Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6 có đáp án (5 phiếu)

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1:

Đọc lại câu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” và cho biết An-đrây-ca là cậu bé như thế nào?

a) An-đrây-ca rất yêu thương ông,chính bởi vì vậy mà em vẫn mãi luôn dằn vặt bản thân mình về cái chết của ông

b) An-đrây-ca là cậu bé mải chơi, ham vui và vô trách nhiệm trước sự sống chết của người khác

c) An-đrây-ca rất có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của chính bản thân mình

d) An-đrây-ca là cậu bé hèn nhát, yếu đuối, bao nhiêu năm qua vẫn không quên được cái chết của ông

Câu 2:

Ý nghĩa của câu chuyện Chị em tôi?

A. Câu chuyện là lời khuyên học sinh nên biết sống tiết kiệm, không nên mải chơi, tốn kém tiền bạc của bố mẹ.

B. Câu chuyện là lời khuyên học sinh không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, sự tôn trọng của mọi người đối với mình.

C. Câu chuyện là lời khuyên học sinh nên sống nhân hậu, yêu thương và sống chan hòa với những người xung quanh mình.

D. Câu chuyện là lời khuyên học sinh nên biết bảo vệ môi trường, bởi vì môi trường đang ngày ngày bị hủy hoại bởi những hoạt động của con người

Câu 3:

Điền vào chỗ trống những tiếng có chứa âm đầu là hoặc để hoàn thiện đoạn văn sau:

Mùa thu phương bắc có vẻ đẹp yêu kiều của mặt hồ phẳng lặng, nước trong veo, …. biêng biếc. Còn ở đây, miền quê châu thổ …. Cửu Long, gió …. hiu hiu, mặt nước lao xao …. bóng nắng.

Câu 4:

Điền vào chỗ trống những tiếng có chứa dấu hỏi hoặc dấu ngã để hoàn thiện đoạn văn sau:

Đến phiên chợ Tết, … con thường thích theo mẹ đi chợ. Ở đó thật hấp …., ngoài các đồ chơi, còn có nhiều tranh….rất ngộ ….

Câu 5:

Cho các danh từ sau đây em hãy sắp xếp chúng vào hai loại danh từ chung và danh từ riêng

Sông, Cửu Long, vua, Lê Lợi, thành phố, Hồ Chí Minh, tỉnh, Hải Dương, bạn gái, Ngọc Lan

Danh từ chung

Danh từ riêng



Câu 6:

Trong các câu ca dao dưới đây các danh từ riêng đều chưa được viết hoa, em hãy phát hiện các danh từ riêng chưa được viết hoa đó

a.

đồng đăng có phố kì lừa

có nàng tô thị có chùa tam thanh

b.

Sâu nhất là sông bạch đằng

Ba lần giặc đến,ba lần giặc tan.

Cao nhất là núi lam sơn

Có ông lê lợi trong ngàn bước ra


Câu 7:

Em hãy điền các từ gợi ý vào chỗ trống để được một câu hoàn chỉnh

Nhóm hài lớp em luôn là ……. của sự chú ý

Các chiến sĩ Việt Nam luôn …….. với Tổ quốc.

Phạm Hồng Thái là một chiến sĩ cách mạng ………

………. là dịp mà trẻ con háo hức mong chờ nhất trong năm

(Từ gợi ý: trung tâm, Trung thu, trung thành, trung kiên)

Câu 8:

Ghép các nghĩa ở bên trái với các từ ở bên phải sao cho phù hợp

Nghĩa

Từ

1. Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó

a. Trung thành

2. Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi

b. Trung hậu

3. Một lòng một dạ vì việc nghĩa

c. Trung kiên

4. Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một

d. Trung thực

5. Ngay thẳng, thật thà

e. Trung nghĩa

Câu 9:

Em hãy sắp xếp các sự việc sau đây theo đúng thứ xuất hiện trong truyện Ba lưỡi rìu

(1) Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng.

(2) Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng cho chàng cả ba lưỡi rìu.

(3) Một chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông.

(4) Lần thứ hai, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc

(5) Một cụ già hiện ra hứa sẽ vớt giúp.

(6) Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt.

Câu 10:

Lựa chọn một bức tranh trong truyện “Ba lưỡi rìu” sau đó kể lại thành một đoạn văn

Trả lời:

Câu 1:

Câu chuyện cho ta thấy:

a) An-đrây-ca rất yêu thương ông,chính bởi vì vậy mà em vẫn mãi luôn dằn vặt bản thân mình về cái chết của ông

c) An-đrây-ca rất có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của chính bản thân mình

Câu 2:

Ý nghĩa của câu chuyện Chị em tôi:

Câu chuyện là lời khuyên học sinh không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, sự tôn trọng của mọi người đối với mình.

Đáp án đúng: B.

Câu 3:

Mùa thu phương bắc có vẻ đẹp yêu kiều của mặt hồ phẳng lặng, nước trong veo, xanh biêng biếc. Còn ở đây, miền quê châu thổ sông Cửu Long, gió sớm hiu hiu, mặt nước lao xao bóng nắng.

Câu 4:

Đến phiên chợ Tết, trẻ con thường thích theo mẹ đi chợ. Ở đó thật hấp dẫn, ngoài các đồ chơi, còn có nhiều tranh vẽ rất ngộ nghĩnh.

Câu 5:

Danh từ chung

Danh từ riêng

sông, vua, thành phố, tỉnh, bạn gái


Cửu Long, Lê Lợi, Hồ Chí Minh, Hải Dương, 

Ngọc Lan

Câu 6:

a.

đồng đăng có phố kì lừa

có nàng tô thị có chùa tam thanh

Sửa lại: Đồng Đăng, Kì Lừa, Tô Thị, Tam Thanh

b.

Sâu nhất là sông bạch đằng

Ba lần giặc đến,ba lần giặc tan.

Cao nhất là núi lam sơn

Có ông lê lợi trong ngàn bước ra

Sửa lại: Bạch Đằng, Lam Sơn, Lê Lợi

Câu 7:

Nhóm hài lớp em luôn là trung tâm của sự chú ý

Các chiến sĩ Việt Nam luôn trung thành với Tổ quốc.

Phạm Hồng Thái là một chiến sĩ cách mạng trung kiên

Trung thu là dịp mà trẻ con háo hức mong chờ nhất trong năm

Câu 8:

1 – a: Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó: Trung thành

2 – c: Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi: Trung kiên

3 – e: Một lòng một dạ vì việc nghĩa: Trung nghĩa

4 – b: Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một: Trung hậu

5 – d: Ngay thẳng, thật thà: Trung thực

Đáp án đúng: 1 – a, 2 – c, 3 – e, 4 – b, 5 – d

Câu 9:

Trình tự các sự việc trong Ba lưỡi rìu:

(3) Một chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông.

(5) Một cụ già hiện ra hứa sẽ vớt giúp.

(1) Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng.

(4) Lần thứ hai, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc

(6) Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt

(2) Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng cho chàng cả ba lưỡi rìu.

Câu 10:

a) Tranh 1

Xưa ở một khu rừng nọ có chàng tiều phu nghèo, quanh năm suốt tháng chăm chỉ đốn củi mưu sinh. Gia sản của chàng chỉ có duy nhất một lưỡi rìu bằng sắt là đáng giá. Sáng hôm ấy, chàng tiều người để trần, thân hình vạm vỡ, quấn khăn mỏ rìu đang hăng say đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu bị tuột khỏi cán văng xuống sông. Anh chàng buồn rầu than rằng: “Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này. Nay mất rìu thì sống thế nào đây?”

b) Tranh 2:

Chàng tiều phu ngồi than trách số phận của mình thì bỗng nhiên có một cụ già râu tóc bạc phơ, đôi mắt sáng và hiền hậu hiện lên. Cụ mỉm cười và từ tốn hỏi anh chàng:

- Cháu có chuyện gì mà buồn bã vậy?

- Thưa cụ, nhà cháu nghèo lắm, cháu chỉ có một lưỡi rìu làm kế sinh nhai, kiếm sống qua ngày vậy mà giờ cũng không còn nữa. Vì cháu sơ ý nên đã làm văng lưỡi rìu xuống sông rồi.

- Tưởng chuyện gì, cháu đừng buồn nữa, ta sẽ giúp cháu vớt lưỡi rìu lên.

Chàng trai mừng mỡ, chắp tay cảm tạ ông cụ hiền lành lại tốt bụng.

c) Tranh 3:

Nói vậy, cụ già bèn lặn xuống sông tìm lưỡi rìu cho chàng trai. Một lát sau cụ già ngoi lên trên tay cầm một lưỡi rìu bằng vàng sáng chói lóa.

- Lưỡi rìu của con đây phải không?

Chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu trên tay ông cụ, gương mặt buồn bã, thật thà xua tay đáp:

- Đây không phải lưỡi rìu của con ạ.

d) Tranh 4:

Lần thứ hai, cụ già lại lặn xuống dưới sông tìm rìu. Lần này, ông cụ ngoi lên với một lưỡi rìu bằng bạc sáng lấp lánh trên tay.

- Lưỡi rìu này của con chứ?

Nhìn lưỡi rìu bằng bạc, chàng trai vẫn xua tay, giọng buồn rầu đáp:

- Lưỡi rìu này cũng không phải của con ạ.

e) Tranh 5:

Lần thứ ba cụ già ngoi lên mặt nước với một lưỡi rìu sắt, mỉm cười hỏi chàng trai:

- Lưỡi rìu này của con phải không?

Chàng trai lúc này mới mừng rỡ reo lên:

- Đây mới chính là lưỡi rìu của con

f) Tranh 6:

Ông cụ đưa cho chàng cả ba lưỡi rìu, xoa đầu chàng tiều phu nghèo khổ, ánh mắt trìu mến nói với chàng trai rằng:

- Con là một chàng trai trung thực và thật thà. Ta tặng cho con cả ba lưỡi rìu này.

Chàng trai cảm tạ ông cụ, đỡ lấy ba lưỡi rìu. Khi chàng còn đang cúi xuống cảm tạ ông cụ thì ông cụ đã biến mất từ khi nào.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

I/ Bài tập về đọc hiểu

Người thợ xây

     Một người thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần và hiệu quả trong nhiều năm cho một hãng thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc, về hưu để vui thú với gia đình và sống thanh nhàn trong suốt quãng đời còn lại. Người chủ thầu rất tiếc khi thấy người công nhân tận tụy của mình ra đi. Ông hỏi người thợ xem có thể xây một căn nhà trước khi thôi việc như một sự chiếu cố đặc không. 

     Người thợ xây đáp "vâng” nhưng ngay lúc đó ông đã không còn để tâm vào công việc. Vì biết mình sẽ giải nghệ, Ông ta làm việc miễn cưỡng, qua quýt. xây dựng căn nhà một cách tắc trách với những vật liệu không được chọn lọc kĩ càng. 

     Mấy tháng sau,  căn nhà hoàn thành. Người chủ thầu mời ông đến, trao cho ông chiếc chìa khoá của ngôi nhà và nói : “Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tuy với hãng trong nhiều năm. Để khen thưởng về sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa mới xây xong."

    Thật là một cú sốc, một sự xấu hổ vô cùng! Cầm chiếc chìa khóa của căn nhà trên tay, người thợ xây không thể ngờ  được rằng nó lại dành cho ông. Nếu người thợ xây biết được đang xây ngôi nhà cho chính mình thì ông đã xây dựng nó hoàn toàn khác rồi. Giờ đây người thợ xây đang phải sống trong căn nhà không ra làm sao cả do ông tự tay làm nên với sự cẩu thả - điều mà trước kia chưa từng có và ông thấy vô cùng ân hận.

Theo bản dịch của Nhị Tường

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Khi người thợ xây xin nghỉ hưu, chủ thầu yêu cầu ông làm việc gì ?

a - mua vật liệu để xây dựng một căn nhà mới

b - xây một căn nhà nữa trước khi nghỉ hưu

c - kéo dài thêm thời gian làm việc một năm nữa

2. Người thợ đã xây dựng ngôi nhà cuối cùng trong sự nghiệp của mình như thế nào ?

a - xây rất nhanh và hoàn thành đúng thời hạn

b - xây rất cẩn thận, tỉ mỉ như trước khi ông đã từng làm

c - xây miễn cưỡng với nguyên liệu không chọn lọc kĩ.

3. Điều bất ngờ đối với người thợ khi ngôi nhà xây xong?

a - Chủ thầu tặng ngôi nhà xây xong cho người thợ

b - chủ thầu bán ngôi nhà cho người thợ với giá rẻ

c - chủ thầu thưởng cho người thợ một khoản tiền lớn

4. Lời khuyên nào dưới đây ý nghĩa nhất đối với người thợ

a - hãy làm việc chuyên cần và có trách nhiệm để được thưởng

b - hãy làm việc chuyên cần, có trách nhiệm khi xây nhà cho mình

c - hãy làm việc chuyên cần và có trách nhiệm cho đến cuối đời.

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1: Ghép riêng tiếng ở cốt A với tiếng ở cột B rồi ghi vào chỗ trống:

a)

A

B

Ghép từ

xuất

ăn


suất

khẩu

sung

khắc

b)

ngỏ

ngách

Ghép từ

ngõ

cửa

ngỏ cửa, ngõ ngách, lỏng lẻo, lõng bõng

lỏng

bõng

lõng

lẻo

Câu 2: Ghép dưới các danh từ có trong đoạn văn sau và ghi vào hai nhóm trong bảng:

Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý nhưng thân thuộc nhất vẫn và tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ. Lũy tre thân mật làng tôi đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn

Danh từ riêng

Danh từ chung


Câu 3: Chọn từ có tiếng “tự” điền vào chỗ trống thích hợp

a. Hùng giận quá, mất bình tĩnh không còn............................ được nữa

b. Cứ đến bảy giờ tối, bé Nhật Linh lại.........................ngồi vào bàn học bài, không cần ai nhắc nhỏ.

c. Thầy luôn khuyên chúng tôi phải chịu khó suy nghĩ,......................................... làm bài.

Câu 4: a)  Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, hãy ghi lại cốt truyện Hai anh em:

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

(Cốt truyện Hai anh em) :……………………………………....

b) Phát triển ý diễn tả trong tranh 5 để viết thành một đoạn văn kể chuyện

(Chú ý: Cần hình dung cụ thể để kể rõ hành động, lời nói và kết hợp tả ngoại hình nhân vật …)

………………………………………………………………….

Đáp án:

I/ Bài tập về đọc hiểu

1. Khi người thợ xây xin nghỉ hưu, chủ thầu yêu cầu ông xây một căn nhà nữa trước khi nghỉ hưu.

Chọn đáp án: b

2. Người thợ đã xây dựng ngôi nhà cuối cùng trong sự nghiệp của mình một cách miễn cưỡng với nguyên liệu không chọn kĩ.

Chọn đáp án: c

3. Điều bất ngời đối với người thợ khi ngôi nhà xây xong đó là chủ thầu tặng ngôi nhà xây xong cho người thợ.

Chọn đáp án: a

4. Lời khuyên ý nghĩa nhất đối với người thợ đó là hãy làm việc chuyên cần và có trách nhiệm cho tới cuối đời.

Chọn đáp án: c

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1.

a)

A

B

Ghép từ

xuất

ăn

xuất khẩu, suất ăn, xung khắc

suất

khẩu

xung

khắc


b)

ngỏ

ngách

Ghép từ

ngõ

cửa

ngỏ cửa, ngõ ngách, lỏng lẻo, lõng bõng

lỏng

bõng

lõng

lẻo


2.

Danh từ riêng

Danh từ chung

Việt Nam, Đồng Nai, Việt Bắc, Điện Biên Phủ

Nước, cây lá, cây, tre nứa, tre, nứa, lũy tre, làng tôi, bạn


3.

a. Hùng giận quá, mất bình tĩnh không còn tự chủ được nữa

b. Cứ đến bảy giờ tối, bé Nhật Linh lại tự giác ngồi vào bàn học bài, không cần ai nhắc nhỏ.

c. Thầy luôn khuyên chúng tôi phải chịu khó suy nghĩ, tự lực làm bài.

4.

a) Cốt truyện Hai anh em

(1) Hai anh em làm chung một thửa ruộng. Lúc thu hoạch, lúa được chia thành hai đống bằng nhau.

(2) Đêm về, người em nghĩ anh mình phải nuôi vợ con, phần lúa của anh phải nhiều hơn mới là công bằng, nên đã ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh

(3) Cũng đêm ấy, người anh bàn với vợ rằng người em sống một mình vất vả, phần lúa của em phải nhiều hơn mới công bằng, nên đã ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.

(4) Sáng hôm sau, hai anh em ra đồng và rất ngạc nhiên khi thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau.

(5) Cho đến một đêm, hai anh em đều ra đồng chuyển lúa. Họ gặp nhau và xúc động ôm chầm lấy nhau.

b) Đoạn văn kể chuyện (Tranh 5): Cho đến một đêm, hai anh em đều ra đồng chuyển lúa. Mỗi người đều ôm mấy bó lúa định bỏ thêm vào phần của người kia. Đang lò dò trong đêm tối, người anh đâm sầm vào người em, ngã sóng soài. Nhận ra nhau, hai anh em xúc động ôm chầm lấy nhau. Người anh nghẹn ngào nói: “Thôi, ta cứ mang lúa về dùng chung, anh em mình no đói cùng nhau chia sẻ.”

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Bài 1: Nối từng từ bên trái với nghĩa của từ đó ở bên phải:

Tự tin

Tự kiêu

Tự ti

Tự trọng

Tự hào

Tự ái

-        Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

-        Tự cho mình là yếu kém, không tin vào chính mình

-        Hãnh diện về những điều tốt đẹp của mình

-        Luôn tin vào bản thân mình

-        Giận dỗi khi cảm thấy mình bị đánh giá thấp.

-        Tự coi mình hơn người và tỏ ra coi thường người khác.

Bài 2: Viết những từ ghép có tiếng “trung”  sau đây vào từng mục cho phù hợp:

Trung kiên, trung nghĩa, trung bình, trung du, trung hậu,  trung lập, trung thành, trung thần, trung tâm, trung thu, trung thực.

Trung có nghĩa là “ở giữa”

………………………………………

…………………………………………

……………………………………………..

Trung có nghĩa là “Một lòng một dạ”

…………………………………………

…………………………………………

……………………………………………..

Bài 3: Tìm các danh từ có trong đoạn văn sau và ghi vào bảng theo 2 loại danh từ:

 Núi / Sam/  thuộc / làng / Vĩnh Tế./ Làng/ có/ miếu/ Bà Chúa Xứ,/ có/ lăng/ Thoại Ngọc Hầu/ – người/ đã /đào/ con/ kênh/ Vĩnh Tế.

Danh từ chung

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Danh từ riêng

………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

Bài 4: Dựa vào các sự việc sau hãy viết hoàn chỉnh câu chuyện “Ba lưỡi rìu”:

a. Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu văng xuống sông.

b. Chàng không biết làm thế nào thì bống một cụ già hiện ra hứa vớt giúp lưỡi rìu.

c. Lần thữ nhất cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng.

d. Lần thứ hai, cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc.

e. Lần thứ ba, cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt.

f. Cụ già khen chàng tiều phu thật thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu.

Đáp án:

Bài 1: Nối từng từ bên trái với nghĩa của từ đó ở bên phải:

Tự tin: Luôn tin vào bản thân mình

Tự kiêu: Tự coi mình hơn người và tỏ ra coi thường người khác.

Tự ti: Tự cho mình là yếu kém, không tin vào chính mình

Tự trọng: Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

Tự hào: Hãnh diện về những điều tốt đẹp của mình

Tự ái: Giận dỗi khi cảm thấy mình bị đánh giá thấp.

Bài 2: Viết những từ ghép có tiếng “trung”  sau đây vào từng mục cho phù hợp:

Trung kiên, trung nghĩa, trung bình, trung du, trung hậu,  trung lập, trung thành, trung thần, trung tâm, trung thu, trung thực.

Trung có nghĩa là “ở giữa”

trung bình, trung du, trung lập, trung tâm,

Trung có nghĩa là “Một lòng một dạ”

Trung kiên, trung nghĩa, trung hậu, trung thành, trung thần,

Bài 3: Tìm các danh từ có trong đoạn văn sau và ghi vào bảng theo 2 loại danh từ:

Danh từ chung

Núi, làng, miếu, lăng, người, kênh

Danh từ riêng

Sam, Vĩnh Tế, Bà Chúa Xứ, Thoại Ngọc Hầu

Bài 4: Dựa vào các sự việc sau hãy viết hoàn chỉnh câu chuyện “Ba lưỡi rìu”:

a. Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu văng xuống sông.

b. Chàng không biết làm thế nào thì bống một cụ già hiện ra hứa vớt giúp lưỡi rìu.

c. Lần thữ nhất cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng.

d. Lần thứ hai, cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc.

e. Lần thứ ba, cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt.

f. Cụ già khen chàng tiều phu thật thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu.

Bài tham khảo

Bên bờ sông, một anh tiều phu nghèo đang đốn củi thì bỗng vèo... lưỡi rìu bật ra khỏi cán, vàng xuống nước chìm nghỉm. Anh ngồi xuống khóc nức nở.

Anh đang buồn rầu, chán nản thì nghe đằng sau có tiếng lá sột soạt. Một ông già từ trong rừng đi ra.

- Tại sao cháu khóc?

- Thưa ông, lưỡi rìu của cháu bật rơi xuống sông mất rồi. Cháu không có gì để chặt cây nữa.

- Không sao cháu ạ. Ông vớt lên cho cháu nhé!

Nói đoạn, ông nhảy xuống nước, lặn một hơi, trở lên, tay cầm một lưỡi rìu bằng vàng. Ông nói:

- Đây, rìu của cháu đây. Đúng rìu của cháu chứ?

- Không phải ông ạ.

Ông già lại lặn xuống mang lên một lưỡi rìu bằng bạc đưa cho anh tiều phu.

- Của cháu phải không?

- Không, không phải ông ạ.

Ông già lặn lần thứ ba và mang lên một lưỡi rìu bằng sắt.

- Cái này đúng của cháu chứ?

- Vâng, vâng, đúng ạ.

Anh cầm vội lấy rìu cảm ơn ông già và định về nhà. Ông già nắm lấy tay anh và nói:

- Cháu cầm lấy cả hai lưỡi rìu này. Cháu không tham lam, thật đáng quý.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Ý nghĩa của cuộc sống

Có ba người đàn ông mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống vui vẻ.

- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? – Nhà hiền triết hỏi.

Người đầu tiên nói:

- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ hai nói:

- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn ngày hôm nay hay không, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ ba nói:

- Vì tôi có một gia đình phải nuôi dưỡng. Tôi không thể chết, vì vậy mà tôi sống.

Nhà hiền triết lắc đầu nói:

- Thế thì đương nhiên các ông không được vui vẻ rồi, vì các ông sống chỉ vì sợ hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ, chứ không vì lí tưởng.

      (Theo Quà tặng cuộc sống)

a. Tại sao ba người đàn ông lại tìm đến nhà hiền triết?

b. Sau khi ba người trình bày mong muốn của mình, nhà hiền triết đã nói gì?

c. Qua câu chuyện trên, theo em để cuộc sống của mình luôn vui vẻ thì nên làm gì?

Câu 2: Hãy tìm và viết lại danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau vào bảng:

Nhiều người vẫn nghĩ loài cây bao báp kì diệu chỉ có ở Châu Phi. Nhưng thực ra tại châu lục đen chỉ có duy nhất một loài bao báp. Còn trên đảo Ma-đa-ga-xca ở Ấn Độ Dương có tới bảy loài bao báp. Một loài trong số đó còn được trồng thành đồn điền, vì từ hạt của nó có thể chế được loại bơ rất ngon và bổ dương.

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện các câu thành ngữ, tục ngữ nói đến tính trung thực và lòng tự trọng.

 (thẳng, rách, ngay, chết, đắng, đói)

a. Ăn ở thẳng.

b. như ruột ngựa.

c. Thuốc … dã tật.

d. Cây ngay không sợ đứng.

e. cho sạch, cho thơm.

Câu 4: Tìm các từ đồng nghĩa với từ tự trọng.

Câu 5: Tìm các từ ghép và từ láy nói về tính trung thực của con người và điền vào bảng sau:

Câu 6: Viết một đoạn văn kể về một việc làm thể hiện tính trung thực của một người mà em biết.

Đáp án:

Câu 1:

a. Vì họ muốn hỏi nhà hiền triết làm thế nào để bản thân sống được vui vẻ.

b. Nhà hiền triết đã nói họ sống không được vui vẻ vì họ sống chỉ vì sợ hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ chứ không vì lí tưởng.

c. Chúng ta nên sống vui vẻ, lạc quan, sống có lí tưởng.

Câu 2: 

Danh từ chung

Danh từ riêng

Người, loài cây, bao báp, châu lục, loài, đảo, đồn điền, hạt, loại, bơ.

Châu Phi, Ma-đa-ga-xca, Ấn Độ Dương.

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện các câu thành ngữ, tục ngữ nói đến tính trung thực và lòng tự trọng.

   (thẳng, rách, ngay, chết, đắng, đói)

a. Ăn ngay ở thẳng.

b. Thẳng như ruột ngựa.

c. Thuốc đắng dã tật.

d. Cây ngay không sợ chết đứng.

e. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Câu 4: - Tự tôn, tự tin, trung thành, trung thực, trong sáng, hiên ngang, bất khuất.

Câu 5:

Từ ghép có chứa tiếng thẳng

Từ láy có chứa tiếng thẳng

Ngay thẳng,

Thẳng thắn,

Câu 6:

Bài tham khảo

Câu chuyện xảy ra vào đúng ngày hôm ấy khi lớp tôi có bài kiểm tra 15 phút môn lịch sử. Vì cô cho thi bất ngờ nên có nhiều bạn không kịp ôn lại bài cũ trong đó có cả tôi. Đang loay hoay không biết làm thế nào với bài thi này vì tôi rất sợ bị mẹ la nếu điểm kém. Nhìn sang bên cạnh thấy Hoàng cũng đang cắn bút suy nghĩ. Có vẻ như cậu ấy cũng chưa kịp học bài cũ. Tôi nảy ra ý định sẽ quay cóp bài ở quyển vở trong ngăn bài. Tôi nháy Hoàng cùng chép nhưng cậu ấy nhất định không chép. Mặc kệ cậu ấy tôi cố chép thật nhanh cho kịp kẻo hết giờ. Hôm sau thầy trả bài, cậu ấy được chỉ được có 2 điểm, tôi được tận 8 nhưng sao tôi cứ cảm thấy ân hận và xấu hổ về hành vi quay cóp bài của mình. Tôi cảm thấy mình không xứng đáng với điểm cao đó. Tôi đã quyết định thú nhận tất cả với cô giáo và xin cô cho làm lại bài kiểm tra cũng như chịu phạt về hành vi của mình. Sau sự việc lần ấy tôi thấy Hoàng chăm chỉ hơn, thêm yêu quý bạn ấy hơn về đức tính trung thực, ngay thẳng, thật thà.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: 45 phút

Đề bài

Câu 1. Sửa lỗi trong bài chính tả Người viết truyện thật thà em vừa viết. Ghi vào bảng các lỗi và cách sửa từng lỗi:

a) Lỗi nhầm lẫn s / x

Viết sai

Viết đúng

M: xắp lên xe, ....

sắp lên xe ....

b) Lỗi nhầm lẫn dấu hỏi /dấu ngã

Viết sai

Viết đúng

M : tưỡng tượng, ....

tuởng tượng ....

Câu 2. Tìm từ láy:

a)

- Ba từ có tiếng chứa âm s.

M: suôn sẻ,.........................

- Ba từ có tiếng chứa âm x

M: xôn xao.........................

b)

- Ba từ có tiếng chứa thanh hỏi:

M: nhanh nhảu,

- Ba từ có tiếng thanh ngã

M: mãi mãi,........................

Câu 3. Tìm và viết vào chỗ trống các từ có nghĩa như sau:

Nghĩa

Từ

a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.

b) Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.

c) Người đứng đầu nhà nước phong kiến.

d) Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.

...............

...............

...............

...............

Câu 4. Các từ em tìm được ở bài tập 1 khác nhau thế nào? Viết lời giải thích của em.

Danh từ

Khác nhau về nghĩa

Khác nhau về cách viết

a) sông

- là tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn.

b) Cửu Long

- là tên riêng của một dòng sông

c) vua

d) Lê Lợi

Câu 5. Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau, viết vào bảng phân loại ở dưới:

Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung /. Nhìn / sang / trái / là / dòng / sông / Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhân /. Mặt / sông / hắt / ánh / nắng / chiếu / thành/ một / đường / quanh co / trắng xoá /. Nhìn / sang / phải / là / dãy / núi / Trác / nối liền / với / dãy / núi / Đại Huệ / xa xa /. Trước / mắt / chúng tôi /, giữa / hai / dãy / núi / là / nhà / Bác Hồ/

Danh từ chung: ..............................

Danh từ riêng: ...............................

Câu 6.

a) Viết họ và tên của ba bạn nam, ba bạn nữ trong lớp em.

b) Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?

Đáp án:

Câu 1. Sửa lỗi trong bài chính tả Người viết truyện thật thà em vừa viết. Ghi vào bảng ở dưới các lỗi và cách sửa từng lỗi:

a) Lỗi nhầm lẫn s/x

Viết sai

Viết đúng

M : xắp lên xe

- sắp lên xe

- về xớm

- về sớm

- mà sem

- mà xem

b) Lỗi nhầm lẫn dấu hỏi /dấu ngã

Viết sai

Viết đúng

M: tường tượng

- tưởng tượng

- nỗi tiếng

- nổi tiếng

- bão vợ

- bảo vợ

- nghỉ một cái cớ đễ về

- nghĩ một cái cớ để về

- anh sẻ thẹn đõ mặt

- anh sẽ thẹn đỏ mặt

Câu 2. Tìm từ láy:

- Ba từ có tiếng chứa âm s.

M: suôn sẻ, sẵn sàng, sáng suốt, sần sùi, sao sát, sền sệt, sin sít, song song,...

- Ba từ có tiếng chứa âm X.

M: xôn xao, xào xạc, xao xuyến, xa xôi, xanh xao, xúng xính, xông xáo, xót xa,..

b)

- Ba từ có tiếng chứa thanh hỏi

M: nhanh nhảu, khẩn khoản, thấp thỏm, đủng đỉnh, lởm chởm, lủng củng, vớ vẩn,...

- Ba từ có tiếng chứa thanh ngã

M: mãi mãi, màu mỡ, mĩ miều, sẵn sàng, vững vàng, bỡ ngỡ,…

Câu 3. Tìm và viết vào chỗ trống các từ có nghĩa như sau

Nghĩa

Từ

a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.

sông

b) Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tĩnh phía Nam nước ta.

Cửu Long

c) Người đứng đầu nhà nước phong kiến.

vua

d) Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta

Lê Lợi

Câu 4. Nghĩa của các từ tìm được ở bài tập 1 khác nhau như thế nào? Viết lời giải thích của em.

Danh từ

Khác nhau vể nghĩa

Khác nhau về cách viết

a) sông

- là tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn

- không viết hoa

b) Cửu Long

- là tên riêng của một dòng sông

- viết hoa

c) vua

- tên chung dùng để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến

- không viết hoa

d) Lê Lợi

- tên riêng của một vị vua cụ thể

- viết hoa

Câu 5. Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau, ghi vào bảng phân loại ở dưới:

Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung /. Nhìn / sang / trái / là / dòng / sông / Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhân /. Mặt / sông / hắt / ánh / nắng / chiếu / thành/ một / đường / quanh co / trắng xoá /. Nhìn / sang / phải / là / dãy / núi / Trác / nối liền / với / dãy / núi / Đại Huệ / xa xa /. Trước / mắt / chúng tôi /, giữa / hai / dãy / núi / là / nhà / Bác Hồ/

Danh từ chung

núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy nhà, trái, phải, giữa trước

Danh từ riêng

Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Đại Huệ Trác, Bác Hồ

Câu 6.

a) Viết họ và tên của 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em.

- Họ và tên ba bạn nam:

+ Trịnh Văn Nguyên

+ Đỗ Minh Khang

+ Đỗ Thái Hòa

- Họ và tên ba bạn nữ:

+ Nguyễn Thị Mỹ Linh

+ Trần Thu Thủy

+ Đỗ Ngọc Phương Trinh

b) Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?

Họ và tên các bạn ấy là danh từ riêng, do đó phải viết hoa cả họ và tên đệm.

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi các môn lớp 4 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk các môn lớp 4.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên