ở bên Bác Hồ.

C. Bố mẹ không biết chú đang ở đâu.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền uôt hoặc uôc vào chỗ trống :

- Ăn không rau như đau không th.....

- Cơm tẻ là mẹ r.....

- Cả gió thì tắt đ.....

- Thẳng như r.... ngựa.

Bài 2:

Hãy viết vn tắt những điều em biết về một vị anh hùng có công lớn trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước (để chuẩn bị cho bài viết nói về anh hùng đó).

Bài 3:

Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp : đất nước, dựng nước nhà, giữ gìn, non sông, giữ gìn, kiến thiết, giang sơn.

Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc


Những từ cùng nghĩa với bảo vệ


Những tử cùng nghĩa với từ xây dựng



Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

C

B

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền uôt hoặc uôc vào chỗ trống :

- Ăn không rau như đau không thuốc.

- Cơm tẻ là mẹ ruột.

- Cả gió thì tắt đuốc.

- Thẳng như ruột ngựa.

Bài 2:

Hãy viết vn tắt những điều em biết về một vị anh hùng có công lớn trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước (để chuẩn bị cho bài viết nói về anh hùng đó).

   Triệu Thị Trinh quê ở Thanh Hóa. Từ thời thiếu nữ bà đã bộ lộ tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Bà bắn cung rất giỏi, có lần bà bắn hạ một con báo rất hung dữ trước sự thán phục của trai tráng trong làng. Chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đập cướp bóc, Triệu Thị Trinh nung nấu ý chí trả thù nhà. Năm 248, bà cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo binh sĩ chống quân xâm lược. Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng tấm lòng anh hùng của bà sáng mãi với trang sử vàng của nước nhà.

Bài 3:

Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp : đất nước, dựng nước nhà, giữ gìn, non sông, giữ gìn, kiến thiết, giang sơn.

Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc

Đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn

Những từ cùng nghĩa với bảo vệ

Gìn giữ, giữ gìn

Những tử cùng nghĩa với từ xây dựng

Kiến thiết, xây dựng

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Ở lại với chiến khu, Chú ở bên Bác Hồ, Trên đường mòn Hồ Chí Minh trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Các vị anh hùng dân tộc thường có công lao gì với đất nước ?

A. Xây dựng và bảo vệ đất nước.

B. Làm cho đất nước giàu mạnh và phát triển hơn.

C. Mang lại cho nhân dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 2: Đọc truyện " Ở lại với chiến khu", cuối cùng các em nhỏ đã cùng nhau làm gì để thể hiện tinh thần quyết tâm của mình với cách mạng ?

A. Cả đội cùng hô vang tên Bác.

B. Cả đội cất vang tiếng hát.

C. Tất cả mọi người cùng im lặng hồi lâu. 

Câu 3: Câu nói của ba Nga: "Chú ở bên Bác Hồ" có nghĩa là gì ?

A. Chú đã hi sinh trong chiến đấu, và giờ chú đang ở bên Bác Hồ.

B. Chú đã trở về sau chiến đấu.

C. Chú đang sống ở bên cạnh Bác Hồ. 

Câu 4: Câu nào sau đây điền đúng dấu phẩy ?

A. Xuân sang, trăm hoa khoe sắc thắm.

B. Xuân sang trăm hoa, khoe sắc thắm.

C. Xuân sang trăm hoa khoe sắc, thắm

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền uôt hoặc uôc vào chỗ trống và chép lại từ sau khi điền:

- trắng m…, rau l…, c… đất, ngọn đ…

Bài 2:

Điền s hoặc x vào chỗ trống và chép lại từ sau khi điền:

- …úc …ích, …uất …ắc, …óng biển, …e cộ, …ân bóng

Bài 3:

Điền s hoặc x vào chỗ trống và chép lại câu sau khi điền:

a) Hôm nay, bà ngoại …ang chơi nên bé Linh vui lắm.

b) Minh rất thích ăn …úc …ích Đức Việt.

c) Những bài thơ có hình ảnh …óng biển thật thơ mộng làm sao!

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

B

A

A

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền uôt hoặc uôc vào chỗ trống và chép lại từ sau khi điền:

- trắng muốt, rau luộc, cuốc đất, ngọn đuốc

Bài 2:

Điền s hoặc x vào chỗ trống và chép lại từ sau khi điền:

- xúc xích, xuất sắc, sóng biển, xe cộ, sân bóng

Bài 3:

Điền s hoặc x vào chỗ trống và chép lại câu sau khi điền:

a) Hôm nay, bà ngoại sang chơi nên bé Linh vui lắm.

b) Minh rất thích ăn xúc xích Đức Việt.

c) Những bài thơ có hình ảnh sóng biển thật thơ mộng làm sao!

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Ở lại với chiến khu, Chú ở bên Bác Hồ, Trên đường mòn Hồ Chí Minh trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Đọc thơ "Chú ở bên Bác Hồ", người được gia đình Nga nhắc đến trong bài thơ là ai ?

A. Chú của Nga

B. Bác Hồ

C. Những người chiến sĩ đã hi sinh

Câu 2: Đọc truyện " Ở lại với chiến khu", trung đoàn trưởng tới gặp các em nhỏ để làm gì ?

A. Để báo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi về hoàn cảnh chiến khu sắp tới còn nhiều gian khổ.

B. Để báo cho các chiến sĩ nhỏ tin các em sắp phải về sống với gia đình.

C. Để thông báo việc các chiến sĩ nhỏ phải về với gia đình nhằm tránh hoàn cảnh khó khăn của chiến khu trong thời gian sắp tới. 

Câu 3: Trong những từ ngữ sau, từ nào cùng nghĩa với Tổ quốc ?

A. Dựng xây

B. Kiến thiết 

C. Non sông

Câu 4: Đọc truyện " Ở lại với chiến khu", vì sao các em không muốn trở về nhà ?

A. Vì các em đều không thấy nhớ nhà.

B. Vì các em thích cuộc sống ở chiến khu hơn.

C. Vì các em không muốn sống chung với tụi Tây và Việt gian.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Chép lại các câu sau khi điền s hoặc x vào chỗ trống :

- Từ khi …inh ra, đôi má của bé đã có lúm đồng tiền trông rất ….inh.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

- Mẹ đặt vào cặp ….ách của bé mấy quyển ....ách để bé…ách cặp đi học

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Bài 2: Chép lại các câu sau khi điền  uôt hoặc uôc vào chỗ trống :

- Những khi cày c….trên đồng, người nông dân làm bạn với đàn cò trắng m….

- Món canh rau muống l… ăn vào mùa hè rất mát.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Bài 3: Đặt câu với mỗi từ sau :

- đất nước

- dựng xây

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

C

C

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Chép lại các câu sau khi điền s hoặc x vào chỗ trống :

- Từ khi sinh ra, đôi má của bé đã có lúm đồng tiền trông rất xinh.

- Mẹ đặt vào cặp xách của bé mấy quyển sách để bé xách cặp đi học.

Bài 2: Chép lại các câu sau khi điền  uôt hoặc uôc vào chỗ trống :

- Những khi cày cuốc trên đồng, người nông dân làm bạn với đàn cò trắng muốt.

- Món canh rau muống luộc ăn vào mùa hè rất mát.

Bài 3: Đặt câu với mỗi từ sau :

- Đất nước đang ngày càng phát triển.

- Em sẽ cố gắng học thật tốt để sau này góp phần dựng xây đất nước phát triển.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

ÔNG YẾT KIÊU

    Ngày xưa, có một người tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Yết Kiêu có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi. Đặc biệt, Yết Kiêu có tài bơi lội. Mỗi lần xuống nước bắt cá, ông có thể ở dưới nước luôn sáu, bảy ngày mới lên.

    Hồi ấy, giặc ngoại xâm mang 100 thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta. Nhà vua rất lo sợ, cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi ra đánh giặc. Yết Kiêu đến tâu vua :

      - Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng xin quyết tâm đánh giặc cứu nước.

   Vua hỏi :

      - Nhà ngươi cần bao nhiêu người ? Bao nhiêu thuyền bè ?

      - Tâu bệ hạ, chỉ một mình tôi cũng đủ.

    Vua cho một đội quân cùng đi với ông để đánh giặc. Ông bảo quân lính sắm cho ông một cái khoan, một cái búa rồi một mình lặn xuống đáy biển, tiến đến chỗ thuyền giặc, tìm đúng đáy thuyền, vừa khoan vừa đục. Ông làm rất nhanh, rất nhẹ nhàng, kín đáo, thuyền giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Thấy thế, giặc sợ lắm, chúng đành vội vã quay thuyền về, không dám sang cướp nước ta nữa.

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

Câu 1. Nhân vật Yết Kiêu có những đặc điểm gì nổi bật ?

A. Sức khỏe hơn người, có tài bơi lội

B. Sức khỏe hơn người, có tài bắt cá

C. Sức khỏe hơn người, đánh cá giỏi

Câu 2. Vì sao Yết Kiêu đến tâu vua xin được đi đánh giặc ?

A. Vì ông có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi

B. Vì ông có tài ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên

C. Vì ông có lòng quyết tâm đánh giặc cứu nước

Câu 3. Yết Kiêu làm cách nào để phá tan thuyền giặc ?

A. Lặn xuống nước, đục thủng đáy thuyền

B. Lặn xuống nước, đục thủng mạn thuyền

C. Lặn xuống nước, đục thủng đuôi thuyền

Câu 4. Công việc phá thuyền giặc được Yết Kiêu làm ra sao ?

A. Nhanh chóng, nhẹ nhàng, táo bạo

B. Nhanh chóng, nhẹ nhàng, kín đáo

C. Nhanh nhẹn, nhịp nhàng, kín đáo

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (1 dấy phẩy ở câu 1 và 2 dấu phẩy ở câu 2 ) rồi chép lại câu văn :

(1) Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

(2) Cha mất sớm nhờ mẹ dạy dỗ hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông .

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Bài 2:

Viết lời giải câu đố sau :

Đúng là một cặp sinh đôi

Anh thì lóe sáng, anh thời ầm vang

Anh làm rung động không gian

Anh xẹt một cái rạch ngang bầu trời.

Là .........................


Bài 3: Viết lại nội dung báo cáo về kết quả học tập của tổ em trong tháng vừa qua và gửi cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm lớp (theo mẫu báo cáo đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập hai, trang 20)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày….tháng…. năm…..

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG …..

CỦA TỔ …. LỚP …. TRƯỜNG TIỂU HỌC ……………

Kính gửi :……………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

C

A

B


II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (1 dấy phẩy ở câu 1 và 2 dấu phẩy ở câu 2) rồi chép lại câu văn :

(1) Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị.

(2) Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông .

Bài 2:

Viết lời giải câu đố sau :

Là sấm sét

Bài 3: Viết lại nội dung báo cáo về kết quả học tập của tổ em trong tháng vừa qua và gửi cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm lớp (theo mẫu báo cáo đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập hai, trang 20)

Bài mẫu


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

Cà Mau, ngày 31 tháng 11 năm 2019

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG

CỦA TỔ 4 LỚP 3B TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN NGỌC HIỂN

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 3B

Chúng em xin tổng hợp các hoạt động của tổ 4 trong tháng vừa qua như sau:

1. Về học tập:

- Trong tháng qua cả tổ đi học chuyên cần, đúng giờ. (Chỉ có 1 trường hợp bị ốm có giấy xin phép).

- Thực hiện nội quy học tập nghiêm túc: học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ.

- Có ý thức tốt trong phát biểu xây dựng bài.

Kết quả: 22 điểm giỏi, 18 điểm khá, không có điểm trung bình yếu kém. Tiêu biểu trong học tập của tổ có bạn Diễm Mi đạt 6 điểm 10.

2. Về lao động:

- Có một buổi tham gia làm vệ sinh trường lớp: tổ tham gia đầy đủ nhiệt tình.

- Tổ thống nhất đề nghị biểu dương: bạn Diễm Mi, Huy Khánh và Trung Kiên.

Tổ trưởng

Thành

Lưu Đức Thành

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên