Bộ đề ôn hè, đề thi khảo sát đầu năm các môn học cực hay

Loạt bài tổng hợp các bộ đề ôn hè, đề thi khảo sát đầu năm các môn học Toán, Tiếng Việt, Ngữ Văn, Tiếng Anh, .... chọn lọc nhằm mục đích giúp các Thầy/Cô, phụ huynh có tài liệu hay ôn luyện cho học sinh trước khi vào năm học mới.

Bộ đề ôn hè, đề thi khảo sát

Bộ đề ôn hè

Đề thi khảo sát đầu năm

Bộ đề ôn hè từ lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt

Thời gian: 45 phút

A. PHẦN ĐỌC HIỂU

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cây đường phố

Cây đường phố Hà Nội như tấm lịch có thể đo thời gian hàng tháng bằng hương sắc của từng loài.

Tháng Giêng là quất đào đỏ rực vàng trên khắp các công viên. Tháng Hai, cụm cây gạo cổng đền Ngọc Sơn ven hồ Hoàn Kiếm như những chấm son điểm tận trời xanh, gọi từng đàn sáo lại quây quần. Tháng Ba, hoa sấu rải trắng mặt hè như những nong gạo nếp gợi niềm no đủ. Tháng Tư, thấp thoáng muồng đào như mặt trời hồng và e ấp hương ngọc lan nhẹ buông trong gió từ các khoảnh vườn biệt thự. Tháng Năm, chói gắt màu phượng đỏ hầu khắp các sân trường, xôn xao giục giã một mùa thi. Tháng Sáu, tháng Bảy, hoa bằng lăng đẹp không chỉ ở bóng mát, ở màu hoa mà còn đẹp cả lúc lá non vừa nảy, đỏ tím như đàn bướm đậu trên cành...

(Nguyễn Hà)

Câu 1: Bài văn nói đến nét đặc trưng nào của Hà Nội?

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Đặc sản của Hà Nội

B. Cây trên đường phố Hà Nội

C. Nét thanh lịch của người Hà Nội.

Câu 2: Bài văn nhắc đến các loài cây đặc trưng của những tháng nào?

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Từ tháng Giêng đến tháng Mười Hai

B. Từ tháng Giêng đến tháng Sáu.

C. Từ tháng Giêng đến tháng Bảy

Câu 3: Loài cây nào là đặc trưng của tháng Ba?

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Cây sấu

B. Cây phượng

C. Cây bằng lăng

Câu 4: Cây bằng lăng của tháng Sáu, Bảy có gì đẹp?

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Cây trên đường phố Hà Nội rất đẹp

B. Cây trên đường phố Hà Nội có rất nhiều hương sắc

C. Cây trên đường phố Hà Nội như tấm lịch có thể đo thời gian bằng hương sắc của từng loài.

Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung chính của bài văn?

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Cây trên đường phố Hà Nội rất đẹp

B. Cây trên đường phố Hà Nội có rất nhiều hương sắc

C. Cây trên đường phố Hà Nội như tấm lịch có thể đo thời gian bằng hương sắc của từng loài.

Câu 6: Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của cây cối trên đường phố Hà Nội?

Hãy viết 1 – 2 câu nêu suy nghĩ của em.

Câu 7: Em thích vẻ đẹp của loài cây nào nhất trong các loài cây được nói đến trong bài văn? Vì sao?

Câu 8: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh?

Câu 9: Tìm và ghi lại các từ chỉ hoạt động trong câu

“Cây gạo gọi từng đàn sáo đến quây quần.”

Câu 10: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu:

“Tháng Giêng, quất đào đỏ rực vàng trên khắp các công viên.”

B. PHẦN LUYỆN VIẾT

Câu 1: Chính tả (nghe – viết)

Đêm trăng đẹp

Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ nhô lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên những quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mùi hương thơm mát.

Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre.

Câu 2: Tập làm văn

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một cảnh đẹp ở nước ta mà em biết.

Bộ đề ôn hè từ lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt

Thời gian: 45 phút

I. Đọc thầm và làm bài tập:

Sự sẻ chia bình dị

“ Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể làm thay đổi

Hoặc tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của người khác.”

Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.

Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ty điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”

Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.

Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

Ngọc Khánh

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Vì sao nhân vật “tôi” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?

a. Vì thấy mình chưa vội lắm.

b. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.

c. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.

Câu 2: Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “tôi” lại cảm thấy bực mình và hối hận?

a. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình.

b. Vì thấy mãi không đến lượt mình.

c. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.

Câu 3: Việc gì xảy ra khiến nhân vật “tôi ” lại rời khỏi bưu điện với “ niềm vui trong lòng”?

a. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét.

b. Vì đã mua được tem thư.

c. Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau.

Câu 4: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.

b. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm giúp đỡ người khác

c. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn.

II. Luyện từ và câu

Câu 1: Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì ?

Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”

a. Báo hiệu bộ phận đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật.

b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.

c. Cả hai ý trên.

Câu 2: Các cụm từ có trong ngoặc đơn có thể điền vào chỗ trống nào trong đoạn văn sau:

Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được………… đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu…………và …………….. vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một ………………… của mình cũng có thể làm …………, làm………………hoặc tạo nên sự khác biệt và…………………...của một người khác.

(sự quan tâm của mình; biết quên mình đi; biết chia sẻ với người khác; cử chỉ nhỏ; bình dị; ấm lòng; thay đổi; ý nghĩa cho cuộc sống)

Câu 3: Nội dung câu chuyện trên phù hợp với câu tục ngữ nào dưới đây?

a. Ở hiền gặp lành.

b. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

c. Thương người như thể thương thân.

III. Cảm thụ văn học:

Trong câu chuyện trên, nhân vật “tôi” nói rằng mình đã biết “quên mình đi”, em hiểu điều đó có ý nghĩa gì?

IV. Tập làm văn

Em hãy kể lại câu chuyện trên bằng lời của người phụ nữ có con nhỏ.

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 5 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt 5 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên