Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 13 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 13 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 13 (cả ba sách)
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 mỗi bộ sách cả năm bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 13 Chân trời sáng tạo
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 13 Kết nối tri thức
................................
................................
................................
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CD
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 13 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 13 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
I – Bài tập về đọc hiểu
Trà Vinh “Đô thị xanh”
Trà Vinh có nét dịu dàng riêng của một tỉnh thuộc đồng bằng ven biển, với thị xã yên bình nằm êm đềm dưới những tán cây cổ thụ xanh biếc, mỗi cây với một cái tên là những con số. “Trà Vinh – Đô thị xanh” với những con đường nhỏ hẹp mang những cái tên rất đỗi tự nhiên, quen thuộc: “Đường Hàng Sao”, “Đường Cây Dầu”…
Ai đã từng có lần đặt chân đến vùng đất Trà Vinh, lòng không khỏi bâng khuâng, xao xuyến với cảm giác dịu êm khi dạo bước dưới những bóng cây xanh mát, với hương thơm thoang thoảng của hoa sao, hoa dầu rơi lất phất, xoay tít bay bay trong gió. Phong cảnh nơi đây thật hữu tình, nơi mà cộng đồng người Kinh, Khmer, Hoa đã sống gắn bó từ bao đời góp phần làm phong phú cho nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc… Tất cả những điều đó sẽ mang lại cho du khách cảm giác dễ chịu, một ấn tượng khó phai khi đến với Trà Vinh.
Trà Vinh hiện có 140 chùa Khmer ẩn hiện thấp thoáng sau màu xanh thẫm của hàng trăm hàng ngàn cây cổ thụ. Đẹp nhất, cổ kính nhất là chùa Âng với nhiều tháp nhọn cao vút, dựng trên một nghìn năm (năm 990). Hình ảnh những nhà sư đủ lứa tuổi, mặc áo vàng đi khất thực là hình ảnh quen thuộc ở nơi đây. Mỗi ngôi chùa là một trung tâm văn hóa phum sóc của đồng bào Khmer, của những con người hiền lành chất phác.
Sau khi đến ngắm hàng nghìn cánh cò dập dờn trong nắng chiều ở chùa Cò, Giồng Lớn, bạn sẽ đến dạo quanh Ao Bà Om. Dọc theo Quốc lộ 53 đi khoảng 7km sẽ tới thắng cảnh này. Mặt hồ thật trong và thật xanh trải rộng trước mặt du khách. Xung quanh hồ là những hàng, những dãy cây sao, cây dầu cổ thụ tỏa bóng mát rượi. Ngồi trên những gò cát quanh hồ, ngắm nhìn mặt hồ lăn tăn gợn sóng mà cảm thấy mát rượi cả tâm hồn. Thả đèn trên Ao Bà Om là một lễ hội truyền thống của đồng bào Trà Vinh, đã lôi cuốn hàng vạn người gần xa về dự.
Mời bạn uống một cốc nước trái Quách – món giải khát được đặc biệt yêu thích ở Trà Vinh rồi lên xe đến thăm biển Ba Động, một điểm du lịch nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ đã được truyền tụng bao đời này :
Biển Ba Động nước xanh cát trắng
Ao Bà Om thắng cảnh miền Tây.
(Theo Du lịch Trà Vinh)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1 : Trà Vinh có nét dịu dàng riêng của vùng nào?
a- Vùng văn hóa cổ kính
b- Vùng miền Tây Nam Bộ
c- Vùng đồng bằng ven biển
Câu 2 : Đến Trà Vinh, điều gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến với cảm giác dịu êm?
a- Được dạo bước dưới những bóng cây xanh mát, với hương thơm thoang thoảng của hoa sao, hoa dầu
b- Được đi trên những con đường nhỏ hẹp mang những cái tên “Đường Hàng Sao”, “Đường Cây Dầu”
c- Được ngắm hàng nghìn cánh cò dập dờn trong nắng chiều, ngắm nhìn mặt hồ lăn tăn gợn sóng
Câu 3 : Dòng nào nêu đúng những địa danh nổi tiếng của Trà Vinh được nhắc trong bài ?
a- Hàng Sao, Cây Dầu, chùa Khmer, Ao Bà Om
b- Chùa Âng, chùa Cò, Giống Lớn, biển Ba Động
c- Chùa Âng, chùa Cò, Ao Bà Om, biển Ba Động
Câu 4 : Vì sao Trà Vinh được gọi là đô thị xanh?
a- Vì đó là đô thị có nhiều đường cây xanh
b- Vì đó là nơi có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp
c- Vì đó là khu đô thị đang tràn đầy sức trẻ
II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1 : Điền vào chỗ trống
a) s hoặc x:
- nhường cơm…ẻ áo
- kéo cưa lừa…ẻ
-…ẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
- Bát cơm…ẻ nửa chăn sui đắp cùng
b) iêt hoặc iêc : xanh b…,nhận b…, ch… nón, ch… cây
c) ươn hoặc ương : v…vai, v… vãi, bay l…, độ l…
Câu 2 : Dựa vào nghĩa của tiếng bảo và tiếng sinh, hãy gạch bỏ từ không thuộc nhóm và điền tiếp vào chỗ trống để nêu nghĩa của bảo và sinh :
a) bảo vệ, bảo tồn, bảo quản, bảo kiếm, bảo trợ là nhóm từ có tiếng “bảo” với nghĩa là …………………………………………………………………………………
b) sinh vật, sinh động, sinh hoạt, sinh viên, sinh thái, sinh tồn là nhóm từ có tiếng “sinh” với nghĩa là ……………………………………………………………….
Câu 3 : a) Gạch dưới cặp quan hệ từ ở mỗi câu và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu (Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn )
(1) Do bảo vệ tốt những cánh rừng đầu nguồn nên quê tôi không bị những trận lũ lớn tràn về ( Biểu thị quan hệ .........................)
(2) Cây xanh không chỉ giúp con người có không khí trong lành để thở mà còn làm cho môi trường thêm tươi đẹp. (Biểu thị quan hệ ...............)
(3) Mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng nhiều thiếu nhi Việt Nam đã có ý thức tham gia bảo vệ môi trường (Biểu thị quan hệ ...................................)
b) Điền vào những chỗ trống các cặp quan hệ từ thích hợp :
(1) ..........khu vườn được chăm sóc chu đáo.........những đàn chim cứ lần lượt kéo nhau về làm tổ.
(2)...........ai cũng vứt rác bừa bãi ngoài đường..........môi trường sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng.
(3)...........tuổi đã cao............ông tôi vẫn tích cực tham gia Tết trồng cây.
(4) Anh Thanh ..........là một người chăn nuôi giỏi ...............là một thanh niên đi đầu trong việc trồng cây gây rừng.
Câu 4 : Dựa vào gợi ý, hãy viết đoạn văn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình của một người mà em thường gặp ở trường hay ở nhà, hoặc nơi em ở:
Gợi ý : Viết câu mở đoạn để nêu ý chung (sẽ tả một hay vài đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình, VD: tả kĩ về dáng người hay mái tóc, đôi mắt,.... hoặc tả vài đặc điểm nổi bật về cả nước da, vóc người, cách ăn mặc,...)
Thân đoạn cần nêu cụ thể, đầy đủ và đúng những nét tiêu biểu về ngoại hình đã chọn tả; bộc lộ tình cảm của em đối với người được tả (qua cách lựa chọn và sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt,...)
Câu kết đoạn có thể nêu nhận xét hay cảm nghĩ của em về ngoại hình của người được tả.
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Phần I – 1.c 2.a 3.c 4.a
Phần II –
Câu 1 : a)
- nhường cơm sẻ áo
- kéo cưa lừa xẻ
- Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
- Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
b) xanh biếc, nhận biết, chiếc nón, chiết cây
c) vươnvai, vương vãi, bay lượn, độ lượng
Câu 2 : a) Gạch bỏ “bảo kiếm” – điền “giữ, giữ gìn”
b) Gạch bỏ “sinh viên” – điền “sống”
Câu 3 : a) (1) Do bảo vệ tốt những cánh rừng đầu nguồn nên quê tôi không bị những trận lũ lớn tràn về (Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả )
(2) Cây xanh không chỉ giúp con người có không khí trong lành để thở mà còn làm cho môi trường thêm tươi đẹp. (Biểu thị quan hệ tăng tiến)
(3) Mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng nhiều thiếu nhi Việt Nam đã có ý thức tham gia bảo vệ môi trường (Biểu thị quan hệ tương phản)
b) Vì khu vườn được chăm sóc chu đáo nên những đàn chim cứ lần lượt kéo nhau về làm tổ (Hoặc: Do...nên, Nhờ...mà...)
(2) Nếu ai cũng vứt rác bừa bãi ngoài đường thì môi trường sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng Hoặc:Hễ...thì...)
(3) Tuy tuổi đã cao nhưng ông tôi vẫn tích cực tham gia Tết trồng cây. (Hoặc: Mặc dù...nhưng...)
(4) Anh Thanh không những là một người chăn nuôi giỏi mà còn là một thanh niên đi đầu trong việc trồng cây gây rừng
Câu 4 : Tham khảo (1) Tả ngoại hình của người bạn
Thanh Bình có gương mặt thật đáng mến. Mái tíc cắt ngắn gọn gàng. Khuôn mặt chữ điền, sống mũi thẳng và cao. Trên khuôn mặt bạn, thích nhất là đôi mắt sáng và đen. Nơi đó có nét gì thông minh khó tả.
(2) Tả ngoại hình của người bà
Gương mặt của bà tôi thật hiền. Da mặt bà nhăn nheo, lác đác vài chấm tàn hương. Hàm răng bà đen nhánh. Tôi nghe mẹ kể: hồi còn trẻ, bà nhuộm răng nên bây giờ răng bà mới chắc và đẹp như thế. Mỗi khi tôi được điểm 10, về khoe với bà, bà lại khen: “Cháu bà giỏi quá!”. Lúc ấy, trông gương mặt của bà tươi hiền lạ lùng. Những nếp nhăn bên khóe miệng, những vết chân chim ở hai đuôi mắt như lặn đi, chỉ còn vành môi thơm đỏ nước cốt trầu.
(3) Tả ngoại hình của em bé
Đầu bé Thu Phương thon nhỏ như trái dừa xiêm. Đôi mắt đen tròn như hai hạt nhãn. Mũi bé hơi cao và cái miệng chúm chím trông thật dễ thương. Chân mày dài, mờ mờ, cong cong, đôi môi đỏ hồng như có ai thoa son. Nhìn bé, ai cũng muốn ôm vào lòng mà hôn lên đôi má phúng phính của bé.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 13 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Hoa đồng nội
Không hiểu vì sao và từ bao giờ, tôi yêu hoa đồng nội đến thế. Không rực rỡ, lộng lẫy như bao loài hoa khác, hoa đồng nội đẹp mỏng manh trong bộ cánh trắng mềm mại điểm nhị vàng và có mùi thơm ngai ngái. Hoa nở khắp nơi trên cánh đồng. Những cánh hoa nép mình bên bờ mương, lẫn trong đám cỏ xanh um hay lao xao trên bờ đê giữa mênh mông nắng gió. Chúng nở suốt bốn mùa, trong tiết trời ấm áp của mùa xuân, nắng cháy của mùa hạ hay giữa cái rét thâm tím của chiều mưa mùa đông. Thân cây mảnh nhưng sống tập trung thành lùm, rễ đan nhau bám chặt vào đất cùng chịu mưa gió, bão táp.
Lũ trẻ nông thôn chúng tôi từ khi sinh ra đã biết đến cánh đồng qua lời ru của mẹ. Lớn lên độ năm, sáu tuổi, dắt con nghé ra đồng, chúng tôi làm bạn với những cọng cỏ, con mương, thuyền lá và đặc biệt là hoa đồng nội. Thả cho trâu bò gặm cỏ dọc triền đê, lũ con gái chạy khắp đồng tìm ngắt hoa cho đầy vạt áo rồi xúm xít lê la trên cỏ kết thành từng vòng, thích thú đeo tay, vào cổ đóng giả làm công chúa. Chúng tôi mải mê chơi, nhiều khi quên cả trông trâu, bò để chúng ăn lúa. Lúa về, bọn con gái thường thu gom những cánh hoa rơi vào chiếc giỏ xinh xinh mà bà đan cho, đem về đặt ở đầu giường để hoa đi vào giấc mơ làm công chúa,...
Những chiều đi học về, tôi vẫn thường lang thang trên cánh đồng, lòng xao động trước vẻ đẹp mộc mạc mà đầy sức sống của hoa đồng nội. Muôn ngàn cánh hoa rung rinh trước gió như muôn ngàn bướm rập rờn bay. Những cánh hoa đung đưa như đang say sưa hát, ca ngợi vẻ đẹp của đồng quê.
(Theo Nguyễn Tuyết Mai)
a) Những chi tiết nào nói lên vẻ đẹp mộc mạc của hoa đồng nội?
b) Câu văn nào chứng tỏ hoa đồng nội có sức sống mãnh liệt?
c) Em hiểu thế nào về tình cảm của tác giả đối với hoa đồng nội?
Câu 2: Đặt câu với mỗi từ sau:
a) Trồng rừng
b) Phủ xanh đồi trọc
Câu 3: Chữa câu sai sau thành câu đúng bằng cách thay thế cặp quan hệ từ dùng sai.
a. Vì nhà xa nhưng Lan luôn đến lớp đúng giờ.
b. Tuy tiếng kẻng tan tầm vang lên thì mọi người vẫn miệt mài làm việc.
Câu 4: Điền quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a) ........ mới cuối đông ........ chim én đã bay từ phương Nam về Bắc để đón xuân.
b) ........ trời mưa rất to ........ Hà ........ vẫn đến trường để kịp buổi lễ kết nạp Đội.
Câu 5: Gạch dưới các cặp quan hệ từ có trong mỗi câu sau:
a) Mặc dù đã thuộc lâu rồi, nhưng tôi vẫn thích nghe bà kể lại câu chuyện đó.
b) Tuy rất ham đọc truyện cổ tích, nhưng tôi chưa thể tin ngay rằng những chiếc lá bàng rụng xuống có thể chui ngay vào lòng đất.
c) Nếu rừng nguồn bị tàn phá thì đất sẽ nhanh chóng bị xói mòn và lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn.
Câu 6: Viết tiếp đoạn văn tả ngoại hình của người bà mà em yêu quý với câu mở đầu sau:
Dáng người bà nhỏ bé, lưng còng xuống với chiếc gậy trên tay như in đậm dấu ấn của thời gian.
Đáp án:
Câu 1:
a. “Không rực rỡ, lộng lẫy như bao loài hoa khác, hoa đồng nội đẹp mong manh trong bộ cánh trắng mềm mại điểm nhị vàng và có mùi thơm ngai ngái.”
b. “Hoa nở khắp nơi trên cánh đồng. Những cánh hoa nép mình bên bờ mương, lẫn trong đám cỏ xanh um hay lao xao trên bờ đê giữa mênh mông nắng gió. Chúng nở suốt bốn mùa, trong tiết trời ấm áp của mùa xuân, nắng cháy của mùa hạ hay giữa cái rét thâm tím của chiều mưa phùn mùa đông. Thân cây mảnh nhưng sống tập trung thành lùm, rễ đan nhau bám chặt vào đất cùng chống chịu mưa gió, bão táp.”
c. Tác giả yêu quý và trân trọng những bông hoa đồng nội bình dị nở trên cánh đồng đã gắn bó với biết bao kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả.
Câu 2:
a. Quê em mới phát động phong trào trồng rừng, ai ai cũng hưởng ứng.
b. Để phủ xanh đồi trọc chúng ta phải trồng rừng.
Câu 3:
a. Vì nhà xa nhưng Lan luôn đến lớp đúng giờ.
⟶Tuy nhà xa nhưng Lan luôn đến lớp đúng giờ.
b. Tuy tiếng kẻng tan tầm vang lên thì mọi người vẫn miệt mài làm việc.
⟶ Tuy tiếng kẻng tan tầm vang lên nhưng mọi người vẫn miệt mài làm việc.
Câu 4:
a. Tuy mới cuối đông nhưng chim én đã bay từ phương Nam về Bắc để đón xuân.
b. Mặc dù trời mưa rất to nhưng Hà và Vân vẫn đến trường để dự buổi kết nạp Đội.
Câu 5:
a. Mặc dù đã thuộc làu làu rồi, nhưng tôi vẫn thích nghe bà kể lại câu chuyện đó.
b. Tuy rất ham đọc truyện cổ tích, nhưng tôi chưa thể tin ngay rằng những chiếc lá bàng rụng xuống có thể chui ngay vào lòng đất.
c. Nếu rừng đầu nguồn bị tàn phá thì đất sẽ nhanh chóng bị xói mòn và lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn.
Câu 6:
Dáng người của bà bé nhỏ, lưng còng xuống với chiếc gậy trên tay như in đậm dấu ấn của thời gian. Làn da bà không mịn màng, hồng hào như thủa còn con gái mà giờ nhăn nheo, đồi mồi in hằn những nỗi vất vả, cực nhọc, lo toan. Mái tóc bà bạc trắng như cước được búi lên gọn gàng phía sau gáy. Đôi mắt của bà chẳng còn tinh anh như ngày xưa mà giờ đã mờ mờ đi nhiểu. Chả thế mà mỗi lần bà khâu vá em thường hay xỏ kim giúp bà hoặc dìu bà đi đâu đó. Thời gian đã in hằn mọi thứ lên dáng vẻ người bà kính yêu của em.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 13 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
Câu 1. Gạch dưới các cặp quan hệ từ trong những câu sau:
a) Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng.
b) Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không những cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận.
Câu 2. Chuyển mỗi cặp câu trong đoạn a hoặc đoạn b dưới đây thành một câu sử dụng các cặp quan hệ từ vì ... nên... hoặc chẳng những ... mà... (viết câu vào chỗ trống trong bảng).
a) Mấy năm qua, chúng ta đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn với việc bảo vệ đê điều. Vì thế ở ven biển các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Ninh,... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.
Sử dụng cặp quan hệ từ vì ... nên |
Sử dụng cặp quan hệ từ chẳng những ... mà ... |
................................ |
................................ |
b) Ở ven biển các tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh,... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển như Cồn Vành, Cồn Đen (Thái Bình), Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Mờ (Nam Định),...
Sử dụng cặp quan hệ từ vì ... nên |
Sử dụng cặp quan hệ từ chẳng những ... mà ... |
|
................................ |
................................ |
|
|
|
|
Câu 3. Gạch dưới những chỗ khác nhau giữa hai đoạn văn sau
a) Hôm sau hai chú cháu ra đầm. Một vài con le bơi ngụp lặn trước mũi thuyền. Nhìn ra phía trước, chợt thấy bầy vịt đang đùa giỡn. Ồ, có cả vịt nâu, vịt đầu đỏ, vịt lưỡi liềm và cả con vịt vàng cực hiếm. Tâm bất ngờ rút khẩu súng ra định bắn. Mai giật mình khiếp hãi. Cô bé bỗng thấy Tâm trở thành mối tai hoạ cho bầy chim. Chẳng kịp can Tâm, cô bé đứng hẳn lên thuyền xua tay và hô to: - Úi, này! Bay đi, bay đi... |
b) Hôm sau, hai chú cháu ra đầm. Một vài con le bơi ngụp lặn trước mũi thuyền. Nhìn ra phía trước, chợt thấy bầy vịt đang đùa giỡn. Ồ, có cả vịt nâu, vịt đầu đỏ, vịt lưỡi liềm và cả con vịt vàng cực hiếm. Tâm bất ngờ rút khẩu súng ra định bắn. Vì vậy, Mai giật mình khiếp hãi. Cũng vì vậy, cô bé bỗng thấy Tâm trở thành mối tai hoạ cho bầy chim. Vì chẳng kịp can Tâm nên cô bé đứng hẳn lên thuyền xua tay và hô to: - Úi, này! Bay đi, bay đi... |
Câu 4. Đoạn nào trong hai đoạn trên hay hơn? Vì sao?
Câu 5. Chọn làm một trong hai bài tập a hoặc b:
a) Đọc lại bài Bà tôi của Mác-xim Go-rơ-ki (Tiếng Việt 5, tập một, trang 122 - 123), trả lời vắn tắt các câu hỏi sau:
- Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà? |
................................. |
+ Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu. |
................................. |
+ Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào? |
................................. |
- Đoạn 2 tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà? |
................................. |
Các đặc điểm đó cho biết điều gì về ngoại hình và tính tình của bà? |
................................. |
b) Đọc đoạn văn Chú bé vùng biển (Tiếng Việt 5, tập một, trang 130), trả lời các câu hỏi sau:
- Đoạn văn tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng?
Câu 1: Giới thiệu chung về Thắng.
Câu 2: Tả chiều cao của Thắng.
Câu 3 : .......
Câu 4 : .......
- Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng?
Câu 6. Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, một người bạn, chú công an, người hàng xóm,...)
Đáp án:
Câu 1. Gạch dưới các cặp quan hệ từ trong những câu sau:
a) Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng.
b) Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không những cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận.
Câu 2. Chuyển mỗi cặp câu trong đoạn a hoặc đoạn b dưới đây thành một câu sử dụng các cặp quan hệ từ vì ... nên... hoặc chẳng những ... mà... (viết câu vào chỗ trống trong bảng).
a) Mấy năm qua, chúng ta đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn với việc bảo vệ đê điều. Vì thế ở ven biển các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Ninh,... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.
Sử dụng cặp quan hệ từ vì ... nên |
Sử dụng cặp quan hệ từ chẳng những ... mà ... |
Mấy năm qua, vì chúng ta đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn với việc bảo vệ đê điều nên ở ven biển các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Ninh,... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn. |
................................ |
b) Ở ven biển các tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh,... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn được trồng ở các đào mới bồi ngoài biển như Cồn Vành, Cồn Đen (Thái Bình), Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Mờ (Nam Định),...
Sử dụng cặp quan hệ từ vì ... nên |
Sử dụng cặp quan hệ từ chẳng những ... mà ... |
................................ |
Chẳng những ở ven biển các tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh,... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đào mới bồi ngoài biển như Cồn Vành, Cồn Đen (Thái Bình), Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Mờ (Nam Định),... |
Câu 3. Gạch dưới những chỗ khác nhau giữa hai đoạn văn sau
a) Hôm sau hai chú cháu ra đầm. Một vài con le bơi ngụp lặn trước mũi thuyền. Nhìn ra phía trước, chợt thấy bầy vịt đang đùa giỡn. Ồ, có cả vịt nâu, vịt đầu đỏ, vịt lưỡi liềm và cả con vịt vàng cực hiếm. Tâm bất ngờ rút khẩu súng ra định bắn. Mai giật mình khiếp hãi. Cô bé bỗng thấy Tâm trở thành mối tai hoạ cho bầy chim. Chẳng kịp can Tâm, cô bé đứng hẳn lên thuyền xua tay và hô to: - Úi, này! Bay đi, bay đi... |
b) Hôm sau, hai chú cháu ra đầm. Một vài con le bơi ngụp lặn trước mũi thuyền. Nhìn ra phía trước, chợt thấy bầy vịt đang đùa giỡn. Ồ, có cả vịt nâu, vịt đầu đỏ, vịt lưỡi liềm và cả con vịt vàng cực hiếm. Tâm bất ngờ rút khẩu súng ra định bắn. Vì vậy, Mai giật mình khiếp hãi. Cũng vì vậy, cô bé bỗng thấy Tâm trở thành mối tai hoạ cho bầy chim. Vì chẳng kịp can Tâm nên cô bé đứng hẳn lên thuyền xua tay và hô to: - Úi, này! Bay đi, bay đi... |
Câu 4. Đoạn nào trong hai đoạn trên hay hơn? Vì sao?
Đoạn a) hay hơn đoạn b), vì đoạn b) thêm vào một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ nên câu văn trở nên nặng nề.
Câu 5.
a) Đọc lại bài Bà tôi của Mác-xim Go-rơ-ki (Tiếng Việt 5, tập một, trang 122 - 123), trả lời vắn tắt các câu hỏi sau:
- Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà? |
- Tả mái tóc của bà qua đôi mắt nhìn của đứa cháu (gồm 3 câu). |
+ Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu. |
Câu 1: mở đoạn, giới thiệu bà ngồi cạnh cháu, chải đầu. Câu 2: tả khái quát mái tóc của bà với các đặc điểm: đen, dày, dài kì lạ. Câu 3. tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải đầu, tả từng động tác của bà. |
+ Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào? |
Ba câu, ba chi tiết quan hệ chặt chẽ với nhau, chi tiết sau làm rõ chi tiết trước. |
- Đoạn 2 tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà? |
- Tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt của bà (gồm 4 câu). + Câu 1 - 2 tả giọng nói (câu 1 tả đặc điểm chung của giọng nói, câu 2 tả tác động giọng nói, tới tâm hồn cậu bé). + Câu 3: tả sự thay đổi của đôi mắt bà mỉm cười. Tình cảm ẩn chứa trong đôi mắt. + Câu 4: tả khuôn mặt của bà. |
Các đặc điểm đó cho biết điều gì về ngoại hình và tính tình của bà? |
- Các đặc điểm đó quan hệ chặt chẽ với nhau, cho nhau, làm hiện rõ vẻ ngoài cùng tính tình của bà: dịu dàng, dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ, yêu đời và lạc quan. |
b) Đọc đoạn văn Chú bé vùng biển (Tiếng Việt 5, tập một, trang 130), trả lời các câu hỏi sau:
- Đoạn văn tả những đặc điểm nào về ngoại hĩnh của bạn Thắng?
Câu 1: Giới thiệu chung về Thắng.
Câu 2: Tả chiều cao của Thắng.
Câu 3: Tả nước da của Thắng.
Câu 4: Tả thân hình của Thắng.
Câu 5: Tả cặp mắt của Thắng
Câu 6: Tả cái miệng của Thắng.
Câu 7: Tả cái trán của Thắng.
- Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng?
Tất cả những đặc điểm được miêu tả trên hỗ trợ cho. nhau, làm hiện rõ vẻ ngoài của Thắng. Một đứa trẻ lớn lên ở biển, bơi lội rất giỏi, có sức khỏe dẻo dai và cả sự thông minh, bướng bỉnh nhưng gan dạ và tươi vui của Thắng.
Câu 6. Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, một người bạn, chú công an, người hàng xóm,...)
1. Mở bài: Giới thiệu người định tả (tên gì? ở đâu? em gặp gỡ lúc nào?
2. Thân bài: Tả cô giáo cũ của em.
- Ngoại hình (tuổi tác, hình vóc, khuôn mặt, mái tóc, hàm răng).
- Tính tình (giản dị, dịu dàng, thương yêu học trò hết mực, giảng bài dễ hiểu, sẵn sàng giảng lại và là một người nhiệt tình với đồng nghiệp).
- Cô để lại cho em những ấn tượng khó quên.
3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em.
- Em luôn yêu kính cô giáo.
- Mong cô có sức khỏe tốt. Cố gắng học tốt để xứng đáng là học trò của cô.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 13 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
Câu 1. a) Viết các từ ngữ chứa những tiếng sau:
sâm xâm |
M: nhân sâm,........... |
M: xâm nhập,........... |
|
sương xương |
.............................. |
.............................. |
|
sưa xưa |
.............................. |
.............................. |
|
siêu xiêu |
.............................. |
.............................. |
b) Viết các từ ngữ có tiếng chứa vần ghi trong bảng sau:
uôt uôc |
M: buột miệng,................ |
M: buộc lạt,..................... |
|
ươt ươc |
..................................... |
..................................... |
|
iêt iêc |
..................................... |
..................................... |
Câu 2. Điền vào chỗ trống:
a) s hoặc x:
Đàn bò trên đồng cỏ ...anh ...anh
Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều ....ót lợi.
b) t hoặc c:
Trong làn nắng ửng : khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạ.... gió trêu tà áo biế...
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.
Câu 3. Đọc đoạn văn sau:
Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bào tồn đa dạng sinh học với ít nhất 55 loài động vật có vú, hơn 300 loài chim, 40 loài bò sát, rất nhiều loài lưỡng cư và cá nước ngọt... Thảm thực vật ở đây rất phong phú. Hàng trăm loại cây khác nhau làm thành các loại rừng: rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, rừng tre, rừng hỗn hợp.
Dựa vào nội dung đoạn văn, trả lời câu hỏi: “Khu bảo tồn đa dạng sinh học” là gì? .....
Câu 4. Viết các từ ngữ chỉ hành động cho dưới đây vào chỗ trống thích hợp trong bảng phân loại:
phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, phủ xanh đồi trọc, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã, thu gom rác, hạn chế dùng túi ni lông.
a) Hành động bảo vệ môi trường: ..........
b) Hành động phá hoại môi trường: ............
Câu 5. Chọn một trong các cụm từ ở bài tập 2 làm đề tài (M: phủ xanh đồi trọc), em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó.
Đáp án:
Câu 1. a) Viết các từ ngữ chứa những tiếng sau:
sâm |
M: nhân sâm, củ sâm, chim sâm cầm, sâm sẩm tối |
xâm |
M: xâm nhập, xâm xấp, xâm lấn, xâm phạm |
sương |
sương gió, sương mù, sương muối, sung sướng |
xương |
xương tay, xương chân, xương sườn, còng xương |
sưa |
say sưa, sửa chữa, cốc sữa, con sứa |
xưa |
ngày xưa, xưa kia, xa xưa |
siêu |
siêu nước, siêu nhân, siêu âm, siêu sao |
xiêu |
xiêu vẹo, xiêu lòng, liêu xiêu, nhà xiêu |
b) Viết các từ ngữ có tiếng chứa vần ghi trong bảng sau:
uôt uôc |
M: buột miệng, rét buốt, con chuột, suốt lúa, tuồn tuột |
M: buộc lạt, buộc tóc, cuốc đất, thuốc cảm, mắm ruốc |
|
ươt ươc |
xanh mướt, mượt mà, là lượt, thướt tha, vượt qua. |
điều ước, cây đước, vết xước, nước sôi, thược dược |
|
iêt iêc |
tiết kiệm, chiết cành, chì chiết, viết thư, da diết |
xiếc thú, xanh biếc, nuối tiếc, chim diệc, mỏ thiếc |
Câu 2: Điền vào chỗ trống:
a) shoặc x:
Đàn bò trên đồng cỏ xanh xanh
Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại.
b) thoặc c:
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.
Câu 3.
“Khu bảo tồn đa dạng sinh học” là nơi lưu giữ được nhiều loài động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tổn đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú.
Câu 4.
a) Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.
b) Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.
Câu 5. Đề bài: Hành động phá hoại môi trường - xả rác bừa bãi.
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố có tỉ lệ dân cư đông đúc, xếp vào hàng cao nhất nước ta. Thế nhưng, ở một thành phố sầm uất như vậy, tình trạng xả rác bừa bãi vẫn còn tiếp diễn. Đi dọc theo các con đường, ta dễ dàng thấy những bọc ni-lon, những mảnh giấy báo vứt bừa bãi. Thậm chí trong công viên, hay ở trạm chờ xe buýt, bã kẹo cùng với vỏ chai đầy rẫy. Trong khi đó, những thùng rác công cộng không phải là ít. Hi vọng trong thời gian tới, cùng với chiến dịch làm sạch thành phố và phong trào phát động người dân nâng cao ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh công cộng, mỗi người dân phải tự thấy được vai trò của mình trong công việc chung ấy - để thành phố xanh tươi hơn, đẹp và sạch hơn.
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:
ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đề thi, chuyên đề,bài tập cuối tuần Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo...
4.5 (243)
799,000đ
99,000 VNĐ
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 5 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt 5 hơn.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)