Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 có đáp án (5 phiếu)

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1:

Ý nghĩa của Thư thăm bạn?

A. Ca ngợi tấm lòng hảo tâm của một số người trong xã hội

B. Tình cảm yêu mến, thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng với bạn của người viết thư

C. Cho thấy được những mất mát to lớn mà thiên tai,lũ lụt đã gây ra

D. Phê phán thái độ vô trách nhiệm, vô tâm của một số người trước những mất mát mà thiên tai, lũ lụt gây ra

Câu 2:

Đọc lại câu chuyện “Người ăn xin” và cho biết: theo em cậu bé đã nhận được gì từ ông lão?

A. Nhận được cái xiết tay đáp lại từ ông lão

B. Nhận được lòng biết ơn, sự đồng cảm của ông lão

C. Nhận được nụ cười vui vẻ của ông lão

D. Nhận được những giọt nước mắt hạnh phúc của ông lão

Câu 3:

Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng

a. Trước lời đề nghị của Loan, Hoa đã ngâm nghi cả ngày dài.

b.  Chiều chời bảng lảng bóng hoàng hôn,

 Tiếng ốc xa đưa vẳng chống đồn.

Câu 4:

Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng

a. Về tới thị xả, Long mới có thể yên tâm nghĩ ngơi thư giãn

b. Chái cây trong vườn đã trín từ bao giờ

Câu 5:

Xác định các từ đơn có trong đoạn văn sau:

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Cứ chốc chốc, tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa hai chân lên vuốt râu.

Câu 6:

Trong những câu dưới đây, từ in đậm nào là từ phức

A. Bà nội lên chơi mang cho nhà em một hũ tương rất ngon

B. Mẹ ốm, nhà cửa vắng bóng mẹ như cũng buồn theo

C. Nhờ bạn giúp đỡ, lại quyết tâm học tập, năm nay Linh đã đạt được danh hiệu học sinh tiên tiến.

D. Loan vô cùng thích cái rét ngọt ngào, lành lạnh của những ngày đầu đông.

Câu 7:

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ nói về tinh thần đoàn kết dưới đây

a. Chị ngã …

b. Anh em như thể chân tay

Rách lành … dở hay …

c. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây …. Lại nên hòn núi cao

Câu 8:

Em hãy nối các câu thành ngữ, tục ngữ ở cột A với ý nghĩa tương ứng ở cột B

A

B

a. Môi hở răng lạnh

1. Môi và răng là 2 bộ phận của liên hệ mật thiết với nhau, môi hở thì răng sẽ lạnh-> Những người thân, ruột thịt, hàng xóm,láng giềng,… nên biết sống yêu thương, giúp đỡ lần nhau

b. Máu cháy ruột mềm

2. Giúp đỡ, san sẻ cho nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn

c. Nhường cơm sẻ áo

3. Người khỏe mạnh cưu mang, giúp đỡ những người yếu. Người may mắn giúp đỡ người bất hạnh, người giàu giúp đỡ người nghèo

d. Lá lành đùm lá rách

4. Người thân gặp hoạn nạn, những người khác đều đau lòng, thương xót


Câu 9:

Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì?

a) Nêu lí do và mục đích viết thư

b) Thăm hỏi tình hình của người nhận thư

c) Thống kê, báo cáo đầy đủ quá trình, quy trình hoạt động động của hoạt động đã qua

d) Thông báo tình hình của người viết thư

e) Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư

f) Trình bày rõ yêu cầu, nguyện vọng muốn đề đạt lên cấp trên

Câu 10:

Giả sử bố (mẹ) em đi xa không có ở nhà, hãy viết thư cho bố (mẹ) để thăm hỏi và kể cho bố (mẹ) nghe tình hình ở nhà

Đáp án:

Câu 1:

Ý nghĩa của Thư thăm bạn:

Tình cảm yêu mến, thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng với bạn của người viết thư

Đáp án đúng: B.

Câu 2:

Cậu bé nhận được từ ông lão lòng biết ơn và sự đồng cảm (ông lão hiểu tấm lòng của cậu)

Cậu bé không có gì cho ông lão, chỉ có tấm lòng. Ông lão không nhận được vật gì, nhưng quý tấm lòng của cậu. Hai con người, hai thân phận, hai hoàn cảnh khác nhau nhưng vẫn có thể cho nhau và nhận được từ nhau nhiều thứ thật quý giá hơn cả tài sản vật chất

Đáp án đúng: B. Nhận được lòng biết ơn, sự đồng cảm của ông lão

Câu 3:

         Chiều chời bảng lảng bóng hoàng hôn,

         Tiếng ốc xa đưa vẳng chống đồn.

chời -> trời, chống -> trống

Câu 4:

a. Về tới thị xả, Long mới có thể yên tâm nghĩ ngơi thư giãn

xả -> xã, nghĩ -> nghỉ

b. Chái cây trong vườn đã trín từ bao giờ

Chái -> Trái, trín -> chín

Câu 5:

Bởitôi ăn uống điều độ làm việc chừng mực nêntôi chóng lớn lắm. Cứ chốc chốc, tôilại trịnh trọng khoan thai đưahaichânlên vuốt râu.

Các từ đơn có trong đoạn văn là: bởi, tôi, và, nên, tôi, lắm, cứ, tôi, lại, và, đưa, hai, chân, lên

Câu 6:

Hướng dẫn giải

Các từ in đậm đó, em thử tìm cách tách ra đặt một từ vào giữa sao cho hợp lí, nếu như có thể đặt được một từ vào giữa chứng tỏ tổ hợp của chúng không được vững chắc -> chúng là hai từ đơn

Nếu như không thể đặt được

Lành lạnh là từ phức

Mẹ ốm, Nhờ bạn, rất ngon là hai từ đơn được ghép lại. Bởi vì với các từ này ta có thể thêm được một từ vào xen kẽ ví dụ: Mẹ bị ốm, nhờ có bạn, rất là ngon chứng tỏ tổ hợp của chúng không được vững chắc nên chúng là hai từ đơn.

Đáp án đúng: D. Loan vô cùng thích cái rét ngọt ngào, lành lạnh của những ngày đầu đông.

Câu 7:

a. Chị ngã em nâng

b. Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

c. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu 8:

Hướng dẫn giải

a – 1: Môi hở răng lạnh - Môi và răng là 2 bộ phận của liên hệ mật thiết với nhau, môi hở thì răng sẽ lạnh

-> Những người thân, ruột thịt, hàng xóm,láng giềng,… nên biết sống yêu thương, giúp đỡ lần nhau

b – 4 : Máu chảy ruột mềm:  Máu chạy ra thì đau tận trong ruột gan

-> Người thân gặp hoạn nạn, những người khác đều đau lòng, thương xót

c – 2: Nhường cơm sẻ áo : Nhường cơm, nhường áo cho nhau

-> Giúp đỡ, san sẻ cho nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn

d – 3: Lá lành đùm lá rách: lấy lá lành bọc lá rách cho khỏi hở

-> Người khỏe mạnh cưu mang, giúp đỡ những người yếu. Người may mắn giúp đỡ người bất hạnh, người giàu giúp đỡ người nghèo

Đáp án đúng: a – 1, b – 4, c – 2, d – 3

Câu 9:

Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung sau:

a) Nêu lí do và mục đích viết thư

b) Thăm hỏi tình hình của người nhận thư

d) Thông báo tình hình của người viết thư

e) Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư

Câu 10:

Hướng dẫn giải

Xác định một số nội dung chính của bức thư:

- Đề bài yêu cầu viết thư cho ai? -> Viết cho mẹ

- Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì? -> Hỏi thăm và kể cho mẹ nghe tình hình ở nhà

- Cần thăm hỏi bạn những gì? -> Sức khỏe, công việc của mẹ

- Cần kể cho bạn nghe những gì ? -> Việc nhà, việc của từng thành viên trong gia đình

- Nên chúc bạn, hứa hẹn những điều gì? -> chúc mẹ sớm hoàn thành công việc, mong mẹ mau về

Tham khảo:

Hải Dương, ngày 19 tháng 6 năm 2018

Mẹ thân yêu!

Mẹ ơi con nhớ mẹ nhiều lắm! Mẹ ở bên ấy có khỏe không ạ? Công việc của mẹ có thuận lợi không ạ? Chừng nào thì mẹ có thể về với chúng con? Ba bố con con vẫn mong mẹ về từng ngày. Hôm nay bố nói sẽ đi qua bưu điện nên con viết bức thư này cho mẹ rồi nhờ bố đi gửi cho con đấy mẹ ạ.

Ba bố con con ở nhà vẫn ổn, mẹ cứ yên tâm nhé. Nhà cửa không có lộn xộn như mẹ nghĩ đâu ạ. Hằng ngày bố vẫn đi làm đều đặn, chúng con vẫn đi học chuyên cần và trở về nhà vào buổi tối. Bố về còn đi chợ và nấu cơn cho chúng con ạ, tuy là bố nấu không ngon bằng mẹ nhưng tay nghề cũng được lắm mẹ ạ. Chị em con thay phiên nhau làm việc nhà phụ bố, tối đến vẫn nhớ phải đóng các cửa cẩn thận mới đi ngủ.

Hằng ngày mọi thứ vẫn diễn ra đều đặn như vậy nhưng mà mọi người đều nhớ mẹ lắm ạ. Ba bố con con vẫn nhắc tới mẹ thường xuyên. Em Bống bữa tối nào cũng hỏi bao giờ mẹ về. Mẹ ơi cả Micky dạo này cũng lười ăn hơn hẳn, tối đến em cún cứ tới nằm ở gầm bàn làm việc của mẹ kêu ư ư. Chắc là Micky cũng đang nhớ mẹ lắm đấy ạ.

Hôm nay bố đăng ký cho con tham gia lớp học bơi rồi mẹ ạ. Con gái mẹ sẽ cố gắng để sau mùa hè này sẽ có một thân hình cân đối và thật khỏe mạnh. Em Bống đi nhà trẻ còn được cô giáo tuyên dương  đấy mẹ ạ, tuần nào em cũng nhận được phiếu bé ngoan, em Bống xếp vào hộp cẩn thận đợi mẹ về mới khoe đấy ạ. Bố dạo này vừa đi làm, vừa bận chăm chúng con và lo hết công việc nhà, hôm nay con nhìn thấy trên đầu bố có thêm vài sợi tóc bạc. Con thương bố và mẹ nhiều lắm ạ.

Thư đã dài, con dừng bút đây mẹ ạ. Mẹ ở bên đó giữ gìn sức khỏe và công tác tốt mẹ nhé.Ba bố con con ngày nào cũng mong mẹ về! Bố nói chờ mẹ về thì cả nhà mình sẽ đi du lịch mấy hôm mẹ ạ.

Con gái lớn của mẹ

Ngọc

Nguyễn Minh Ngọc

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

I/ Bài tập về đọc hiểu

Một vị bác sĩ

      Xưa có một vị bác sĩ danh tiếng, lòng nhân đạo vang dội khắp nơi. Một ngày nọ, người ta mời ông đến chữa bệnh miễn phí cho một người đàn ông nghèo, thất nghiệp. Ông không từ chối.

      Sau khi khám mạch cho bệnh nhân, bác sĩ bảo với vợ người bệnh : “Thôi, tôi hiểu bệnh của anh ấy rồi ! Đây là thuốc chị cần cho anh ấy dùng để mau khỏi”. Nói xong, ông đưa cho chị ta một cái hộp to, nặng rồi ra về.

     Các bạn có biết hộp đựng gì không ? Thật bất ngờ, khi chị vợ mở hộp ra cho chồng uống thuốc, chị kinh ngạc thấy toàn tiền là tiền. Tiền nén, tiền vàng nhiều vô kể so với kẻ nghèo khổ, bần hàn như gia đình chị. Như một lẽ tự nhiên, anh chồng hết bệnh ngay sau khi có món tiền đó. Thật ra anh không có bệnh gì ngoài chứng buồn khổ vì nghèo đói và thất nghiệp. Vị bác sĩ nhân ái kia đã thấu hiểu điều đó và cho một bài thuốc “ trúng bệnh”. Đấy là hành động mà đôi vợ chồng kia không bao giờ quên trong suốt cuộc đời. Về sau mọi người đều biết vị cứu tinh cao quý nọ chính là ngài Gâu-xmit – một con người cho đến nay vẫn được ca ngợi trong lịch sử y học.

(Theo Nguyễn Phúc)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Vì sao thứ thuốc mà bác sĩ cho người đàn ông nghèo uống lại khiến người vợ phải kinh ngạc ?

a - Vì nó có quá nhiều vị thuốc rất quý

b – Vì đó không phải là thuốc mà toàn là tiền

c – Vì đó là hộp chứa đầy vàng bạc quý giá

2. Sau khi nhận được “ thuốc” của vị bác sĩ, bệnh tình của người đàn ông thế nào?

a - Vẫn không khỏi bệnh

b -  Sức khỏe khá dần lên

c - Hết bệnh ngay

3. Nguyên nhân nào khiến người đàn ông mắc bệnh ?

a - Buồn khổ vì không có tiền mua thuốc

b - Buồn khổ vì nghèo đói và thất nghiệp

c - Chưa có bài thuốc nào chữa đúng bệnh

4. Lí do nào chủ yếu khiến vị bác sĩ xác định đúng “bệnh” và chữa khỏi “bệnh” cho người đàn ông?

a - Vì có trình độ giỏi và tay nghề cao

b - Vì luôn chữa miễn phí cho bệnh nhân

c - Vì biết cảm thông và có lòng nhân ái

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1:  Tìm 2 từ ngữ có tiếng tin đậm vào ô trống:

tranh

chanh

trái

chải

M: tranh giành





trổ

trỗ

chẻ

chẽ





Câu 2: Gạch chéo ( / ) để phân tách các từ trong hai câu thơ dưới đây và viết vào 2 nhóm

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi

Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt.

(Tố Hữu)

- Từ đơn …………………………

- Từ phức …………………………

Câu 3: Tìm từ khác nhau có tiếng “nhân” điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:

a. Bác Tâm đã mở rộng vòng tay……………đón nhận những đứa trẻ gặp khó khăn.

b. Hội đã lập quỹ…………………… để giúp đỡ những người không nơi nương tựa

c. Ở xóm tôi ai cũng khen bà cụ Bính là một người …………………………..

Câu 4:

a) Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp

Bé cầm quả lê to và hỏi xem đó có phải lê không chia thành nhiều miếng như cam là để dành cho bé phải không.Quả lê nói là lê không chia thành nhiều múi không phải để dành riêng cho bé mà để bé biếu bà cả quả. Bé reo lên vui vẻ rồi đem biếu quả lê cho bà.

(Lời dẫn trực tiếp):

.............................................................................................

b. Dựa vào câu mở đoạn viết 4-5 câu để hoàn chỉnh đoạn thư thăm hỏi ông bà:

Bà ơi, dạo này bà có khỏe không?.................................................

Đáp án:

I/ Bài tập về đọc hiểu

1. Thứ thuốc mà bác sĩ cho người đàn ông nghèo uống lại khiến người vợ phải kinh ngạc vì: đó khong phải là thuốc mà toàn là tiền.

Chọn đáp án: b

2. Sau khi nhận được “thuốc” của vị bác sĩ, bệnh tình của người đàn ông hết bệnh ngay.

Chọn đáp án: c

3. Nguyên nhân khiến cho người đàn ông mắc bệnh là do buồn khổ vì nghèo đói và thất nghiệp.

Chọn đáp án: b

4. Lí do chủ yếu khiến vị bác sĩ xác định đung “bệnh” và chữa khỏi “bệnh” cho người đàn ông là vì biết cảm thông và có lòng nhân ái.

Chọn đáp án: c

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1.

tranh

chanh

trái

chải

bức tranh, tranh đấu

quả chanh, lanh chanh

trái cây, sai trái

chải chuốt, bươn chải


trổ

trỗ

chẻ

chẽ

trổ bông, trổ tài

lúa trỗ, trỗ cờ

chẻ củi, chẻ tre

chặt chẽ, chẽ cau


2.

Đẹp / vô cùng / Tổ quốc / ta / ơi

Rừng / cọ,/ đồi / chè ,/ đồng / xanh / ngào ngạt./

- Từ đơn: đẹp, ta, ơi, rừng, cọ, đồi, chè, đồng, xanh

- Từ phức: vô cùng, Tổ quốc, ngào ngạt

3.

a. Bác Tâm đã mở rộng vòng tay nhân ái đón nhận những đứa trẻ gặp khó khăn.

b. Hội đã lập quỹ nhân đạo để giúp đỡ những người không nơi nương tựa

c. Ở xóm tôi ai cũng khen bà cụ Bính là một người nhân hậu

4.

a) Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp:

Bé cầm quả lê to và hỏi :

- Lê ơi ! Sao lê không chia thành nhiều múi như cam ? Có phải lê muốn để dành riêng cho tôi không ?

Quả lê đáp :

- Tôi không chia thành nhiều múi không phải để dành riêng cho bạn mà để bạn biếu bà cả quả đấy !

Bé reo lên vui vẻ :

- A, đúng rồi !

Rồi bé đem biếu quả lê cho bà.

b) Hoàn chỉnh đoạn thư thăm ông bà:

Bà ơi dạo này bà có khỏe không? Cháu ở trên này nhớ bà nhiều lắm. Cháu nhớ những ngày ở cùng bà được bà chăm sóc, yêu thương. Cháu sẽ cố gắng học thật tốt để hè tới lại được về quê với bà. Bà giữ gìn sức khỏe nhé! Cháu yêu bà.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Bài 1: Điền từ phù hợp với nghĩa của từ vào ô trống tương ứng:

Nghĩa của từ

Từ

a)  Có lòng thương người, ăn ở có tình, có nghĩa

………………………………………………….

b)  Kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì

một mục đích chung.

…………………………………………………..

c) Giúp đỡ và che chở với tất cả tình thương

…………………………………………………..

d) Giúp để làm giảm bớt khó khăn cho người khác

…………………………………………………..

Bài 2: Nối câu dùng dấu hai chấm với tác dụng của dấu hai chấm trong câu đó:

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

 Bài 3: Khoanh vào chữ cái trước ý em chọn:

1.Muốn tả ngoại hình của nhân vật cần chú ý tả những gì?

     a. Vóc người

     b. Khuôn mặt

     c. Cuộc sống

     d. Tính cách

     đ. Lời nói

     e. Y phục

2.Đặc điểm ngoại hình tiêu biểu của nhân vậtn nói lên điều gì ?

     a. Cha mẹ của nhân vật

     b. Thân phận của nhân vật

     c. Tính cách của nhân vật

     d. Nơi làm việc của nhân vật

Bài 4: Hãy tả ngoại hình kết hợp tính cách của một thầy giáo hoặc cô giáo mà em yêu quý.

Đáp án:

Bài 1: Điền từ phù hợp với nghĩa của từ vào ô trống tương ứng:

Nghĩa của từ

Từ

a)  Có lòng thương người, ăn ở có tình, có nghĩa

Nhân hậu, tôt bụng

b)  Kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì

một mục đích chung.

Đoàn kết

c) Giúp đỡ và che chở với tất cả tình thương

Đùm bọc.

d) Giúp để làm giảm bớt khó khăn cho người khác

Giúp đỡ

Bài 2: Nối câu dùng dấu hai chấm với tác dụng của dấu hai chấm trong câu đó:

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

Bài 3: Khoanh vào chữ cái trước ý em chọn:

1.Muốn tả ngoại hình của nhân vật cần chú ý tả những gì?

     a. Vóc người

     b. Khuôn mặt

     đ. Lời nói

     e. Y phục

2.Đặc điểm ngoại hình tiêu biểu của nhân vật nói lên điều gì ?

     b. Thân phận của nhân vật

     d. Nơi làm việc của nhân vật

Bài 4: Hãy viết bài văn tả ngoại hình kết hợp tính cách của một thầy giáo hoặc cô giáo mà em yêu quý.

Bài tham khảo

Người ta vẫn thường nói cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của chúng ta. Tôi vẫn nhớ như in cô Nga - người mẹ hiền đầu tiên của tôi ở trường. Cô đã nắm tay tôi đi vào khung cửa lớp Một với bao niềm bỡ ngỡ. 

Cô thường thướt tha trong tà áo dài truyền thống bởi dáng người cô thanh mảnh. Mái tóc đen dài ngang lưng, thẳng mượt càng làm cô rạng rỡ và mang nét đặc trưng của người con gái đất Việt. Gương mặt trái xoan lúc nào cùng bừng sáng nhờ đôi mắt bồ câu đen láy. Đôi mắt ấy lấp lánh như hai vì sao đêm giữa thảm trời rộng lớn. Chiếc mũi cao dọc dừa thon thon ngay trên khóe miệng nhỏ nhắn. Mỗi khi cô cười, hàm răng trắng tinh như muối lại lộ ra. Chiếc răng khểnh lại càng làm nụ cười cô thêm phần rạng rỡ.

Ngày dạy tôi lớp Một, cô Nga mới hơn hai mươi tuổi, trẻ trung, xinh đẹp và tâm huyết với học sinh. Tôi nhớ nhất bàn tay búp măng thon dài của cô. Bàn tay ấy đã cầm bàn tay bé nhỏ của tôi tập viết những nét chữ đầu tiên. Mỗi ngày, cô đều cất giọng trầm ấm giảng bài miệt mài trên lớp. Nhờ giọng nói ấy cùng những lời động viên, những cô cậu sáu tuổi nghịch ngợm đã trở thành những học sinh lớp Một ngoan ngoãn.

Tôi rất quý cô Nga. Dù không còn học ngôi trường ấy, tôi vẫn nhớ về cô như một người mẹ đặc biệt. Tôi ước mong khi lớn lên, mình cũng trở thành một cô giáo hiền từ, giỏi giang như cô.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

I. Bài tập đọc hiểu

Bé Na bừng tỉnh khi nghe tiếng Gà Trống gáy “Ò…ó…o…”. Bé mở tròn đôi mắt ngắm nhìn ông Mặt Trời buổi sớm, đang chiếu những tia nắng đầu tiên xuống khu vườn. Bé Na thầm hỏi: “Bây giờ là mùa nào nhỉ?”.

Chị Bướm bay qua tung đôi cánh mềm như nhung, khẽ nói:

- Bé Na ơi, em ngủ lâu quá nên không biết bây giờ sắp sang thu rồi đấy! Em hãy nhìn kìa, bầu trời trong xanh, những đám mây trắng nhởn nhơ bay lượn, không khí mát dịu, thật là thoải mái.

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1. Vào buổi sáng sớm, ông Mặt Trời đang làm gì?

A. Thổi những làn gió mát xuống cả khu vườn

B. Chiếu những tia nắng đầu tiên xuống khu vườn

C. Tưới những dòng nước mát cho bé Na

2. Bây giờ khu vườn đang sắp vào mùa nào trong năm?

A. Mùa xuân

B. Mùa hạ

C. Mùa thu

3. Vì sao bé Na lại không biết bây giờ là mùa nào?

A. Vì bé Na không biết tính ngày tháng

B. Vì bé Na đã ngủ lâu quá

C. Vì bé Na không biết phân biệt các mùa

4. Câu văn “Chị Bướm bay qua tung đôi cánh mềm như nhung” đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ rõ biện pháp tu từ đó.

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

5. Khi sắp sang mùa thu, khu vườn có những đặc điểm gì?

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

1. Chính tả

Em rất thích trồng nhiều cay xanh
Cho con chim nhảy nhót trên cành
Sân chơi sẽ có nhiều bóng mát
 Cho trường em muôn hoa đẹp xinh.

2. Luyện từ và câu

a. Em hãy tìm 5 từ thể hiện lòng nhân hậu. Chọn một trong các từ vừa tìm được để đặt câu.

