Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 có đáp án (5 phiếu)
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần Tuần 5 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Cuộc họp của chữ viết, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Bạn Hoàng đã mắc lỗi gì khi viết ?
A. Viết sai lỗi chính tả.
B. Hoàn toàn không biết chấm câu.
C. Viết chữ rất xấu và ẩu.
Câu 2: Tại sao bạn nhỏ lại được coi là người lính dũng cảm ?
A. Vì bạn đã sửa lại hàng rào.
B. Vì bạn ấy là người duy nhất chui qua hàng rào
C. Vì bạn đã biết nhận lỗi và sửa lỗi sai của mình.
Câu 3: Sau khi nghe bác A đọc đoạn văn bạn Hoàng viết, mọi người có suy nghĩ gì?
A. Cười rộ lên.
B. Mọi người lắc đầu chê Hoàng viết ẩu.
C. Mọi người xì xào vì không hiểu nghĩa của đoạn văn đó.
Câu 4: Bác chữ A đưa ra biện pháp gì để giúp đỡ Hoàng ?
A. Bác sẽ phụ trách việc nhắc nhở Hoàng.
B. Hoàng phải tự thay đổi cách viết của mình.
C. Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi muốn chấm câu.
Câu 5: Nội dung câu truyện:" Người lính dũng cảm" nói về điều gì ?
A. Không nên nghịch ngợm.
B. Phải biết nhận lỗi
C. Người dám nhận lỗi là người dũng cảm
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Gạch chân hình ảnh được so sánh với nhau trong các câu dưới đây :
a) “Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
b) “Anh em như thể tay chân”
c) “Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng”
Bài 2: Điền vào chỗ trống l hoặc n:
- ...ung …inh, …o …ê, …ười biếng, …ang thang, cái …ơ, …ao đao
Bài 3: Điền vào chỗ trống en hoặc eng:
- đan x…, ch… chúc, cái x…, màu đ…
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
B |
C |
C |
C |
C |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Gạch chân từ ngữ so sánh trong các câu dưới đây :
a) “Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
b) “Anh em như thể tay chân”
c) “Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng”
Bài 2: Điền vào chỗ trống l hoặc n:
- lung linh, no nê, lười biếng, lang thang, cái nơ, lao đao
Bài 3: Điền vào chỗ trống en hoặc eng:
- đan xen, chen chúc, cái xẻng, màu đen
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần Tuần 5 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Cuộc họp của chữ viết, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Cuộc họp của chữ viết mở vào thời gian nào ?
A. Trước giờ vào lớp.
B. Ngày nghỉ.
C. Vừa tan học
Câu 2: Con hãy tìm hình ảnh so sánh trong câu thơ sau :
"Sau làn mưa bụi tháng ba
Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu."
A. Làn mưa bụi được so sánh với lửa thiêu.
B. Làn mưa bụi được so sánh với lá tre.
C. Lá tre được so sánh với lửa thiêu.
Câu 3: Thầy giáo mong chờ điều gì ở những học sinh trong lớp ?
A. Thầy mong ai đó sẽ phát hiện ra bạn mắc lỗi.
B. Thầy mong bạn nào phạm lỗi sẽ dũng cảm nhận lỗi.
C. Thầy mong bạn nào phạm lỗi sẽ dũng cảm nhận lỗi và sẵn sàng sửa lỗi.
Câu 4: Nội dung câu chuyện “Cuộc họp của chữ viết” là gì ?
A. Khi viết không thể thiếu dấu chấm.
B. Nói lên tầm quan trọng của dấu chấm, khi đánh dấu chấm sai vị trí sẽ làm cho người đọc hiểu lầm ý của câu.
C. Sự cẩu thả của bạn Hoàng.
Câu 5: Khi không có ai đứng lên nhận lỗi, thái độ của thầy giáo như thế nào ?
A. Thất vọng
B. Giận dữ
C. Buồn bã
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Gạch chân tên những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau :
“Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè , hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh”
Bài 2:
Điền vào chỗ trống l hoặc n:
- ...úa...ếp/.............
-.....e.....ói/............
-.....o.....ắng/.............
-......ời....ói/..............
Bài 3: Điền vào chỗ trống en hoặc eng:
- giấy kh...../............
- cái x........./.............
- thổi kh........./.............
- đánh k........./..............
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
C |
C |
C |
B |
C |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Gạch chân tên những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau :
“Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè , hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh”
Bài 2: Điền vào chỗ trống l hoặc n:
- lúa nếp
- le lói
- lo lắng
- lời nói
Bài 3: Điền vào chỗ trống en hoặc eng:
- giấy khen
- cái xẻng
- thổi khèn
- đánh kẻng
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần Tuần 5 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Cuộc họp của chữ viết và Người lính dũng cảm trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Bạn Hoàng đã mắc lỗi gì khi viết ?
A. Viết sai lỗi chính tả.
B. Hoàn toàn không biết chấm câu.
C. Viết chữ rất xấu và ẩu.
Câu 2: Tại sao bạn nhỏ lại được coi là người lính dũng cảm ?
A. Vì bạn đã sửa lại hàng rào.
B. Vì bạn ấy là người duy nhất chui qua hàng rào
C. Vì bạn đã biết nhận lỗi và sửa lỗi sai của mình.
Câu 3: Sau khi nghe bác A đọc đoạn văn bạn Hoàng viết, mọi người có suy nghĩ gì?
A. Cười rộ lên.
B. Mọi người lắc đầu chê Hoàng viết ẩu.
C. Mọi người xì xào vì không hiểu nghĩa của đoạn văn đó.
Câu 4: Bác chữ A đưa ra biện pháp gì để giúp đỡ Hoàng ?
A. Bác sẽ phụ trách việc nhắc nhở Hoàng.
B. Hoàng phải tự thay đổi cách viết của mình.
C. Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi muốn chấm câu.
Câu 5: Nội dung câu truyện:" Người lính dũng cảm" nói về điều gì ?
A. Không nên nghịch ngợm.
B. Phải biết nhận lỗi
C. Người dám nhận lỗi là người dũng cảm
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Gạch chân từ ngữ so sánh trong các câu dưới đây :
a) “Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
b) “Anh em như thể tay chân”
c) “Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng”
Bài 2: Điền vào chỗ trống l hoặc n:
- ...ung …inh, …o …ê, …ười biếng, …ang thang, cái …ơ, …ao đao
Bài 3: Điền vào chỗ trống en hoặc eng:
- đan x…, ch… chúc, cái x…, màu đ…
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
B |
C |
C |
C |
C |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Gạch chân từ ngữ so sánh trong các câu dưới đây :
a) “Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
b) “Anh em như thể tay chân”
c) “Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng”
Bài 2: Điền vào chỗ trống l hoặc n:
- lung linh, no nê, lười biếng, lang thang, cái nơ, lao đao
Bài 3: Điền vào chỗ trống en hoặc eng:
- đan xen, chen chúc, cái xẻng, màu đen
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần Tuần 5 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Người lính dũng cảm, Cuộc họp của chữ viết và Mùa thu của em trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Máy bay địch trong:" Người lính dũng cảm” là con vật gì ?
A. Là chú ong thợ.
B. Là chú chuồn chuồn ngô.
C. Là chú bướm vàng.
Câu 2: Các chữ cái và dấu câu trong truyện:" Cuộc họp của chữ viết", họp bàn việc gì ?
A. Bàn về việc giúp đỡ bạn Hoàng trong học tập.
B. Bàn về việc bạn Hoàng viết chữ rất ẩu.
C. Bàn về việc giúp đỡ bạn Hoàng biết cách chấm câu.
Câu 3: Bài thơ "Mùa thu của em", KHÔNG tả những màu sắc nào của mùa thu?
A. sắc vàng của hoa cúc
B. màu xanh của cốm mới
C. màu hồng của cánh sen
Câu 4: Trong đoạn thơ sau, tác giả dùng cách gì để so sánh các sự vật với nhau ?
"Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh."
A. Dùng từ so sánh.
B. Dùng dấu gạch ngang (-).
C. Không dùng từ so sánh và dấu gạch nối.
Câu 5: Ai là người quyết định chui qua hàng rào trong truyện "Người lính dũng cảm" ?
A. Viên tướng.
B. Chú lính.
C. Tất cả tướng sĩ.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Điền vào chỗ trống l hay n:
a) Hoa ....ựu ....ở đầy một vườn đỏ ....ắng
b) ....ũ bướm vàng ...ơ đãng ....ướt bay qua.
Bài 2: Điền vào chỗ trống en hoặc eng:
a)
Tháp Mười đẹp nhất bông s.....
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
b)
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây ch.... đá, lá ch.... hoa.
Bài 3: Gạch chân các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau.
a)
Bế cháu ông thủ thỉ:
Cháu khỏe hơn ông nhiều
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng
b)
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
B |
C |
C |
B |
B |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Điền vào chỗ trống l hay n:
a) Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
b) Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
Bài 2: Điền vào chỗ trống en hoặc eng:
a)
Tháp Mười đẹp nhất bông sen.
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
b)
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Bài 3: Gạch chân các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau.
a)
Bế cháu ông thủ thỉ:
Cháu khỏe hơn ông nhiều
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng
b)
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần Tuần 5 có đáp án (Phiếu số 5)
Thời gian: phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
LỜI KHUYÊN CỦA BỐ
Con yêu quý của bố
Học quả là khó khăn gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả. Cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi ngay vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học ...
Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt trong sự dã man.
Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia ! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường ! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.
( Theo A-mi-xi )
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Người bố khuyên con nghĩ đến tấm gương học tập của những ai ?
A. Người thợ, người lính ở thao trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc.
B. Người thợ, người lính ở chiến trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc.
C. Người thợ, người nông dân trên đồng, em nhỏ bị câm hoặc điếc.
Câu 2. Người bố đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào để nói về việc học tập ?
A. Sách vở là chiến trường, lớp học là vũ khí, sự ngu dốt là thù địch.
B. Sách vở là vũ khí, lớp học là thao trường, sự ngu dốt là thù địch.
C. Sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch.
Câu 3. Người bố mong con mình là người “chiến sĩ” có những phẩm chất gì ?
A. Can đảm, luôn luôn cố gắng, hăng say và phấn khởi.
B. Can đảm, luôn luôn cố gắng, không bao giờ hèn nhát.
C. Can đảm, luôn thích đi học, không bao giờ hèn nhát.
Câu 4. Theo em, vì sao người bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi ?
A. Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tinh thần phấn khởi, vui tươi.
B. Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tìm thấy niềm vui trong lao động.
C. Vì bố muốn con tự giác, hăng say học tập và phấn khởi với nhiều điểm cao.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :
a) l hoặc n
- ...úa...ếp/.............
-.....e.....ói/............
-.....o.....ắng/.............
-......ời....ói/..............
b) en hoặc eng
- giấy kh...../............
- cái x........./.............
- thổi kh........./.............
- đánh k........./..............
Câu 2. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau :
a)
Con yêu mẹ bằng trường học
Cả ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ.
( Xuân Quỳnh )
b)
Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con .
( Trần Đăng Khoa )
c)
Công cha cao hơn núi
Nghĩa mẹ dài hơn sông
Suốt đời em ghi nhớ
Khắc sâu tận đáy lòng.
( Lý Hải Như )
Câu 3.
Em hãy ghi lại những dự kiến về nội dung trao đổi trong cuộc họp tổ bàn về việc xây dựng môi trường học tập thân thiện ở tổ em.
Gợi ý :
a) Mục đích của cuộc họp tổ là gì ?
b) Tình hình học tập đầu năm của tổ ra sao ( chú ý về tinh thần học tập và kết quả đạt được ở các môn học của các bạn trong tổ ). Nêu nguyên nhân và cách khắc phục ( nếu có hạn chế, khuyết điểm )
c) Phân công công việc ( trách nhiệm ) của từng thành viên trong tổ.
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
A |
C |
B |
A |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :
a) l hoặc n
- lúa nếp
- le lói
- lo lắng
- lời nói
b) en hoặc eng
- giấy khen
- cái xẻng
- thổi khèn
- đánh kẻng
Câu 2. Gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau :
a)
Con yêu mẹ bằng trường học
Cả ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ.
( Xuân Quỳnh )
b)
Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con .
( Trần Đăng Khoa )
c)
Công cha cao hơn núi
Nghĩa mẹ dài hơn sông
Suốt đời em ghi nhớ
Khắc sâu tận đáy lòng.
( Lý Hải Như )
Câu 3.
Em hãy ghi lại những dự kiến về nội dung trao đổi trong cuộc họp tổ bàn về việc xây dựng môi trường học tập thân thiện ở tổ em.
a) Lí do và mục đích cuộc họp:
Thưa các bạn! Hôm nay, tôi triệu tập cuộc họp tổ, bàn về việc xây dựng môi trường học tập thân thiện, nhằm đưa tổ ta trở thành một tổ dẫn đầu về chất lượng học tập, không còn bạn nào bị yếu kém nữa.
b) Tình hình chất lượng học tập của cả tổ ta hiện nay:
Từ đầu năm đến nay, trong sổ theo dõi chất lượng học tập của tổ mà tôi có được thì bạn Hà có ba bài môn Tiếng Việt bị điểm bốn và hai bài môn Toán bị điểm ba. Các môn còn lại tuy trên điểm trung bình nhưng không cao lắm. Các bạn khác trong tổ đều đạt khá giỏi trở lên.
c) Nguyên nhân:
Là từ đầu năm đến nay, mạnh ai nấy học. Chúng ta chưa có sự quan tâm đến nhau. Vì vậy, tôi đề nghị các bạn hãy bàn bạc thảo luận xem có cách gì giúp đỡ cho bạn Hà, để bạn ấy học tốt hơn không? Mong các bạn có nhiều ý kiến đóng góp!.
d) Biện pháp giúp đỡ:
Sau khi tổ thảo luận, tổ trưởng tập hợp và đi đến thống nhất các biện pháp như sau:
+ Tăng cường học nhóm chủ yếu giải các bài tập môn Toán và Tiếng Việt.
+ Đến lớp trước 15 phút để truy bài.
+ Mỗi tuần tiến hành học nhóm 3 buổi: từ 14 giờ đến 16 giờ ngày thứ 3, 4, 5.
+ Nhóm của Hà, khi học nhóm, được tăng cường thêm 3 bạn cho 3 buổi (bạn Hoa ngày thứ 3, bạn Hùng ngày thứ 4 và tối ngày thứ 5).
+ Trước các buổi học 15 phút, tổ trưởng cùng bạn Hà truy bài cho nhau. Còn các bạn khác ghép theo từng cặp một để truy bài.
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 6 có đáp án ( phiếu)
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 7 có đáp án ( phiếu)
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 8 có đáp án ( phiếu)
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 9 có đáp án ( phiếu)
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 10 có đáp án ( phiếu)
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)