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

b. Em hãy dùng dấu gạch chéo ( / ) để phân cách các từ trong đoạn thơ sau:

Rung rinh chùm quả mùa xuân
Nhìn ra thì ấm, nhìn gần thì no
Quả nào quả ấy tròn vo
Cành la, cành bỗng thơm tho khắp vườn
Tay ông năm ấy trồng ươm
Bây giờ cháu hái quả thơm biếu bà.
 Viết lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ trên:

- Từ đơn: ….…………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

- Từ phức: ….…………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

3. Tập làm văn

a. Chuyển lời dẫn gián tiếp trong câu văn dưới đây thành lời dẫn trực tiếp

Lời dẫn gián tiếp

Lời dẫn trực tiếp

Gặp Lan, dì Mai liền hỏi xem mẹ Lan có nhà hay không để dì sang nhà nói chuyện một lát.

................................................................................

................................................................................

................................................................................

b. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) miêu tả tính cách của một người bạn của em.

Đáp án:

I. Bài tập đọc hiểu

1. B

2. C

3. B   

4. Câu văn “Chị Bướm bay qua tung đôi cánh mềm như nhung” sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Cụ thể, đã so sánh đôi cánh của chị Bướm với nhung, cả hai cũng cáo đặc điểm chung là mềm mại.

5. Khi sắp sang thu, khu vườn có những đặc điểm chung là bầu trời trong xanh, những đám mây trắng nhởn nhơ bay lượn, không khí mát dịu, thật là thoải mái.

II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

1. Chính tả

- HS trình bày sạch đẹp, chép đúng, đủ chữ.

2. Luyện từ và câu

a. Gợi ý:

- Các từ thể hiện lòng nhân hậu: nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu, nhân từ…

- Đặt câu: Bà Tư là một người phụ nữ giàu lòng nhân ái, khi thường xuyên quyên góp của cải cho người nghèo trên địa bàn thành phố.

b. Gạch như sau:

Rung rinh/ chùm quả/ mùa xuân

Nhìn ra/ thì/ ấm, nhìn gần/ thì/ no

Quả nào/ quả ấy/ tròn vo

Cành la/, cành bỗng/ thơm tho/ khắp/ vườn

Tay ông/ năm ấy/ trồng ươm

Bây giờcháu/ hái/ quả thơm/ biếu/ bà.

Viết lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ trên:

- Từ đơn: thì, ấm, thì, no, khắp, vườn, cháu, hái, biếu, bà.

- Từ phức: rung rinh, chùm quả, mùa xuân, nhìn ra, nhìn gần, quả nào, quả ấy, tròn vo, cành la, cành bỗng, thơm tho, tay ông, năm ấy, trông ươm, bây giờ, quả thơm.

III. Tập làm văn

a. Gợi ý:

Lời dẫn gián tiếp

Lời dẫn trực tiếp

Gặp Lan, dì Mai liền hỏi xem mẹ Lan có nhà hay không để dì sang nhà nói chuyện một lát.

Gặp Lan, dì Mai liền hỏi:

- Lan ơi, mẹ cháu có nhà không? Để dì sang nhà, nói chuyện với mẹ cháu một lát.

b. Bài tham khảo

Mai là người bạn mà em yêu quý nhất. Mai là một cô gái hiền lành và thật thà. Lúc nào cậu ấy cũng nói năng nhỏ nhẹ, dịu dàng. Chưa lúc nào mà em thấy Mai cãi nhau hay lớn tiếng với ai cả. Mỗi khi có ai chọc ghẹo gì, cậu ấy chỉ cười trừ mà thôi. Mỗi khi ai nhờ một điều gì mà mình có thể làm được thì Mai luôn sẵn sàng trợ giúp. Chính những điều ấy khiến em vô cùng quý mến Mai.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1:  Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Hoa mai vàng

Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa. Những cánh hoa ánh lên một sắc vàng muốt mượt mà. Một mùi thơm lừng như nếp hương phảng phất bay ra. Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào. Vì thế, khi cành mai rung rinh cưới với gió xuân, ta liên tưởng đến hình ảnh một đàn bướm vàng rập rờn bay lượn.

(Theo Mùa xuân và phong tục Việt Nam)

a. Em thích hình ảnh so sánh nào trong bài đọc? Vì sao?

b. Em thích hoa đào hay hoa mai? Vì sao?

c. Tác giả miêu tả những đặc điểm nào của hoa mai?

A. Hình dáng, màu sắc, mùi thơm.

B. Hình dáng, màu sắc, mùi thơm, chuyển động.

C. Hình dáng, mùi thơm, chuyển động.

Câu 2:  Khoanh vào chữ cái chỉ từ láy:

A. vui vẻ    C. vui mừng    E. thăm thẳm

B. thơm phức    D. long lanh    G. róc rách

Câu 3: Tìm và gạch dưới các từ láy có trong đoạn văn sau và xếp vào nhóm thích hợp:

Tang tảng sáng, lão hà tiện đã vội vã đến chỗ chôn tiền vàng kiểm tra, khi phát hiện ra tiền vàng không còn nữa, lão loạng choạng, đau đớn rồi ôm mặt khóc rưng rức. Có người thấy vẻ đau khổ của lão liền hỏi nguyên do và an ủi:

- Ông đừng buồn về sự mất mát này nữa, tiền vàng tuy là của ông, nhưng từ trước đến nay ông chưa dùng gì đến nó, như vậy còn có ý nghĩa gì nữa? Bây giờ tuy không còn tiền nữa, nhưng nếu tiền có thể phát huy được tác dụng của nó, thì ông cũng nên cảm thấy vui mừng thay nó chứ, phải không?

(Theo Lão hà tiện)

Câu 4:  Từ “loạng choạng” có nghĩa là gì? Hãy đặt câu có từ loạng choạng.

Câu 5:  Ghi lại sự việc chính (cốt truyện) trong truyện Sự tích hồ Ba Bể.

Đáp án:

Câu 1: 

a.

- Hình ảnh so sánh: “Khi cành mai rung rinh cười trong gió xuân, ta liên tưởng đến hình ảnh một đàn bướm vàng rập rờn bay lượn.”

- Vì qua cách so sánh này, hình ảnh cây mai hiện lên thật sinh động và đẹp mắt, mỗi bông hoa là một chú bướm vàng tinh nghịch.

b. Em thích cả hoa mai và hoa đào. Hoa đào gợi cho em nhớ tới những ngày Tết se se lạnh nhưng vô cùng ấm cúng ở miền Bắc. Còn hoa mai lại gợi cho em thấy một mùa xuân ngập tràn nắng vàng ở miền Nam.

c. Khoanh vào đáp án B.

Câu 2:

Đáp án: Khoanh vào A, D, E, G.

Câu 3: 

Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu

Từ láy có hai tiếng giống nhau ở phần vần

Tang tảng, vội vã, đau đớn, rưng rức, mất mát

Tang tảng, loạng choạng

Câu 4:

- Loạng choạng nghĩa là: ở trạng thái không vững, không giữ được thế thăng bằng, chỉ chực ngã.

- Đặt câu: Chiếc xe loạng choạng như chực đổ.

Câu 5: 

a. Mở đầu:

- Người dân Bắc Kạn mở hội cũng phật.

- Xuất hiện bà lão ăn xin đói rách, gầy còm, lở loét.

b. Diễn biến:

- Mọi người xua đuổi bà lão chỉ có hai mẹ con bà góa đưa cụ về và cho ăn.

- Đêm đến hai mẹ con thấy chỗ bà lão nằm xuất hiện con giao long khiến họ kinh sợ.

- Hôm sau, trước khi đi bà cụ đưa cho 2 mẹ con bà góa gói tro và 2 mảnh vỏ trấu rồi dặn dò dùng chúng để tránh nạn chết chìm. Rồi bà bão ra đi.

- Đêm đó trong vùng bị lũ lụt, 2 mẹ con thoát chết nhờ có những vật bà lão để lại. Họ chèo thuyền đi cứu dân dàng.

c. Kết thúc:

- Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi các môn lớp 4 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk các môn lớp 4.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên